Hướng đi cho cửa hàng kinh doanh inox

Tên mình là Đạt. mình sinh năm 1982, sdt 0932.335.559.. mình đã kinh doanh, băng đĩa, cửa hàng máy tính, điện thoại, làm kinh doanh mấy lần rồi,, đều ngã.

Mình kinh doanh cửa hàng inox, ban đầu vốn gồm 2 ng gồm 500tr, 1 ng chuyên ngành về kim khí, còn mình chuyên về  bán hàng, nhập hàng.. sau 2 tháng, bạn kia đột ngột rút vốn.mình còn lại số vốn khoảng 100trieu.

inox bán cho thợ, họ nợ,mức tiêu thụ ít, tiền lãi ko đủ. tiền nhà 2 triệu, tiền vay trả lãi 1.5tr,..trong khi đó mình xoay làm đủ thứ để duy trì cửa hàng.. tính ra đến giờ là 10 tháng,, chỉ đủ duy trì. ko có lãi.. coi như bán inox đã chết,, vì ko vốn, ko cạnh tranh nổi

nếu bỏ thì mình mất 1/3 số vốn 100trieu. Nếu tiếp tục, thì mình lại gia công bán cho dân.  mình khám phá ra 1 thứ, ở khu vực mình nhu cầu làm bếp hút mùi có, ít ng làm, sản phẩm bán sẵn ko có.. mình tính chuyển sang kinh doanh sản phẩm này và gia công theo đơn đặt riêng lẻ./ nhưng mình ko có kinh nghiệm.. bắt đầu từ con số 0

xin tư vẫn giúp mình, làm tiếp hay dừng lại, hoặc có hướng gì đó.. để mình phát huy

chân thành cảm ơn.

[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh

Chào bạn Trần Đạt, nội dung câu hỏi của bạn đầy đủ và chi tiết, điều này đã hỗ trợ chuyên gia của chúng tôi có thêm thông tin để đánh giá và tư vấn cho bạn cùng mọi người cụ thể. Chuyên gia chúng tôi khuyên người kinh doanh khi gửi câu hỏi đề nghị tư vấn nên mô tả chi tiết trường hợp của mình, tương tự bạn Đạt, giúp chuyên gia chúng tôi có thêm thông tin tư vấn rõ ràng cho người khởi nghiệp.

Đối với mô hình kinh cửa hàng đồ gia dụng inox bạn Trần Đạt, chúng tôi có thể chỉ ra một số vấn đề còn khiếm khuyết trong mô hình của bạn như sau, chỉ ra những vấn đề bạn đang gặp chúng ta mới có thể tìm được giải pháp phù hợp:

1, Bạn đang kinh doanh trên thị trường cạnh tranh, nhưng sản phẩm không(chưa) có lợi thế cạnh tranh

2, Sự băn khoăn về khoản vốn mất đi. Do dự khiến bạn khó khăn trong khâu ra quyết định, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đây cũng là lý do khiến bạn đã có nền tảng kinh doanh 10 tháng, có được lòng tin khách hàng trên thị trường, tạo ra doanh thu đủ để duy trì cửa hàng, nhưng mô hình kinh doanh của bạn Đạt còn chưa đột phá để tạo ra Lãi.

3, Vấn đề vốn + công tác chăm sóc khách hàng, Marketing truyền miệng.

4, Định hướng sản phẩm mới trên thị trường

5, Đối tượng khách là: Thợ đặt mua Inox + người dân, nhưng chưa đủ.

Đối với các vấn đề trên, chuyên gia kinh doanh của chúng tôi tư vấn giải pháp cho bạn như sau:

1, Vấn đề cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm xuất phát từ một số nguồn như sau: Điểm yếu của đối thủ; Nhu cầu mới hoặc tiềm ẩn của thị trường ( tương tự trường hợp bạn đã phát hiện ra sản phẩm Inox khử mùi, nên tìm kiếm thêm một số nhu cầu mới khác liên quan các sản phẩm Inox, tiến hành đánh giá và lựa chọn nhu cầu tiềm ẩn có số lượng đủ lớn trên thị trường, phát triển và tạo ra sản phẩm inox phù hợp nhu cầu này); Đặc điểm của sản phẩm ( kiểu dáng, sự chắc chắn, mẫu mã sản phẩm,…).

Chuyên gia đề nghị bạn phân tích các sản phẩm inox có tiềm năng thị trường đủ lớn, tuy nhiên đối thủ chưa thực hiện tốt đối với dòng sản phẩm inox này, tập trung phát triển và đưa dòng sản phẩm này thành mặt hàng tốt nhất trên thị trường, tại thời điểm khách hàng có nhu cầu lập tức tìm đến cửa hàng bạn Đạt. Phát huy tốt 1 dòng sản phẩm inox của riêng mình, bạn sẽ bán được thêm nhiều sản phẩm inox khác và trở thành cửa hàng có thương hiệu trên thị trường, nhân thời cơ lúc này mở rộng quy mô, ép đối thủ vào bước đường đóng cửa hàng.

2, Sự băn khoăn về khoản vốn mất đi

Bạn cần tiếp tục xác lập kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, tập trung vào đối tượng khách hàng của mình, lợi thế cạnh tranh của cửa hàng. Tiếp bước thực hiện dự án, bạn có cơ hội để thành công, trường hợp dừng lại bạn mất 1/3 vốn + 1 cơ hội để thành công + thất bại. Đối với Boss, dừng lại cần 1 lý do chính đáng gấp nhiều lần lý do để bắt đầu. Nếu vì khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt, bạn dừng lại và không dám đối đầu thử thách kinh doanh, bạn sẽ thất bại như các lần trước đó: Kinh doanh máy tính, điện thoại, băng đĩa.

