Chi phí thuê mặt bằng chiếm bao nhiêu %/ doanh thu

Em chuẩn bị làm kinh doanh nhỏ ạ. Thường thì chi phí thuê địa điểm chiếm khoảng bao nhiêu % / tổng doanh thu thì hợp lý ạ ?

[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh

Chào bạn Hienmai violet! Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh quả thật không dễ dàng đối với các Starup khi mới bắt đầy khởi nghiệp. Khi thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh ngoài quan tâm đến vị trí, rất nhiều người cũng quan tâm đến giá cả, tỷ lệ % của chi phí trên tổng doanh thu. Thế nhưng, khi chưa có số liệu cụ thể rất khó để bạn có thể tính toán và hình dung được việc chi tiêu nói riêng và tổng thể hoạt động kinh doanh nói chung.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Chi phí thuê địa điểm chiếm khoảng bao nhiêu % trên doanh thu 

Tìm hiểu thêm

Như những gì bạn đề cập, bạn chỉ mới chuẩn bị làm kinh doanh nhỏ cho nên bạn không có những số liệu thực tế về các báo cáo tài chính nên có rất ít cơ sở để bạn có thể xác định và dự báo doanh thu của mình. Thêm vào đó, trong những năm đầu kinh doanh, tình hình doanh thu và lợi nhuận thường không ổn định, bởi lẽ những Starup đa phần không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp đồng thời họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và đối tác kinh doanh. Chính vì vậy, đối với nhiều doanh nghiệp dù đã kinh doanh 1,2 năm nhưng việc dự báo doanh thu cũng như % chi phí trên doanh thu không phải điều đơn giản.

Có thể bạn sẽ dựa vào những số liệu phân tích, tình hình của thị trường để đặt ra những mục tiêu về doanh thu, dự báo về lợi nhuận và hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, thị trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng, cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng có thể sẽ có sự gia tăng của các khoản chi phí khác trong đó có chi phí cho thuê mặt bằng.

Với mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bạn cần phải có kế hoạch, chiến lược kinh doanh không giống nhau và trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh cũng vậy. Với những sản phẩm khác nhau, định vị thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau bạn sẽ có những quyết định không giống nhau.

Ví dụ như: Bạn dự định sẽ bán sản phẩm xe máy cho những khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm xe máy chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng nhắm vào từng đối tượng khách hàng cụ thể (có thể đáp ứng được những nhu cầu cá biệt)… bạn nên chọn một mặt bằng tại trung tâm thành phố – nơi người dân có mức sống cao, mặt bằng rộng rãi mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng của mình và tất nhiều bạn phải đầu tư khá nhiều vào chi phí mặt bằng. Hay nếu bạn lựa chọn bán sản phẩm quần áo bình dân, giá rẻ… bạn có thể chọn một mặt bằng nhỏ hơn, những quầy kệ trang trí mang phong cách bình dân…

Tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh, tùy thuộc vào những hoạch định và mục tiêu mà bạn hướng tới bạn có thể lựa chọn những địa điểm kinh doanh với chi phí phù hợp. Có rất nhiều hoạt động kinh doanh cần mặt bằng lớn ở trung tâm, nhưng cũng có không ít hoạt động kinh doanh chỉ cần mặt bằng có diện tích nhỏ (chẳng hạn như: văn phòng luật sư, đại lý bán vé máy bay nhỏ lẻ)… Tùy thuộc vào “địa điểm kinh doanh có tác động nhiều hay ít đến doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp” mà bạn có thể đưa ra những quyết định lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, một nguyên tắc mà bất cứ người làm ăn kinh doanh nào cũng biết đó là: giảm chi phí tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, các công ty, các doanh nghiệp luôn luôn cân nhắc làm sao để tối thiểu hóa chi phí hoạt động kinh doanh đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng doanh thu của mình.

Nếu sản phẩm kinh doanh của bạn cần một mặt bằng lớn và một khoản chi phí lớn để đầu tư vào mặt bằng hàng tháng bạn nên xem xét để cắt giảm một số những chi phí khác không cần thiết hoặc ít quan trọng hơn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.

Chúc bạn thành công!

Trả lời