Kể từ vài năm trước đã có rất nhiều người lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh, trong quá trình khởi nghiệp rất nhiều người đã cảm nhận được sự gian khổ vất vả, có rất nhiều người kiên trì đến cùng những cũng rất nhiều người bỏ cuộc giữa chừng. Có một câu hỏi hết sức thú vị được đặt ra đó là: ai cũng biết khởi nghiệp có tỷ lệ thất bại cao, nhiều người khởi nghiệp bị thất bại, vậy sau khi khởi nghiệp thất bại thì những người đó đã đi đâu?
1, Tôi đã từng đọc được một câu hỏi hết sức thú vị trên mạng xã hội như thế này:
Một khi đã khởi nghiệp kinh doanh thì sẽ rất khó quay lại đi làm thuê cho công ty đúng không?
Theo số liệu thống kê lưu hành trên mạng xã hội:
Nếu khởi nghiệp thành công thì người khởi nghiệp dĩ nhiên sẽ không quay trở lại để đi làm thuê;
Nếu thất bại sẽ có 55% tiếp tục khởi nghiệp, 24% quay lại đi làm thuê cho công ty, số người còn lại sẽ không ngừng chuyển động giữa khởi nghiệp-làm thuê, làm thuê-khởi nghiệp.
2, Vài năm trước, tôi từng tiếp xúc với một doanh nghiệp làm thuê phần mềm, để tiện cho việc trao đổi trong kinh doanh, tôi có add Facebook với giám đốc phụ trách sản phẩm và quản lý khai thác của họ là anh Khánh và anh Nam.
Hồi đầu năm, tôi thấy anh Khánh giám đốc phụ trách sản phẩm cập nhật một dòng trạng thái rằng: “Mẫu sản phẩm gần đây, chuyên tâm nghiên cứu mất 8 tháng trời và bỏ ra cả mấy chục triệu đồng đầu tư vào trong đó, đến ngày test thử nghiệm, đột nhiên tìm thấy sản phẩm cạnh tranh gần như là giống hệt xuất hiện trên thị trường ứng dụng, hơn nữa đã được người khác bắt đầu triển khai sử dụng…Mặc dù rất rất nản…nhưng vẫn phải tiếp tục bước đi”.
Kèm theo dòng trạng thái là bức ảnh chụp nghiêng đứa con gái 6 tuổi của anh đang đánh đàn. Vừa hay rảnh rỗi nên tôi chủ động nhắn tin hỏi thăm anh. Tôi hỏi: “Đây là mẫu sản phẩm đầu tiên của anh à?”. “Không, đây là mẫu thứ 3 rồi. Hai mẫu sản phẩm trước, bán ra thị trường không được lý tưởng cho lắm.
Giờ phân tích lại, chắc là do chưa làm tốt công tác điều tra và nghiên cứu thị trường, dẫn tới việc đưa ra một loạt những nhu cầu ảo mà thực ra chẳng có ai sử dụng cả”.
“Nhiều mẫu sản phẩm thành hình như vậy đều là do anh làm trong thời gian rảnh rỗi sao?”
Vì tôi tưởng anh ấy vẫn còn làm trong công ty cho thuê phần mềm kia nên mới hỏi như vậy.
Anh Khánh đáp: “Làm sao mà làm được! Tỷ lệ thành công khởi nghiệp vốn đã rất rất thấp, dốc toàn tâm toàn sức cũng chưa chắc đã được nữa là lúc làm lúc không. Cậu vẫn còn nhớ anh Nam chứ? Anh Nam và tôi cùng làm với nhau”. Anh Nam chính là quản lý khai thác của công ty trước đó, kinh nghiệm phong phú, tay nghề giỏi giang.
Anh Khánh và anh Nam hiện là hai người đồng hợp tác sáng lập ra công ty mà họ khởi nghiệp. Cộng thêm sau này có tuyển thêm vài nhân viên lập trình, họ cùng nhau dựng lên một nhóm khởi nghiệp.
Trong suốt hai năm qua, nhóm người họ cùng nhau thuê một nhà dân trong một khu dân cư nhỏ để làm văn phòng; Nhiều lúc không có tiền phát lương, hai ông chủ thậm chí đã từng nghĩ tới việc vay lãi. Trong lúc đen tối nhất của cuộc đời thì anh ấy lại cập nhật trạng thái mới rằng:
Đây có lẽ là ứng dụng cuối cùng mà tôi thiết kế, nếu như không thành thực sự không còn mặt mũi nào để đối diện với vợ con và bố mẹ nữa, tôi đã tiêu tốn của họ quá nhiều và cũng rất hổ thẹn với họ. Tôi sẽ đặt ra cho mình một thời hạn, nếu đến hạn mà không có tiến triển thì sẽ tạm thời tìm việc làm thuê. Thế nhưng, trái tim của tôi sẽ không bao giờ lụi tàn, tôi nhất định sẽ quay trở lại…
Bên dưới dòng trạng thái có dòng bình luận của người bạn nói rằng:
“Ừ, mấy năm khởi nghiệp, mạnh hay không mình chẳng thấy, chỉ thấy rõ là đầu cậu ngày càng hói đi. Giữ gìn sức khoẻ nhé người anh em”.
