Bí kíp quản lý bán hàng: Làm tốt công tác lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh để nâng cao doanh số

Dù mở cửa hàng tại phố kinh doanh thương mại sầm uất. Hay trong các khu kinh doanh thương mại cao cấp. Chúng ta thường bắt gặp hiện tượng sau:

Mặc dù mặt bằng cửa hàng không khác nhau là mấy. Nhưng có những cửa hàng người ra người vào tấp nập. Quầy thu ngân sếp hàng dài dặc. Lại có những người hàng người ra vào thưa thớt. Thi thoảng mới có một hai người khách ghé thăm. Cảm giác vô cùng vắng vẻ và tẻ nhạt.

Nhìn bề ngoài không có gì khác lạ đặc biệt. Hình tượng nhân viên bán hàng đều rất tốt. Trang trí cửa hàng sang trọng. Thậm chí, giá bán không hề cao hơn chút nào. Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt này?

Tất cả mọi thứ trong cuộc sống này đều chú trọng tới “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Kinh doanh thương mại cũng không hề ngoại lệ. Nhất là “địa lợi”, trực tiếp quyết định doanh số bán hàng cao thấp.

Trước khi khai trương cửa hàng mới. Cần phải làm đầy đủ mọi công tác chuẩn bị. Thông thường, chúng ta sẽ cần phải xem xét tới các nhân tố sau:

1, Mạng lưới khách hàng phân bố hợp lý

  • Tiến hành nghiên cứu với những không gian thị trường còn trống. Hoặc thị trường đã khai thác nhưng vẫn có thể tiếp tục khai thác và phát triển.
  • Điều tra khả năng tiêu dùng  trong khu vực đó  đối với những thương hiệu cùng ngành.
  • Điều tra số lượng kinh doanh thương hiệu cùng ngày trong khu vực đó và tình hình số lượng kinh doanh thương hiệu bản địa.
  • Điều tra khu kinh doanh thương mại tiêu dùng tập trung của các sản phẩm cùng loại trong vùng.
  • Điều tra các loại mặt hàng chủ đạo và mặt hàng có sức bán kém trong khu thương mại tiêu dùng tập trung trong vùng.
  • Dự đoán sức ảnh hưởng cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu của mình tại thị trường trong vùng.
  • Phân bố thị trường trống.
  • Xác định thị trường tiêu thụ thích hợp với thương hiệu.

Đối với những khu vực đã khai thác thị trường nhưng kinh doanh không lý tưởng. Cần phải điều tra, đánh giá lại tình hình kinh doanh của nguồn khách hiện có. Và tình hình khai thác cửa hàng đầu ra cuối.

2, Phân tích ngành nghề

Nội dung phân tích ngành nghề thị trường trong khu kinh doanh thương mại bao gồm:

  • Tìm hiểu ngành nghề mang tính trụ cột trong khu kinh doanh thương mại là gì? Mục đích chủ yếu là để tìm hiểu trình độ thu nhập kinh tế trong khu kinh doanh thương mại của vùng.
  • Ngành nghề đó chiếm bao nhiêu % trong khu kinh doanh thương mại? Lượng bán chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
  • Tìm hiểu thị phần thị trường sản phẩm của bạn là bao nhiêu? Áp lực cạnh tranh của thương hiệu trong vùng như thế nào?

3, Phân tích cạnh tranh thương hiệu trong các khu vực thuộc vùng kinh doanh thương mại

Nội dung phân tích cạnh tranh thương hiệu bao gồm:

  • Định vị sản phẩm của thương hiệu cạnh tranh.
  • Định vị thị trường của thương hiệu cạnh tranh. Mức độ nhận thức thị trường như thế nào? Chiến lược quảng cáo.
  • Ưu thế sản phẩm và sản phẩm nòng cốt của thương hiệu cạnh tranh.
  • Ưu thế giá của thương hiệu cạnh tranh như thế nào?
  • Diện tích kinh doanh của thương hiệu cạnh tranh? Thời gian kinh doanh như thế nào? Lưu lượng khách ra sao? (Chia khoảng thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6. Từ thứ 6 đến chủ nhật, ngày lễ tết…)
  • Hình thức khuyến mại thành công nhất của thương hiệu cạnh tranh.
  • Cách trưng bày sắp xếp của thương hiệu cạnh tranh có những đặc điểm độc đáo nào?
  • Trình độ quản lý trực tiếp của thương hiệu cạnh tranh như thế nào? Tố chất tổng hợp của nhân viên ra sao?

