Nhớ kỹ những kiến thức về Tiền bạc này, dù không đầu tư bạn cũng sẽ kiếm được lời cả đời

Dù bạn không quản lý tài chính, không đầu tư nhưng trong xã hội hiện đại này ai ai cũng đều cần tiền. Do vậy những kiến thức cơ bản về tài chính sẽ luôn là cần thiết với bất cứ ai, hơn nữa có một số tư duy về tài chính mà bạn cần phải hiểu được. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một vài kiến thức cơ bản về tài chính.

1, Bản chất của tài chính

Đầu tiên, bản chất của tài chính có thể bao quát bởi 3 điểm sau:

(1), Quản lý tài chính vì tiền, tài trợ vốn cho những người thiếu tiền,

(2), Tăng giá trị, đòn bẩy, tín dụng, rủi ro.

(3) Phục vụ cho thực thể

Tài chính vừa là thiên sứ vừa là ma quỷ, nó giúp người thiếu tiền có được vốn đầu tư đồng thời khiến người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn.

Tài chính với mục đích tăng giá trị bằng thủ đoạn đòn bẩy, nền tảng là tín dụng và ranh giới là rủi ro. Bốn điểm này tác dụng lẫn nhau không thể thiếu một từ đó hình thành nên một hệ thống động tác tuần hoàn.

Thế nhưng tài chính phải phục vụ cho thực thể, nếu thoát ly khỏi kết cấu thực thể sẽ hình thành bong bóng kinh tế.

2, Bốn nhân vật của tài chính

Bản chất của tài chính là tiền sinh tiền, chính vì lô-gic này mà hình thành 4 kiểu nhân vật khác nhau:

(1), Người làm thuê

Tôi không có tiền, ai trả tiền cho tôi tôi sẽ giúp họ kiếm tiền.

(2), Người khởi nghiệp

Tôi không có tiền, nhưng tôi có thể biến tư duy của mình thành tiền.

(3), Tổ chức ngân hàng và đơn vị đầu tư

Tôi không có tiền, nhưng tôi có thể giúp những người có tiền, giúp tiền của họ sinh tiền.

(4), Nhà đầu tư vốn

Tôi có tiền, tôi muốn biến tiền của mình ngày càng nhiều hơn.

3, Những sai lầm trong quản lý tài chính

(1), Theo đuổi sự tăng trưởng mà bỏ qua sự điều tiết lên xuống

Đây là sai lầm mà hầu như ai cũng đều mắc phải, kể cả Niu-Tơn cũng không ngoại lệ. Bản tính con người vốn tham lam và sợ hãi, khó lòng kiềm chế được cảm xúc và tâm trạng trong đầu tư.

(2), Để tiền ở nơi an toàn nhất

Thực ra điều này không sai nhưng quan trọng là tiền dù để đâu cũng đều không an toàn.

(3), Dốc toàn tâm toàn sức

Chơi cổ phiếu, kinh doanh hợp đồng tương lai đều không vấn đề nhưng tuyệt đối đừng mang toàn bộ tiền tài và tài sản để đầu tư hoặc kinh doanh.

(4), Cái gì hot đầu tư cái đó

Rất nhiều người thường thấy thứ gì hot thì mua thứ ấy, thực ra điều này không hề hợp lý chút nào, có rủi ro hay không đợi đến khi lỗ chổng vó rồi mới biết.

(5), Hoang phí/Keo kiệt

Kiếm được tiền là để tiêu, để hưởng thụ cuộc sống hay dành dụm tiền bây giờ để mai này có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cả hai quan điểm này đều không sai thế nhưng đừng quá chớn.

>> Jack Ma sau khi nghỉ hưu: Đã để lại những lời nói về kinh doanh và tiền bạc đáng suy ngẫm

4, Những công thức quản lý tài chính khiến bạn có lợi cả đời

(1), Vay bao nhiêu tiền sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Tỷ lệ hoàn trả nợ <35%.

Tỷ lệ hoàn nợ =tổng tiền nợ phải trả mỗi tháng/tổng thu nhập hàng tháng sau khi đã trừ thuế * 100%.

(2), Tiền vốn lưu động trong gia đình nên tích trữ khoảng bao nhiêu

Tỷ lệ lưu động từ 3~8 là tốt nhất

Tỷ lệ lưu động=Tài sản lưu động/Chi tiêu hàng tháng.