May mà, sự may mắn và thành công không trì hoãn quá lâu mà nhanh chóng tìm đến họ.
Tuần trước, khi lướt qua cửa hàng ứng dụng của Apple, tôi thấy sản phẩm mới nhất của họ đứng trong danh sách được đề xuất. Kéo xuống phần bình luận, sản phẩm của họ được khách hàng đánh giá rất tốt:
-Ứng dụng hay, giải quyết được nỗi đau nhu cầu bấy lâu nay.
-Dù phải thanh toán phí sử dụng nhưng thực sự rất tốt, tôi đang chuẩn bị thanh toán phí sử dụng cho cả năm.
-Đội ngũ sáng lập rất hiểu ý kiến của người sử dụng, tối ưu hóa và rất nhanh chóng, mỗi tuần một bản cập nhật mới, các bạn vất vả rồi, xin cảm ơn!
Còn đối thủ cạnh tranh của họ sớm đã chìm sâu trong yên ắng. Giờ đây, tôi nghĩ là tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi trong phần đầu của bài viết rồi.
>> Khởi nghiệp 10 thất bại 9, Người trẻ có nên khởi nghiệp không ?
Tại sao những người đã khởi nghiệp thường sẽ rất khó quay lại để đi làm thuê?
(1), Không chịu thua
Tôi thường nói đùa với nhiều người rằng: Những người khởi nghiệp là những người có gen lạ, giống như kiểu trong cơ thể họ sản sinh ra một loại tế bào hết sức đặc biệt, không ngừng sinh trưởng, nhân bản và khuếch tán, cuối cùng nó sẽ điều khiển người khởi nghiệp đưa ra sự lựa chọn cuối cùng đó là “rời khỏi môi trường lớn để tự mình làm việc”.
Người khởi nghiệp cứ thế đặt chân vào dòng lũ lạ không quen biết, một mình du đãng trong đồng hoang kinh tế thị trường, mọi thứ đều chỉ dựa vào mình, đúng, sai, thua, thắng đủ cả.
Tất cả mọi kết quả đều do mình tự mua lấy; Tất cả các đêm tối đều phải mở to mắt để canh gác chính mình.
Tất cả những người khởi nghiệp mà tôi đã từng gặp, dù là người khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp ra trường hay là người khởi nghiệp sau khi thoát ly khỏi công ty, họ đều coi việc quay trở lại công ty làm thuê là một bước lùi của cuộc đời.
Dù khổ, dù mệt họ cũng không muốn từ bỏ công cuộc khởi nghiệp. Khởi nghiệp không chỉ là kiếm tiền, kiếm cơm, kiếm danh lợi mà còn là một phần tự trọng và một phần tình cảm ở trong đó. Đúng thế, cái gọi là gen khác lạ kia, tế bào đặc biệt kia, thực ra là ý chí và tinh thần không chịu thua.
(2), Không quen
Dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh đều là những đơn vị trong thể chế, tin rằng trong lòng tất cả những người trong chức trường đều hiểu rõ một đạo lý đó là: điều quan trọng nhất khi làm việc ở chức trường, ở công ty không phải là khả năng nghiệp vụ mà là việc bạn quen thuộc với mọi quy tắc làm việc ở trong đơn vị của mình và nguyên tắc để sinh tồn ở trong đó.
Còn người khởi nghiệp lại thường quen với việc lãnh đạo và đứng đầu một tập thể. Họ gần như không thể chịu được những giáo điều, phép tắc không mấy hợp lý mà ai cũng phải lặng lẽ tuân thủ.
Những người khởi nghiệp định hướng kết quả khi nhìn thấy nhiều người trong nội bộ doanh nghiệp không coi trọng khả năng nghiệp vụ mà chỉ tập trung vào nhân tình thế sự, thăng chức tăng lương, e rằng sẽ tức muốn ngất. Người khởi nghiệp thực ra rất hay xoi mói và luôn đi theo chủ nghĩa hoàn hảo.
Bởi nếu ngựa hoang mà dễ thuần phục thì đã không gọi là ngựa hoang rồi.
