Làm tốt những điểm này, dù mở cửa hàng kinh doanh kiếm tiền có rắc rối mấy cũng không bị “loạn”

Trước khi mở cửa hàng, chúng ta cần chuẩn bị làm những công việc gì?

Nhiều người nghĩ rằng việc mở cửa hàng để kiếm tiền, nhưng họ không biết rằng việc mở cửa hàng cũng là một hình thức đầu tư rủi ro cao,tỷ lệ mở cửa hàng không thành công là cao, và sau đó lại muốn mở thêm một cửa hàng với mong muốn thành công cao hơn.

Nếu không có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng ở giai đoạn đầu chúng ta rất khó có thể mở cửa hàng một cách tốt nhất. Vậy thì trước khi mở cửa hàng chúng ta cần làm những công việc gì?

>> Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa: Chi tiết vốn, quản lý, nguồn hàng

1, Chuẩn bị tiền trước

Nếu bạn muốn mở một cửa hàng, bạn phải có tiền, vì vậy điều đầu tiên trước khi bạn mở một cửa hàng là có nguồn tiền sẵn sàng. Phải chuẩn bị bao nhiêu tiền, điều này không quy định rằng tiền nhiều hơn thì thu được nhiều lợi ích hơn, tiền ít hơn thu được lợi ích ít hơn.

Có khá nhiều ông chủ nghĩ rằng việc mở một cửa hàng đòi hỏi nhiều tiền, ý nghĩ này là sai. Tiền chuẩn bị nhiều để có nhiều lựa chọn hơn khi mở cửa hàng, khả năng chống lại rủi ro khi mở cửa hàng sẽ lớn hơn. Nếu không có nhiều vốn cũng không sao cả, vài triệu là có thể mở một gian hàng, nếu làm tốt thì lợi nhuận cũng không tồi.

Khi cần đến một khoàn tiền cần thiết để mở một cửa hàng, số tiền đó đừng vượt quá khả năng của bạn, ít nhất bạn phải đảm bảo được không bị ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình bạn, nói một cách khác cần phải cho bản thân một đường lui.

Một số ông chủ nghĩ rằng, làm việc lớn không là phải chiến đấu? Không nên phá vỡ hoài bão. Trên mạng thực ra có rất nhiều người tâng bốc sự thành công của họ như vậy.

Hãy suy nghĩ cẩn thận, so với hàng trăm triệu doanh nhân, có bao nhiêu người thành công trên Internet? Hơn nữa đối với những thành công này, phần lớn đều  là những người có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh. Nếu người bình thường cũng theo ý nghĩ như này để mở cửa hàng thì tốt nhất là trực tiếp đi mua vé số.

Nếu bạn thực sự muốn chiến đấu đợi đến khi có được kinh nghiệm, có được vốn, có được một chút thành công rồi chiến đấu cũng chưa muộn.

2, Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một khái niệm tương đối lớn, bao gồm lựa chọn địa điểm, lựa chọn dự án, nghiên cứu người tiêu dùng, vv nhưng tất cả đều được tích hợp lại. Một số người thích tách riêng từng hạng mục nhưng tôi cảm thấy những hạng mục này vốn dĩ không thể tách rời.

Những hạng mục khác nhau là đều cần một địa điểm khác nhau, một địa điểm đối với hạng mục mà nói cần phải là một địa điểm tốt, nếu đổi là một dự án khác thì không chắc chắn được điều gì.

Tất nhiên, nếu bạn đã có một dự án mà bạn muốn làm, bạn có thể chọn đúng địa điểm dựa trên dự án và ngược lại cũng như vậy. Hai thứ đều không biết cái nào trước cái nào sau, hoàn toàn thuận theo tình hình cụ thể để quyết định. Quá trình lựa chọn địa điểm và dự án thực sự là quá trình nghiên cứu người tiêu dùng. Lý do chọn địa điểm và dự án chính là kết quả nghiên cứu của người tiêu dùng.

3, Kênh cung cấp hoặc chuỗi cung ứng

Bạn tôi là một doanh nhân kinh doanh lần đầu tiên, anh ta mở một cửa hàng hoa quả trên một con phố thương mại trong một khu dân cư, từ lúc mở cửa hàng hoa quả, công việc kinh doanh rất tốt và anh ta cảm thấy rất hạnh phúc.

Thế nhưng cách đây không lâu, một cửa hàng hoa quả khác đã mở ra ở gần đó, cửa hàng hoa quả của bạn tôi đã có đối thủ kinh doanh, vì tranh giành khách hàng cả hai cửa hàng đều không ngần ngại lựa chọn việc giảm giá, nhưng rất tiếc bạn tôi lại thất bại. Bởi vì giá bán của cửa hàng kia đã vượt qua cả mức bán tối thiểu được chấp nhận trên thị trường.

