Với mỗi vị khách bước vào cửa hàng. Chủ cửa hàng đều hy vọng có thể thuận mua vừa bán, giao dịch suôn sẻ và thuận lợi. Hy vọng khách hàng sẽ tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ đắt tiền. Mua đơn hàng giá trị lớn. Hy vọng khách hàng sẽ quay trở lại. Hy vọng khách hàng sẽ giới thiệu khách hàng mới…
Thế nhưng, hy vọng thường trở thành thất vọng. Khách hàng bước vào cửa hàng chưa chắc đã mua sắm sản phẩm hay dịch vụ. Thậm chí chưa chắc đã phải là người bình thường…. Hôm nay, tôi sẽ tổng kết lại phân loại khách hàng thường gặp và chia sẻ tới các bạn.
1, Vào nhầm cửa hàng
Mắt kém hoặc chân không nghe theo chỉ huy vào nhầm cửa hàng. Dĩ nhiên kiểu khách hàng sau khi phát hiện mình vào nhầm cửa hàng liền lập tức quay đầu ra đi. Nói gì đến mua hàng.
2, Vào cửa hàng tìm kiếm sự giúp đỡ
Hỏi đường, mượn nhà vệ sinh… Nếu chủ cửa hàng nhiệt tình giúp đỡ, biết đâu có thể biến người lạ qua đường trở thành khách hàng.
3, Vào cửa hàng để giết thời gian
Đợi người hoặc xe ở gần đó nên muốn tìm một nơi để giết thời gian, kiếm chỗ ngồi nghỉ… Kiểu người này bước vào cửa hàng thường có một đặc điểm đó là: vẻ mặt nghiêm túc. Không cần tiếp đãi hay giới thiệu tiếp thị gì cả.
4, Ăn xin, ăn cướp
Kiểu 1: Chúc cửa hàng làm ăn phát đạt, tiền vào như nước!
Kiểu 2: Tôi là hòa thượng ở chùa A, xin thí chủ mở lòng từ bi, quyên góp chút tiền công đức…
Kiểu 3: Tôi đã ba ngày không ăn uống gì rồi, xin ông chủ mở lòng từ bi, bố thí cho bữa cơm ạ.
Kiểu 4: Có biết đại ca của chúng tôi là ai không mà dám mở cửa hàng ở đây?…
Hết người này đến người khác. Hết nhóm này đến nhóm khác. Ngày nào cũng phiền phức hết nấc. Tuy nhiên những đối tượng này cũng có thể chia làm hai loại văn và võ. Văn thì trả vờ đáng thương đủ kiểu. Võ thì hung hãn. Mở mồm ra là đòi tiêng. Không cho sẽ đe dọa, đập phá này nọ…
5, Khách chớp nhoáng
Vào cửa hàng, lượn nhanh một vòng rồi rời khỏi của hàng. Nhiều lúc còn chưa kịp nhìn ra đó là nam hay là nữ mà đã đi mất rồi.
6, Khách chụp ảnh
Cầm máy ảnh chụp này chụp nọ đủ kiểu. Nếu không cho chụp liền tỏ thái độ không vui. Đại đa số chụp xong liền mất hút.
7, Đầu óc có vấn đề
Có tới 30% số người bị mắc các bệnh về tâm thần và rối loạn tâm thần. Mỗi ngày có một vài người đầu óc có vấn đề ghé thăm cửa hàng là chuyện hết sức bình thường.
8, Người say rượu
Những người uống rượu trước khi say họ là người của thế giới. Sau khi say cả thế giới là của họ. Tuy nhiên những người say rượu càng dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm hơn.
9, Tham quan khảo sát
Chủ yếu là những người khởi nghiệp. Đến cửa hàng với mục đích tham quan học hỏi. Động thái của họ đó là quan sát nhiều, hỏi nhiều, chụp nhiều nhưng mua ít.
10, Điều tra thị trường
Những người làm công tác điều tra thị trường vừa bước vào cửa hàng liền xông thẳng tới những món hàng, giá bán và hoạt động nhạy cảm. Sau đó ghi chép lại toàn bộ… Nhiều chủ cửa hàng cảm thấy rất phiền phức nên chủ động dán thông báo từ chối điều tra thị trường ngay ngoài cửa hàng.
11, Cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ
Phòng cháy chữa cháy, quản lý đô thị, quản đường phố, công an, an toàn môi trường, y tế, công thương…
12, Truyền thông
Truyền thông chưa chắc đều là tốt, nhất là trong 3 trường hợp sau:
(1), Không hẹn trước đột nhiên đến cửa hàng phỏng vấn.
(2), Phỏng vấn công khai không nói làm gì. Sợ nhất là những chiêu trò mánh khóe sau lưng.
(3), Xuất hiện sự cố nghề nghiệp, nội dung phỏng vấn thường nhằm vào những mặt tiêu cực.
