Cửa hàng ngoại tuyến-mục tiêu bán hàng mới của Ctrip và các đại lý du lịch trực tuyến khác

Shinsaibashi – Nhật Bản là một trong những phố đi bộ kinh doanh thương mại sầm uất nhất trong vùng. Cũng là nơi mà hầu hết khách du lịch quốc tế khi đến với Nhật Bản đều tìm đến.

Kể từ khi các dịch vụ du lịch bán lẻ ra đời và phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp du lịch bắt đầu tăng tốc xây dựng một loạt các cửa hàng ngoại tuyến. Trong đó phải kể đến các đại biểu đại lý du lịch trực tuyến (OTA) như Ctrip, Tuniu Corporation, Lvmama…




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Ngày 28 tháng 12, Ctrip Bắc Kinh là đại lý đầu tiên chính thức khai trương đại lý du lịch chủ đề tại Nhật Bản. Ngay tại thời điểm đó, số lượng đại lý khai trương trực tuyến của Ctrip đã lên tới con số 100 đại lý. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng đại lý thương hiệu ngoại tuyến của Ctrip đã đột phá con số 1,700 cửa hàng đại lý.

Theo như giới thiệu của tổng giám đốc phòng phát triển sự nghiệp của Ctrip. Đại lý du lịch chủ đề của Ctrip đặt tại Nhật Bản là một trong số ít những đại lý coi điểm đến du lịch đơn nhất làm chủ đề.

Đại lý du lịch này là đại lý ngoại tuyến hợp tác đầu tiên giữa Ctrip và H.I.S Nhật Bản. Các đại lý chủ đề hợp tác trong tương lai của hai bên sẽ lần lượt được xây dựng tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu…

Phân tích cho rằng, sở dĩ Ctrip ưu tiên đặt đại lý du lịch chủ đề tại Nhật Bản là do thị trường du lịch Trung Quốc-Nhật Bản phát triển nhanh và mạnh trong nhiều năm gần đây.

Theo như số liệu thống kê của cục du lịch quốc gia Nhật Bản. Tính đến tháng 11 năm 2018, có khoảng 7,780,000 khách Trung Quốc du lịch tại Nhật Bản. Tăng 14.6% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, nhiều năm gần đây, khách du lịch cá nhân từ Trung Quốc đến Nhật Bản liên tục tăng lên. Tính đến năm 2017, tỷ lệ khách du lịch cá nhân đã vượt mức 60%.

Theo như những người phụ trách có liên quan của Ctrip tiết lộ, ngoài đại lý du lịch chủ đề tại Nhật Bản. Trong thời gian tới, Ctrip sẽ tiếp tục mở rộng đại lý chủ đề tại các điểm du lịch phân khúc khác như Châu Âu, Châu Mỹ… Sử dụng khu vực sản phẩm phân khúc để phục vụ khách hàng tốt hơn và có tính mục đích hơn.

Tổng giám đốc điều hành Ctrip cho hay, dự kiến đến năm 2019. Số lượng đại lý ngoại tuyến thương hiệu Ctrip sẽ tăng lên từ hơn 1,700 tới 3000 đại lý.

Ngoài ra, cộng thêm các đại lý thương hiệu của Traveling Bestone và Qunar. Đến năm 2019, tổng số lượng đại lý của ba thương hiệu lớn dưới chướng Sctrip dự kiến sẽ vượt mức 8000 đại lý.

>> Kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, làm sao để hiểu kỳ vọng khách hàng và tăng chất lượng dịch vụ

Kể từ khi các doanh nghiệp du lịch trực tuyến thực hiện chiến lược đặt đại lý cửa hàng ngoại tuyến đến nay. Mô hình xây dựng, đặt đại lý của mỗi doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau. Ctrip và Lvmama chủ yếu là mô hình nhượng quyền, mở rộng quy mô lớn. Hiện nay, Lvmama đã có khoảng 780 cửa hàng đại lý.

Tuniu và Ly.com lại áp dụng mô hình kinh doanh trực tiếp. Mở rộng quy mô nhỏ hơn một chút. Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2018, Tuniu đã mở 415 đại lý cửa hàng tự kinh doanh. Dự kiến đến cuối năm 2018, số lượng sẽ tăng lên là 500 cửa hàng đại lý.

Số lượng cửa hàng đại lý ngoại tuyến của Ly.com lại có xu hương thu hẹp. Số lượng dự kiến vẫn sẽ chỉ dừng lại khoảng hơn 100 cửa hàng đại lý.

Mặc dù quy mô và tốc độ phát triển cửa hàng đại lý ngoại tuyến của các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng theo như tình hình hiện tại, đại lý cửa hàng ngoại tuyến vẫn sẽ là một trong những trọng điểm phát triển của những doanh nghiệp du lịch này.

Đầu tháng 8 vừa qua, người sáng lập, chủ tịch hội đồng quản trị Ctrip sau khi khảo sát một loạt các cửa hàng ngoại tuyến đã bày tỏ rằng. Đại lý cửa hàng ngoại tuyến vẫn còn không gian phát triển khá lớn. Ctrip sẽ mở rộng quy mô xây dựng, đặt điểm cửa hàng đại lý nhiều hơn nữa.

Tuniu cũng đã từng bày tỏ rằng, tương lai sẽ phát triển thêm số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh tại các thành phố cấp 2, cấp 3. Chứ không chỉ khu biệt tại thành phố cấp 1 như hiện nay.

Trả lời