3, Về vấn đề vốn + chăm sóc khách + Marketing

Hiện tại chúng ta đang gặp khó khăn vấn đề vốn, vì vậy các khoản tiền cần được chi tiêu xiết chặt hơn, bạn cần lập 1 kế hoạch chi tiêu tài chính phù hợp, cắt giảm những khoản tiền không cần thiết. Ở giai đoạn này, mục tiêu chúng ta nhằm thúc đẩy bán sản phẩm ra trên thị trường, các khoản vốn nên tập trung đến khâu này.

Inox là sản phẩm phổ thông, bán trên 1 thị trường cạnh tranh đồng nghĩa chúng ta cần 1 lý do về : Giá bán hoặc đặc điểm khác biệt của sản phẩm nhằm tác động làm chuyển đối quyết định mua hàng của đối thủ thành quyết định mua hàng của chúng ta. Nếu bạn không thể sáng tạo và thiết kế ra mẫu sản phẩm Inox mới, đồng nghĩa, bạn cần mở rộng quy mô vốn, giảm giá bán, mục đích tăng số lượng bán, tận dụng mô hình kinh tế theo quy mô, tăng lợi nhuận trên tổng số sản phẩm bán ra.

Chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình thông thường là điểm yếu và là vấn đề còn tồn trữ của các đối thủ mạnh mẽ trên thị trường. Các đối thủ tự tin đã sở hữu thị phần, do vậy “lơ là” công tác chăm sóc khách hàng, bạn cần phát hiện ra điểm yếu trong công tác chăm sóc của đối thủ, tận dụng triệt để và khai thác cho cửa hàng của chúng ta.

Về vấn đề Marketing cho cửa hàng Inox. Đã kinh doanh một số lần, chúng tôi tin bạn Trần Đạt có ít nhiều kinh nghiệm Marketing, chúng tôi đề nghị 1 số công cụ Marketing nhằm quảng bá cửa hàng inox truyền thống: Thiết kế mẫu mã; Giá bán; Sản phẩm độc đáo ( theo chiến lược tập trung, hạn chế sự mở rộng và đa dạng trong giai đoạn đầu); Quy trình sản xuất ( thời gian hoàn thành, tiếp nhận nhu cầu từ khách hàng…); Con người.

Đối với vấn đề Marketing truyền miệng cho cửa hàng Inox, bạn Trần Đạt tập trung tới yếu tố con người. Ở một vùng thị trường nhỏ và vừa, hình ảnh cá nhân của ông chủ cửa hàng và danh tiếng người quản lý cửa hàng có tác động tích cực đến sự phát triển của cửa hàng. Vì vậy lan truyền hình ảnh cá nhân của bạn một cách tốt đẹp là điều đặc biệt quan trọng, giúp bạn có thêm số lượng đơn hàng, giảm đơn hàng đối thủ, trong thời gian đủ lớn, bạn có cơ hội vượt lên trên đối thủ.

4, Định hướng sản phẩm mới trên thị trường cũ

Trong 10 tháng kinh doanh, bạn nhận ra thực tế này là điều rất cần thiết, bạn nên tiếp tục phát triển sản mới này, nếu đánh giá quy mô thị trường đủ lớn, cần đưa sản phẩm mới thành sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của chúng ta. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới khi nhu cầu thị trường chưa hình thành rõ ràng, đòi hỏi công tác phát triển nhu cầu. Vì vậy, bạn cần tăng tốc và mở rộng thị trường cho sản phẩm mới , tránh trường hợp bị đối thủ sao chép, copy ý tưởng.

5, Đối tượng khách hàng là thợ đặt mua + người dân

Phần lớn sản phẩm Inox phục vụ 2 loại nhu cầu: Người dân sử dụng cho nhà cửa; Doanh nghiệp sử dụng cho công trình. Trường hợp thị trường của bạn ở quy mô nhỏ và vừa, bạn có thể tận dụng triệt để hình ảnh cá nhân, xây dựng mối quan hệ lan truyền, đàm phán trực tiếp với người tiêu dùng (nhà dân) để tăng thêm đơn hàng cho cửa hàng; tập trung quan sát và đánh giá thị trường, khi phát hiện có công trình mới cần sử dụng sản phẩm Inox, cần nhanh tay đàm phán, ký kết ở mức giá phù hợp, yêu cầu thanh toán trước đặt cọc, tránh trường hợp mất đơn hàng do đối thủ.

Về vấn đề ứ đọng nợ tại các nhóm thợ đặt hàng tại cửa hàng thông thường do lợi thế đàm phán của thợ lớn hơn, trong khi nguồn của chúng ta hạn chế và cần được quay vòng phục vụ sản xuất. Do vậy, chúng ta cần hạ thấp lợi thế đàm phán của thợ xuống phân dưới so với cửa hàng bằng nhiều biện pháp như: Thanh toán sớm được giảm giá/chiết khấu; Quy định về các mốc thời gian thanh toán ( nhằm hối thúc bên nợ thanh toán, tác động đến uy tín làm ăn của bên thợ, bạn có thể quy định 3-5 mốc thời gian); đưa ra chính giá bán hợp lý cho từng đối tượng thợ, nhóm thợ thanh toán đúng thời hạn được hưởng mức giá bán thấp hơn nhóm thợ thanh toán trễ thời hạn không được hưởng mức giá tối ưu ( phao tin trong các nhóm thợ nhằm tăng sự cạnh tranh lẫn nhau)…

Chúng tôi tin chắc dự án kinh doanh của bạn có tính khả thi, hãy chia sẻ cho chúng tôi khi có kết quả mới về hoạt động kinh doanh của mình. Hoặc gửi câu hỏi khác nếu trong quá trình kinh doanh của bạn bắt gặp vấn đề mới.

Chúc bạn kinh doanh thành công.

 

 

Trả lời