Nếu nguồn vốn có hạn, mới bắt đầu khởi nghiệp, chưa có kinh nghiệm. Việc lựa chọn vị trí cửa hàng ở những dải đất sốt giá chưa chắc đã là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi áp lực chi phí lớn, thiếu kỹ năng kinh doanh. Có thể khai trương mở cửa nhanh mà đóng cửa sập tiệm cũng càng nhanh.

Trong trường hợp này, lựa chọn những nhóm người mang tính đại diện điển hình trong các khu kinh doanh thương mại cấp 2. Sau đó xây dựng các cửa hàng mang tính độc đáo dành riêng cho nhóm người này sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cả.

Mở cửa hàng kinh doanh, nên phải lựa chọn địa điểm kinh doanh dựa trên các tiêu chí sau mới có doanh số nổi trội.

>> Gợi ý 10 cách để chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh dễ thành công

1, Quan sát lưu lượng khách

*Quan sát số lượng

Lưu lượng khách càng lớn sẽ càng tốt? Điều này chưa chắc chắn sẽ đúng.

Thông thường, trong quá trình lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh. Rất nhiều người thường hy vọng sẽ tìm thấy những dải đất có lượng khách tập trung nhất.

Họ cho rằng, những nơi nào có lưu lượng khách càng lớn, thì dải đất ở đó càng tốt. Thậm chí có người còn cho rằng giá cho thuê đất càng cao thì cửa hàng sẽ càng tốt.

Thực ra những nhận thức này khá phiến diện và chung chung. Có thể sẽ đưa bạn vào cạm bẫy: gia thuê cao, chi phí cao, lưu lượng khách lớn.

Nhưng nếu lưu lượng khách và nhóm khách hàng mục tiêu không ăn khớp. Có thể sẽ gây ra tình trạng, tỷ lệ khách vào cửa hàng cao nhưng tỷ lệ giao dịch thành công lại thấp. Lợi nhuận thấp…

*Quan sát chất lượng

Về điểm này, có thể quan sát tỷ lệ lưu lượng khách vào cửa hàng của đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu khả năng thích ứng của sản phẩm cùng loại tại địa điểm kinh doanh đó.

Nếu như mặt tiền, kệ trưng bày, ánh sáng của đối thủ cạnh tranh không có vấn đề gì lớn. Nhưng lượng khách vào cửa hàng lại rất thấp. Vô hình chung đánh hồi chuông cảnh báo rằng: liệu mức độ thích ứng của con phố này đối với nhóm khách hàng mục tiêu có đang tồn tại vấn đề gì hay không?

Điều này sẽ giúp bạn tìm ra điểm chênh lệch trong kinh doanh. Giúp đỡ nhiều cho bạn trong việc kinh doanh cửa hàng sau này.

Do vậy, lưu lượng khách mặc dù rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là lưu lượng khách ở dải đất đó có phải là lưu lượng khách có hiệu quả đối với thương hiệu, sản phẩm của bạn hay không? Đó có phải là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn hay không?

2, Quan sát “hàng xóm” xung quanh

*Quan sát thân phận, địa vị của hàng xóm xung quanh

Nếu bạn mở cửa hàng bên cạnh những thương hiệu sang trọng. Vô hình chung, thân phận, địa vị của bạn cũng sẽ được nâng cao.

*Quan sát mối quan hệ của “hàng xóm” xung quanh

Mối quan hệ ở đây không phải là mối quan hệ xã giao giữa thương hiệu và thương hiệu “hàng xóm”. Mà là nhóm khách hàng giữa thương hiệu của “hàng xóm” và của bạn có những mối liên hệ nhất định nào hay không?