13, Trộm cắp
Trộm cắp vào cửa hàng thường chia thành 3 kiểu:
(1), Vào cửa hàng trộm cắp đồ.
(2), Đi theo khách hàng vào cửa hàng. Mục đích là trộm đồ của khách hàng.
(3), Ban ngày đến để thăm dò, quan sát. Ban đêm mới hành động.
14, Lừa đảo
So với kẻ trộm, lừa đảo “sang” hơn một chút. Ví dụ như đổi tiền các loại, bán hàng giả, in tiền giả, đặt mua hàng với số lượng lớn rồi “bùng”.
15, Khách vội
Vội vàng đặt hàng rồi lập tức lấy hàng.
>> Quy trình 8 Bước phân cấp, phân loại khách hàng
16, Tham khảo thị trường hàng hóa
Chắc chắn sẽ không mua hàng. Đến cửa hàng để thu thập thông tin. Ví dụ, mua nhà 3 tháng sau mới giao nhà. Phương án trang trí chưa có nhưng đi tìm hiểu thị trường đồ gia dụng trước xem tình hình ra sao.
17, Mua cũng được không mua cũng được
Xem tình hình, nếu phù hợp sẽ mua ngay tại trận. Nếu không sẽ xem xét sau.
18, Đi cùng người khác
Đi cùng bạn bè người thân hoặc đưa con nhỏ, thú cưng đi cùng. Trường hợp này phải hết sức cẩn thận. Rất nhiều mối làm ăn không bị hủy hoại trong tay khách hàng. Mà sẽ bị hủy hoại bởi người đi cùng.
19, Đến trả hàng hoặc khiếu nại
Trả hàng, đòi bồi thường, đòi sửa hoặc đổi hàng. Nếu cửa hàng không chấp thuận sẽ đe dọa kiện cáo, khiếu nại với truyền thông…
20, Khách hàng có nhã ý mua hàng trước đó quay trở lại cửa hàng
Đây là những đối tượng khách hàng có tiềm năng. Họ đã từng đến cửa hàng tham khảo, có ý nguyện mua hàng. Nay họ trở lại cửa hàng, chứng tỏ họ đã đi tham khảo nhiều nơi và ưng ý với sản phẩm của bạn nhất.
21, Khách hàng quen vào cửa hàng hỏi han nói chuyện
Khách hàng quen, đi ngang qua không có ý mua đồ. Chỉ là vào cửa hàng hỏi thăm, trò chuyện, tán gẫu vài câu.
22, Khách hàng quen đến mua sắm
Trước đó họ đã mua, tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Là đối tượng khách hàng quen, thân thiết. Họ quay trở lại tiêu dùng và giới thiệu thêm khách hàng mới.
23, Chủ cửa hàng bên cạnh giới thiệu
Ông chủ cửa hàng bên cạnh giới thiệu khách hàng đến cửa hàng của bạn.
24, Mua để làm quà tặng
Đến cửa hàng mua hàng để tặng người khác. Có thể là để lấy lòng cấp trên. Cũng có thể là bạn bè người thân.
25, Mua để bồi thường
Đối tượng này thường có tâm trạng không tốt khi mua hàng. Chỉ cần tương đối là được. Giá bán càng rẻ càng tốt.
26, Mua để cho thuê nhà
Đồ dùng tiêu chuẩn trong nhà chỉ cần có thể sử dụng là được. Giá cả không được vượt quá mức giới hạn trên của dự toán. Chất lượng ổn định, không hứng thú với những sản phẩm tính năng mới.
27, Mua sắm cho công ty, tổ chức đơn vị
Trước hết giá cả, thương thiệu và tính năng phù hợp với tiêu chuẩn. Sau đó xem thái độ phục vụ như thế nào.
28, Nhà thiết kế mua hàng
Nhà thiết kế mua đồ cho khách hàng. Không những chú trọng tới giá cả và chất lượng. Mà còn đề cập tới các nhân tố mang phong cách tổng thể…
29, Khách hàng do nhân viên sửa sữa lắp đặt giới thiệu đến của hàng
Nhân viên sửa chữa lắp đặt trong quá trình sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị cho khách hàng. Cần phải mua dụng cụ hoặc máy móc mới, sẽ giới thiệu tới cửa hàng của bạn.
30, Khách hàng đến chỉ để xem giá
Đã mua hoặc được người khác tặng. Đến cửa hàng chỉ để xem giá bán là bao nhiêu.
Trên đây là những kiểu khách hàng thường gặp. Dĩ nhiên, khách hàng đến với cửa hàng không chỉ 30 kiểu này. Trong đó có một bộ phận khách hàng không đứng đắn. Thậm chí còn đến để làm loạn, gây phiền phức…
Nhưng mở cửa hàng kinh doanh, không còn cách nào khác vẫn phải tiếp đón và đối mặt. Tuy nhiên cần phải học cách nhanh chóng nhận biết. Sau đó phân loại để tiếp đón.