(3), Quan niệm về tiền bạc
Một chủ cửa hàng thực thể từng nói với tôi rằng: “những người không bao giờ thay đổi năng lực và tố chất của mình trước sự quấy rầy của các nhân tố bên ngoài, thì chỉ cần tập trung sức lực, lựa chọn khởi nghiệp thì thu nhập luôn cao hơn rất nhiều so với những người đi làm thuê ở công ty”. Nói một cách khác, nếu ai đó khởi nghiệp thất bại thì thường sẽ do một số những nguyên nhân sau:
(1), Khởi nghiệp chỉ vì khởi nghiệp
Thường gặp ở những người mới tốt nghiệp ra trường, chưa có kinh nghiệm, người mới đi làm chưa được 3 năm hoặc những người khởi nghiệp đã nhiều tuổi mà kinh nghiệm bình thường. Họ hoặc là non nớt thiếu kinh nghiệm hoặc là nóng vội thiếu kiên nhẫn hoặc là đánh giá sai tình thế. Trong số họ, có rất nhiều người thậm chí còn chưa nghĩ xong việc mình muốn làm gì mà đã dấn thân vào khởi nghiệp.
Không xem xét năng lực, sở trường, tài nguyên và những điều kiện vốn có của bản thân một cách rõ ràng mà đã tùy tiện xông vào cánh đồng hoang đầy rẫy nguy hiểm, khả năng thành công dĩ nhiên sẽ vô cùng ít.
(2), Thiếu sự đánh giá chính xác về chính bản thân mình
Những người làm việc trong một môi trường lớn và thậm chí là những người làm ở những vị trí cấp cao, thường luôn có một nhận thức sai đó là cho rằng sự thành công của họ là do sự cố gắng phấn đấu của họ mà có. Thế nhưng nếu thử thoát ra khỏi môi trường đó xem, bạn sẽ hiểu được rằng vinh quang của bạn là do môi trường tạo ra;
Có rất nhiều người sau khi rời khỏi môi trường ấy, thì họ chẳng còn là cái thá gì cả. Ví dụ bạn làm cho một công ty lớn của nước ngoài, doanh thu mỗi tháng đạt 10 tỷ đồng, nhưng đó không phải là công sức của một mình bạn. Mà là công sức của cả tập thể, của môi trường làm việc, của sức ảnh hưởng phía sau công ty, mới tạo ra được mức doanh thu huyền thoại đó.
Những người muốn thoát ra ngoài để khởi nghiệp thì ít nhất cũng nên phải bình tĩnh suy nghĩ lại: trong số tiền 10 tỷ đồng ấy có bao nhiêu % là dựa vào khả năng của bạn và bao nhiêu % là dựa vào bộ mặt và uy tín của công ty? Năng lực không phải là một thứ mơ hồ mà nó có thể đo lường được.
Không nắm rõ bạn thân mình mấy cân mấy lạng mà đã nhiệt huyết sục sôi chạy đi khởi nghiệp, đây chính là cái mà người ta thường gọi là mạo hiểm, tỷ lệ thành công dĩ nhiên cũng sẽ vô cùng thấp.
Ngoài những người khởi nghiệp theo kiểu “đặt cược” và “mạo hiểm” thì những người khởi nghiệp thiết thực, chịu thương chịu khó, không kiêu căng ngạo mạn thì đều bắt đầu thuận lợi và kết thúc tốt đẹp. Dần dần họ sẽ trưởng thành trong chính lĩnh vực của mình, có được nguồn thu nhập cao hơn so với thời còn phải đi làm thuê ở công ty, đây là một việc có xác xuất tương đối cao.
3, Dù bạn đang ở trong giai đoạn nào của quá trình khởi nghiệp thì đều sẽ tìm thấy nhiều thứ hơn nữa có liên quan tới bản chất xã hội:
Đây chính là cảm giác sảng khoái mà bạn sẽ không bao giờ có được khi đi làm thuê cho công ty. Đây có lẽ là một loại phúc lợi ẩn danh của người khởi nghiệp: Trong chốn đồng không mông quạnh ấy, mặc dù khó khăn chồng chất nhưng niềm vui nhận được lại gấp đôi, gấp ba và thậm chí là gấp nhiều lần.
Tư duy của người khởi nghiệp sẽ không ngừng được tôi luyện và tái sinh trong vô số lần vấp ngã và va chạm, tư duy chiến lược và chiều sâu về nhận thức xã hội cũng được nâng lên trên một tầm cao mới.
Tất cả mọi món quà trong cuộc đời đều được ghi giá một các bí mật, phải đau đớn tới đứt gan đứt ruột rồi mới có thể tươi cười một cách vô sự.