Kinh nghiệm bán quần áo Hàng hiệu và Bình dân (cho ai ít vốn)

Chúng ta đều biết rằng, kinh doanh quần áo thời trang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu muốn công việc kinh doanh thuận lợi suôn sẻ cần phải học hỏi và nắm được những bí quyết, kinh nghiệp kinh doanh thời trang thành công.

Dưới đây là những kinh nghiệm bán quần áo mà chúng tôi đã phân tích và tổng hợp lại. Rất hữu ích cho những ai đang kinh doanh quần áo. Nhất là những người kinh doanh buôn bán quần áo hàng hiệu và bình dân ít vốn.

1, Cung cấp phương án giải quyết

Phục vụ là linh hồn tồn tại của cửa hàng kinh doanh quần áo. Với tư cách là chủ cửa hàng kinh doanh, chỉ đảm bảo chất lượng quần áo thôi là chưa đủ. Mà còn phải hướng dẫn nhân viên của mình giúp đỡ khách hàng tìm thấy những bộ thời trang, quần áo ưng  ý.

Ngoài ra cửa hàng cần phải có đội ngũ thợ may lành nghề luôn túc trực, sẵn sàng phục vụ. Cung cấp dịch vụ giao hàng tới tận tay khách hàng. Vui vẻ tiếp nhận những đơn đặt hàng đặc biệt. Cung cấp phương án giải quyết nhu cầu của khách hàng một cách ưu việt và hiệu quả cao.

2, Thực sự tôn trọng khách hàng

Tôn trọng khách hàng không đơn giản chỉ là khẩu hiệu nói miệng. Rất nhiều cửa hàng kinh doanh quần áo luôn hô hào khẩu hiệu tôn trọng khách hàng nhưng thực sự làm được lại chỉ có số ít cửa hàng.

Cung cách phục vụ bán hàng thất kính không chỉ là thái độ ủ rũ, khó chịu không tích cực của nhân viên bán hàng. Hàng hóa bừa bộn, sắp xếp không hợp lý, không có chỉ dẫn hướng dẫn. Giá bán lộn xộn, không minh bạch cụ thể… Tất cả đều là những hành vi không tôn trọng khách hàng.

Một cửa hàng kinh doanh quần áo ưu việt sẽ phải xây dựng sự tôn trọng khách hàng thành những chính sách, phương pháp quản lý kinh doanh cụ thể. Chỉ khi tôn trọng khách hàng mới lấy được lòng khách hàng. Giữ được chân khách hàng và nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

3, Xây dựng mối liên hệ tình cảm với khác hàng

Trong quá trình phục vụ khách hàng, đại đa số các cửa hàng kinh doanh quần áo đều bỏ qua cơ hội giao lưu tình cảm với khách hàng. Mà thường chỉ chú ý, tập trung quá nhiều vào giá bán. Lời hứa giá rẻ có thể đáp ứng yêu cầu lý tính của khách hàng nhưng lại không đủ để khuấy động nhu cầu cảm tính của họ.

Rất nhiều cửa hàng kinh doanh quần áo đều phạm phải sai lầm cơ bản đó là bỏ qua cảm xúc của khách hàng. Họ chỉ chú trọng tới việc lấy giá bán để thu hút khách hàng. Chỉ luôn nhấn mạnh, đề cao tới việc tiết kiệm chi phí giá thành. Mà không màng tới việc xây dựng môi trường cửa hàng, cải tiến mặt hàng để mang lại cảm giác vui vẻ, thoải mái cho khách hàng.

Ngược lại, với những cửa hàng kinh doanh quần áo ưu việt, họ luôn dốc sức xây dựng mối quan hệ thân cận với khách hàng. Cố gắng xây dựng không gian trải nghiệm mua sắm chất lượng cao nhằm để tạo dựng niềm tin với khách hàng.

4, Xây dựng mức giá công bằng hợp lý chứ không phải là mức giá thấp nhất

Chúng ta thường quá quen thuộc với hình ảnh không ít các cửa hàng kinh doanh quần áo liên tục giảm giá, ưu đãi, khuyến mại để thu hút khách hàng. Thực ra, tất cả đều là giả tạo. Lâu dần sẽ bị khách hàng phát giác, mất đi niềm tin với cửa hàng.

Cửa hàng kinh doanh quần áo ưu việt luôn hiểu rằng, giá bán đồng nghĩa với những trải nghiệm tổng thể của khác hàng. Do vậy họ tiến hành các nguyên tắc định giá công bằng, tổ chức các hoạt động ưu đãi khuyến mại phù hợp. Họ tuyệt đối không nâng giá khi nhu cầu khách hàng tăng đột biến. Hơn nữa luôn cung cấp các chính sách bảo đảm chất lượng sản phẩm kinh doanh.

5, Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

Tiếp cận khách hàng là một bước làm quan trọng đối với các cửa hàng kinh doanh. Đồng thời đây cũng là công việc yêu cầu người kinh doanh phải hết sức khéo léo. Làm tốt công tác này không những thu hẹp khoảng cách tâm lý khách hàng mà còn nhanh chóng thúc đẩy giao dịch thành công.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không những thu hút được càng nhiều khách hàng mới. Mà còn giữ chân được không ít khách hàng cũ.

>> Kinh nghiệm Mở shop và cách kinh doanh Quần áo của người Nhật

Kinh nghiệm để kinh doanh quần áo thành công không phải chỉ đọc xong là xong. Mà yêu cầu người kinh doanh phải dùng hành động thực tế để chứng minh. Muốn cửa hàng kinh doanh phát triển, khách ra vào tấp nập, người kinh doanh cần phải chú ý đến từng tiểu tiết một. Dưới đây là 10 kinh nghiệm kinh doanh quần áo để đời mà những người kinh doanh trong nghề đã tổng hợp, chia sẻ:

(1), Mở cửa kinh doanh quần áo là để phục vụ đời sống dân sinh xã hội. Thù lao phục vụ cũng chính là lợi nhuận có được. Nếu không có được lợi nhuận, chứng tỏ phục vụ xã hội chưa đủ tốt. Do vậy, chỉ cần hoàn thiện phục vụ ắt sẽ sản sinh lợi nhuận.

(2), Đừng nên dai dẳng đeo bám và luyên thuyên với khách hàng. Thay vào đó hãy khiến khách hàng cảm thấy nhẹ nhàng, tự do tự tại khi tham quan, mua sắm trong cửa hàng. Nếu không sẽ khiến khách hàng cảm thấy phiền phức, một đi không trở lại.

(3), Địa điểm kinh doanh cửa hàng quan trọng hơn diện tích cửa hàng lớn nhỏ. Chất lượng quần áo càng quan trọng hơn so với địa điểm tốt xấu. Dù cửa hàng nhỏ, nhưng nếu có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Vẫn hoàn toàn có thể cạnh tranh với các cửa hàng lớn.

(4), Quần áo bày bán có trật tự chưa chắc đã bán chạy. Ngược lại, những cửa hàng nhỏ, lộn xộn lại thường xuyên có khách hàng tới lui. Dù mặt bằng cửa hàng ra sao, cũng đều phải khiến khách hàng cảm thấy mặt hàng quần áo phong phú, có thể tùy ý chọn lựa.

(5), Coi khách hàng như người thân của mình. Cửa hàng hưng thoái quyết định bởi việc có nhận được sự ủng hộ từ khách hàng hay không?

Coi khách hàng như người thân trong nhà, đặt mình vào vị trí của khách hàng mới có thể thu hút và nhận được sự ủng hộ từ phía khách hàng. Do vậy, cần phải tìm hiểu khách hàng một cách chân thành nhất. Đồng thời nắm bắt một cách chính xác thực trạng các mối quan hệ xã giao của khách hàng.

(6), Nịnh hot khách hàng trước khi bán hàng không bằng sự phục vụ sau khi bán hàng, giao dịch thành công. Đây là nguyên tắc xây dựng khách hàng bền vững có một không hai.

Việc thành bại của cửa kinh doanh quần áo quyết định bởi việc có thể biến khách hàng lần đầu trở thành khách hàng lâu dài hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự phục vụ hoàn hảo sau khi bán hàng.

(7), Coi những lời trách móc, khiếu nại của khách hàng giống như những lời thần răn phật dạy. Dù khách hàng trách móc, hay khiếu nại gì cũng đều phải mở lòng tiếp nhận. Lắng nghe ý kiến của khách hàng. Đồng thời có những động thái, biện pháp xử lý kịp thời. Đây cũng là một trong những điều kiện cần đối với cửa hàng kinh doanh thời trang, quần áo.

(8), Không nên quá lo lắng vì tiền vốn thiếu hụt mà nên lo lắng vì không đủ tín dụng. Dù nguồn vốn đầy đủ, nhưng nếu không có tín dụng cũng sẽ không thể kinh doanh thành công. Tín dụng quan trọng hơn tất cả mọi thứ kể cả thiếu hụt nguồn vốn.

(9), Khâu thu mua nhập hàng phải ổn định, đơn giản. Đó là nền tảng để cửa hàng kinh doanh quần áo có thể phát triển bền vững. Trước khi tiến hành thu mua, nhập hàng hóa cần phải xây dựng kế hoạch bán hàng. Trước đó cần phải xây dựng kế hoạch lợi nhuận.

(10), Không nên Marketing cưỡng chế. Không kinh doanh những mặt hàng mà khách hàng thích. Mà nên kinh doanh những mặt hàng có lợi đối với khách hàng. Hãy là người nhân viên mua hàng thân tín của khách hàng. Cần phải xem xét những mặt hàng nào có lợi với khách hàng. Đồng thời cũng cần phải suy nghĩ tới sở thích của khách hàng.

Trả lời