(3), Mỗi tháng nên dàm dụm bao nhiều tiền

Tỷ lệ tiêu dùng từ 40%~60% là đẹp nhất

Tỷ lệ tiêu dùng=Chi tiêu tiêu dùng/Tổng thu nhập * 100%.

(4), Chỉ số tỷ lệ đầu tư tài sản ròng và tài sản ròng lý tưởng ≥50%

Tỷ lệ đầu tư tài sản ròng và tài sản ròng = tổng tài sản đầu tư (tài sản sinh lời)/tài sản ròng.

(5), Mức độ tự do về tài chính: tốt nhất nên ≥ 1.

Mức độ tự do về tài chính = Thu nhập mang tính đầu tư (Không phải là thu nhập tiền lương)/chi tiêu tiêu dùng hàng ngày * 100%;

(6), Lãi kép

Số tiền tích lũy = Tiền gốc * (1+lãi suất) n; (n: số kỳ).

5, Châm ngôn quản lý tài chính

(1), Tích trữ đi đôi với đầu tư hiệu quả cao

  • Không tích trữ không thể trở nên giàu có.
  • Tích trữ không phải là một phẩm chất đạo đức tốt mà là một thủ đoạn.
  • Cố gắng phấn đấu kiếm tiền không phải để chi tiêu mà là để đầu tư.
  • Tích trữ là phòng thủ, đầu tư là tấn công.
  • Tích trữ và đầu tư cần phải được tiến hành sớm.
  • Thà cố gắng phấn đấu làm giàu còn hơn là than nghèo than khổ.

(2), Dù trời long trời lở đất cũng phải bảo toàn tiền gốc

  • Phải giữ được tiền gốc mới có thể kiếm được tiền.
  • Mất tiền gốc nghĩa là sẽ mất tất cả.
  • Không có rủi ro sẽ không có lợi nhuận.

(3), Nợ cũng là một loại tài sản

  • Trên đời này có 2 kiểu người, một kiểu người có thể khiến tiền chuyển động, kiểu còn lại là những người vô hình chung bị kiểu người số một cuỗm mất tiền.
  • Người giàu là những người có thể khiến tiền chuyển động một cách linh hoạt.
  • Muốn mua nhà hãy vay tiền.
  • Những người chỉ muốn trả nợ sẽ không thể trở nên giàu có.
  • Sử dụng các khoản nợ một cách tinh tế và khéo léo sẽ càng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa.
  • Vay nợ chỉ để đầu tư.

 (4), Bí quyết đầu tư lãi kép

  • Đầu tư lãi kép là bước đệm hướng tới sự giàu có.
  • Thời gian là tiền bạc.
  • Đầu tư lãi kép một cách tinh tế và khéo léo.
  • Bỏ tiền để kiếm thời gian.
  • 72 nguyên tắc trở thành người giàu.

(5), Chơi cổ phiếu bằng kiến thức

  • Tìm bất biến trong vạn biến, đó là kiến thức cơ bản để kiếm nhiều tiền.
  • Sức mạnh của kiến thức là để dẫn dắt đầu tư thành công.
  • Chơi cổ phiếu và kinh doanh bất động sản tuy khác nhau mà hiệu quả lại như nhau.
  • Gắn kết hữu cơ đầu tư nhỏ lẻ và đầu tư tập trung lại với nhau.
  • Luôn có trong tay những loại cổ phiếu giá trị cao.

Cuối cùng là một số danh ngôn chí lý về tài chính mà tôi muốn gửi gắm tới các bạn:

  • Cội nguồn của việc bất bình đẳng trong nhân loại đó là chế độ tư hữu; Cội nguồn về khoảng cách giàu nghèo quá lớn trong nhân loại là tài chính.
  • Chân lý luôn nằm trong tay số ít những người có tiền.
  • Khi bạn vẫn đang dựa vào sự cố gắng phấn đấu để giành lấy thành công, vậy thì bạn đã thua ngay tại xuất phát điểm.
  • So với nhược điểm nghèo khó, xấu xí không đáng để nhắc tới.

Có những việc không phải cứ cố gắng là sẽ thay đổi được, tờ 50 nghìn dù có thiết kế đẹp mắt tới cỡ nào thì cũng không được nhiều người yêu thích bằng tờ 500 nghìn.

Trả lời