Nhiều lúc, mặc dù là những ngành nghề khác nhau. Nhưng có thể sẽ có nhóm khách hàng chung. Những lúc như vậy, “hàng xóm” sẽ có vai trò và hiệu quả lớn trong việc kinh doanh của bạn.

* Quan sát doanh số của “hàng xóm” xung quanh

Môi trường kinh doanh thương mại tổng thể sẽ quyết định định vị chủ đạo của lưu lượng khách. Doanh số của “hàng xóm” xung quanh sẽ một phần tiết lộ xu hướng doanh thu của cửa hàng trong tương lai.

Lựa chọn địa điểm, môi trường kinh doanh quan trọng hơn nhiều so với bản thân cửa hàng. Môi trường kinh doanh chính là các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tương ứng xung quanh. Ví dụ nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí…

Kinh doanh thương mại hiện đại ngày càng thiên về mô hình tiêu dùng, mua sắm một trạm. Người tiêu dùng hiện nay cũng ngày càng hy vọng mua sắm tiện lợi. Đây cũng chính là nguyên nhân bùng nổ một loạt các cửa hàng online và thương mại điện tử.

3, Quan sát đường đi lối lại

Nội dung trọng tâm khi quan sát đường đi lối lại đó là tính thuận tiện khi khách hàng ra vào cửa hàng. Ví dụ như bậc cửa có cao hay thấp quá hay không? Lối đi bên ngoài cửa có gây trở ngại tới việc đi lại của khách hàng hay không?

Trong số những cửa hàng mà tôi đã từng ghé qua. Có một cửa hàng thời trang thực sự rất đẹp. Nhưng lối vào cửa hàng lại có tận 12 bậc cầu thang. Điều này phần nào gây trở ngại lớn cho khách hàng, khiến khách hàng nản chí.

Ngoài ra, khách hàng của chúng ta, nhất là những khách hàng không có mục đích mua sắm rõ ràng. Dạo phố thường trên nguyên tắc thuận tiện. Nếu nhìn thấy bậc thang cao và nhiều như vậy. Có thể sẽ rất lười để leo lên.

Đừng coi thường mấy bậc cửa nhỏ bé kia. Nó có thể khiến bạn và cơ hội kinh doanh lạc mất nhau.

4, Quan sát môi trường xung quanh

*Xung quanh có thùng rác hoặc nhà vệ sinh công cộng hay không?

Nếu trước cửa hoặc bên cạnh địa điểm mà bạn định mở cửa hàng có thùng rác hoặc nhà vệ sinh công cộng. Có thể sẽ khiến khách hàng cảm thất không vui.

Nhất là các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm có liên quan đến thời trang và nghệ thuật. Sẽ càng không tốt chút nào. Bởi sẽ khiến khách hàng có những liên tưởng không tốt. Do vậy, hãy cẩn thận và tránh xa những nhân tố không tốt này.

*Có bị biển quảng cáo, cây cối hoặc công trình kiến trúc che khuất hay không?

Nếu trước cửa có biển quảng cáo lớn che khuất cửa hàng. Hoặc cây lâu năm, công trình kiến trúc nhô ra…Đều sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn của cửa hàng. Từ đó gây ảnh hưởng tới tỷ lệ khách vào. Doanh số bán hàng tự nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Ngoài ra, nếu lối đi lại bên ngoài cửa hàng quá hẹp. Lưu lượng xe đông. Khiến khách đi lại bên ngoài vừa phải nhìn đường vừa phải để ý xe cộ. Lo lắng tới sự an toàn. Dĩ nhiên sẽ không để ý tới sự tồn tại của cửa hàng.

Ngược lại, những vị trí bẻ góc thường khá lý tưởng. Bởi nó nằm ở khúc giao giữa hai con đường. Tạo hiệu hứng bẻ góc.

Ưu điểm của những vị trí bẻ góc này đó là có thể tăng thêm diện tích trưng bày tủ kính. Người đi lại của cả hai con đường đều sẽ hội tụ tại đây. Nên sẽ có tương đối nhiều khách đi bộ ghe thăm cửa hàng. Có thể mở thêm từ 2 cửa ra vào trở nên để tránh tắc nghẽn khi lưu lượng người ra vào quá đông.

Trả lời