chào anh/chị
Em đang muốn kinh doanh vê mặt hàng ăn uống , nhưng em không biết chia như thế nào cho đúng , em bỏ vốn còn bạn em bỏ công mong anh/chi chỉ giúp em ạ .
Xin cảm ơn
và mong anh/chi sớm hồi âm.
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Lienpham! Kinh doanh quán ăn, kinh doanh những mặt hàng ăn uống là những ý tưởng kinh doanh không quá mới lạ ngày nay. Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện, chính vì vậy nhu cầu về ăn uống, giải trí của con người được nâng cao. Nếu có những công thức nấu ăn hấp dẫn, có vị trí kinh doanh thuận lợi, chiến lược kinh doanh phù hợp bạn rất dễ thành công với hình thức kinh doanh này.
Phân chia cổ phần, lợi nhuận như thế nào cho đúng?
Nếu bạn là người bỏ vốn, bạn là người suy nghĩ ra những ý tưởng, bạn là chủ của cửa hàng kinh doanh. Bạn có thể thuê bạn của bạn làm việc cho quán ăn hay bán hàng cho bạn và trả thù lao cho người bạn đó. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để quản lý, để người hợp tác kinh doanh với bạn có “dốc tâm huyết” vào hoạt động kinh doanh, bạn nên cho họ những lợi ích nhất định. Bạn có thể thưởng nếu người bạn của bạn đạt được mục tiêu kinh doanh, kinh doanh hiệu quả…
Một cách khách là bạn có thể chia phần trăm lợi nhuận (cổ phần cho họ) một cách tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Tùy theo mức độ góp vốn và góp công bạn có thể chia lợi nhuận thích hợp, bạn nên cân nhắc về chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư và thỏa thuận chia lợi nhuận với tỷ lệ 50:50; 40:60… Vì không phải có nhiều công sức và tâm huyết bạn nên cho người bạn của mình hưởng lợi nhuận xứng đáng, như vậy để đốc thúc họ kinh doanh, dành tâm huyết và thời gian bán hàng.
>> Sinh viên góp vốn kinh doanh cùng bạn bè
Tuy nhiên, nếu không có thời gian để quản lý và đồng hành kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý đến chi phí, lợi nhuận: Bạn và người bạn của bạn có thể ngồi lại và bàn về kế hoạch kinh doanh trong đó bạn nên đưa ra kế hoạch đầu tư cụ thể: Năm đầu tiên bạn sẽ đầu tư bao nhiêu? Đầu tư khi nào? Đầu tư bao nhiêu lần? Hãy tính toán về chi phí đầu tư và đề ra những mục tiêu cần đạt được. Khi hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, bạn nên tính toán lại cổ phần, cách phân chia lợi nhuận để có thể huy động thêm nguồn vốn…
Bạn nhất định phải đề ra mục tiêu kinh doanh, kiểm soát được nguồn vốn đầu tư. Mục tiêu kinh doanh nên dựa vào tình hình thực tế: Chẳng hạn như năm đầu tiên bạn kì vọng doanh thu là 500 triệu, lợi nhuận là 200 triệu… Năm thứ 2, doanh thu và 1 tỷ lợi nhuận là 600 triệu… chẳng hạn. Để khuyến khích người bạn của mình dốc lòng về công việc, nếu như đạt được mục tiêu kinh doanh số tiền sẽ được chia đều; nếu người bạn của bạn bán vượt mức, số tiền bán vượt mức sẽ dùng thưởng cho người bạn của bạn hoặc chia theo tỷ lệ bạn 40% bạn của bạn 60%.
Tùy theo tình hình và khả năng bạn nên đưa ra những phương án thương lượng. Trong kinh doanh, để có thể thuyết phục được đối tác và khiến cho mọi người dốc lòng về công việc, bên cạnh những chỉ tiêu, những số liệu tính toán bạn còn cần quan tâm đến thưởng hoặc chia lợi nhuận thích hợp cho họ.
Nếu quá trình kinh doanh hòa vốn hoặc lỗ, cả hai có thể bàn lại phương án chia rủi ro và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể.
Hãy lưu ý để có thể thành công trong kinh doanh, tuy không phải là người trực tiếp làm việc nhưng bạn cần phải nắm được tình hình chi tiêu, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thêm vào đó, bạn cũng nên quan tâm đến nguồn hàng, khách hàng và chủ động trong việc thu thập dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúc bạn thành công!