Bạn tôi không thể tìm ra lý do tại sao cửa hàng kia luôn luôn bán hoa quả với mức giá thua lỗ. Trong thực tế câu trả lời rất đơn giản, giá mua của cửa hàng kia thấp, bạn tôi lại nghĩ rằng đó là giá bị lỗ nhưng để trong cửa hàng đó vẫn có lợi nhuận.

Nếu bạn muốn mở một cửa hàng, điều quan trọng là phải có một kênh cung cấp hoặc chuỗi cung ứng tốt, điều này không chỉ liên quan đến việc cửa hàng có thể tồn tại trong một thời gian dài hay không mà còn liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của cửa hàng.

4, Tuyển dụng nhân viên

Một người bạn muốn mở một cửa hàng bánh ngọt, bởi vì muốn bắt kịp với lễ Trung thu nên việc chuẩn bị của cửa hàng càng trở nên cấp thiết. Sau khi cửa hàng được mở ra, có một vấn đề khá đáng xấu hổ, cửa hàng không có một nhân viên nào. Vốn dĩ người bạn đó muốn tuyển dụng một vài nhân viên nhưng qua một thời gian phát hiện rằng muốn tuyển dụng nhân viên là có thể tuyển được.

Cửa hàng vì thiếu nhân viên mà trong vòng hai tháng không thể hoạt động được. Bây giờ muốn mở một cửa hàng, tuyển dụng nhân viên là một vấn đề đau đầu của ông chủ. Cho nên, nếu ông chủ không muốn đau đầu, trước khi mở cửa hàng hãy tìm nhân viên cho tốt.

Nếu sau khi mở cửa hàng ông chủ mới tìm nhân viên thì có hai trường hợp xảy ra.

Một là không thể tuyển dụng được nhân viên.

Hai là tuyển dụng nhân viên và phát hiện ra rằng nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của cửa hàng.

Đây chỉ là nhân viên trong một cửa hàng bình thường, một số cửa hàng cần đào tạo nghề trước vì vấn đề kỹ thuật hay chuyên môn thì cần phải được sắp xếp trước.

5, Lường trước thất bại

Việc mở một cửa hàng là việc mạo hiểm, đặc biệt là đối với các doanh nhân lần đầu, rủi ro mở một cửa hàng là rất cao.

Đối với người muốn mở cửa hàng mà nói, nhất định phải chuẩn bị đến tình huống kinh doanh thất bại, chuẩn bị đối mặt với những ngày tận cùng của sự mất mát. Đừng nghĩ rằng kinh doanh không tốt thì có thể chuyển nhượng, có thể giảm bớt được những mất mát, mặc dù trên thực tế khả năng đó vẫn có thể xảy ra nhưng mở cửa hàng tốt nhất đừng chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất.

Mở cửa hàng rất thần kỳ, luôn có lý do khiến cửa hàng của bạn không phất lên được hoặc còn chưa phất đã phải đóng cửa. Vì vậy, trước khi bạn mở một cửa hàng, bạn phải lập kế hoạch tốt. Nếu kinh doanh không tốt, cần phải xử lý như nào. Mặc dù kế hoạch không thể theo kịp với những thay đổi cũng không thể vì điểm này mà bỏ qua việc lập kế hoạch.

Có rất nhiều chủ cửa hàng lúc mở cửa hàng có nhiều đối tác, nhiều mối quan hệ, điều này mặc dù là điều tốt nhưng lại cũng có những nhược điểm.

A và B có hai người có mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh khách sạn, nhưng tình hình kinh doanh của khách sạn không thực sự tốt lắm, A lo lắng việc mất tiền nên không muốn làm nữa, B không đồng ý, A yêu cầu B trả lại tiền cho mình,vv. Rất nhiều vấn đề đã xảy ra.

Khi một vài người bắt đầu hợp tác, họ phải thiết lập nhiều hiệp ước khác nhau, chẳng hạn như ai là người chính? Lợi ích được phân chia như thế nào? Làm thế nào về thu hồi trở lại? Thất bại thì phải làm sao?

Khi bắt đầu kinh doanh nên thiết lập một hợp đồng cho rõ ràng để tránh việc hỗn loạn sau này.

6, Chuẩn bị giấy tờ

Để mở một cửa hàng, bạn cần nhiều thủ tục và các loại giấy tờ khác nhau Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải chuẩn bị nó, đây là một tiêu chuẩn nhất định phải có.

Tóm lại, có rất nhiều công việc cần chuẩn bị để mở cửa hàng, không chỉ chuẩn bị cho công việc mà còn chuẩn bị tâm lý. Có rất nhiều trường hợp thất bại trong việc mở cửa hàng và điều này có mối quan hệ rất lớn với tâm lý của chủ cửa hàng.

Trả lời