Người Do Thái trước nay luôn được mệnh danh là những người thông minh và có đầu óc kinh doanh nhất trên thế giới. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết được rằng sự thông minh và đầu óc nhạy bén của họ lại luôn bắt nguồn từ những quy luật tư duy đơn giản và thực tế nhất.
1, Suy nghĩ vấn đề bằng một lối tư duy khác
Một người Do Thái bước vào một ngân hàng New-York, đi tới quầy vay vốn rồi chễm chệ ngồi xuống.
-Xin hỏi ngài có việc gì không ạ?
Giám đốc quầy vay vốn vừa hỏi vừa quan sát cách ăn mặc của vị khách mới đến: bộ vest sang trọng, giầy da cao cấp, đồng hồ đắt tiền và cà vạt đính kim cương.
-Tôi muốn vay một ít tiền.
-Vâng thưa ngài, ngài muốn vay bao nhiêu tiền?
-1 đô la Mỹ
-Chỉ 1 đô la Mỹ thôi sao?
-Đúng vậy, tôi chỉ vay 1 đô la Mỹ, như vậy có được không?
-Dĩ nhiên là được, chỉ cần có bảo lãnh, vay nhiều hơn cũng không sao.
-Được. Những thứ này mang ra để bảo lãnh này được chứ?
Người Do Thái vừa nói vừa rút ra một đống cổ phiếu, trái phiếu…từ trong chiếc ví da xịn và đặt trước bàn làm việc của giám đốc vay vốn.
-Tổng cộng là 500 nghìn đô, đủ chứ?
-Đương nhiên là đủ! Nhưng ngài thực sự chỉ muốn vay 1 đô la Mỹ thôi sao?
-Đúng vậy.
Vừa nói người Do Thái vừa nhận lấy tờ 1 đô.
-Lãi suất năm là 6%. Chỉ cần ngày trả đủ 6% lãi suất, 1 năm sau trả lại số tiền vay thì chúng tôi sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ngài.
-Vâng, cảm ơn!
Người Do Thái nói xong liền chuẩn bị rời khỏi ngân hàng.
Giám đốc chi nhánh ngân hàng đứng bên cạnh ngạc nhiên quan sát một hồi, ông không hiểu vì sao một người có tới 500 nghìn đô la Mỹ trong tay lại tới ngân hàng chỉ để vay 1 đô la Mỹ?
Thấy vậy, ông vội vàng tiến nhanh về phía trước rồi nói với người Do Thái:
-Xin chào ngài…
-Có chuyện gì sao?
Tôi thực sự không hiểu vì sao trong tay ngài có 500 nghìn đô la Mỹ mà ngài lại chỉ vay 1 đô la Mỹ? Nếu như ngài muốn vay 300 nghìn, 400 nghìn chúng tôi cũng sẽ rất vui lòng đáp ứng…
-Xin ông không cần phải lo lắng cho tôi, chỉ là trước khi tôi đến đây, tôi đã hỏi qua mấy ngân hàng. Chi phí thuê két bảo hiểm của họ đều rất đắt. Do vậy tôi đang chuẩn bị sẽ gửi số cổ phiếu này tại đây. Chi phí thực sự quá rẻ, 1 năm chỉ cần 0.06 đô la Mỹ.
Đồ đạc quý giá theo lẽ thông thường phải được gửi trong két bảo hiểm của kho bạc nhà nước, đối với nhiều người mà nói đây là sự lựa chọn duy nhất.
Thế nhưng người Do Thái họ đường không khép mình trong những lẽ thường tình mà thường sẽ mở một lối đi riêng, tìm cách để khiến chứng khoán và các tài sản quý giá khác được khóa vào trong két bảo hiểm của ngân hàng.
Về góc độ tin cậy và an toàn mà nói hai phương pháp này không có nhiều sự khác biệt, ngoại trừ việc thu phí.
Thông thường, người ta thế chấp để vay tiền, họ thường hy vọng có thể thế chấp ít nhất có thể nhưng vẫn vay được nhiều tiền nhất có thể.
Về phần ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong vay vốn sẽ không bao giờ chấp chấp số tiền cho vay quá gần với giá trị thực tế của vật thế chấp.
Do vậy, thường sẽ quy định giới hạn trên đối với mức vay vốn, còn giới hạn dưới thường không có quy định. Bởi đây là vấn đề mà người vay phải tự mình quản lý được.
Có thể chui lọt qua khe hở này, thay đổi lối tư duy để suy nghĩ vấn đề đó chính là trí tuệ anh minh của người Do Thái trong cách tư duy.
Biết cách thay đổi tư duy để suy nghĩ vấn đề thường sẽ có được nhiều cơ hội thành công hơn.
>> Người Do Thái kiếm tiền bằng cách nào? Thì ra dựa vào những kiểu này
2, Dùng trí tuệ sáng tạo của cải và tài sản
Rất nhiều năm về trước, trong trại tập trung Auschwitz, một người Do Thái đã nói với con trai của ông ta rằng: “tài sản duy nhất của chúng ta lúc này là trí tuệ. Khi người khác nói 1+1=2 thì chúng ta phải nghĩ cách để 1+1>3”.
Phát xít Đức đầu độc khiến mấy trăm nghìn người trong trại tập trung Auschwitz bị chết, duy chỉ có hai cha con người Do Thái sống xót.
Năm 1946, hai cha con họ đến Mỹ và bắt đầu kinh doanh đồ đồng tại Houston. Một hôm người cha hỏi con trai rằng: “1 bảng đồng có giá bán bao nhiêu tiền?”
Người con trai trả lời:
-0.35 đô ạ.
Người cha đáp:
-Đúng, tất cả mọi người trong Bang Texas này đều biết giá của 1 bảng đồng là 0.35 đô, nhưng với tư cách là con trai của người Do Thái nên nói là 3.5 Đô, con thử lấy 1 bảng đồng làm tay nắm cửa xem.
20 năm sau, người cha qua đời, người con trai một mình kinh doanh cửa hàng đồ đồng. Anh ta đã từng chế tạo rất nhiều trống đồng, làm huy chương cho thế vận hội Olympic và anh ta đã từng bán 1 bảng đồng với giá 3500 đô la Mỹ. Khi đó anh ta đã là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Mc Call.
Tuy nhiên, thứ thực sự khiến anh ta trở nên nổi tiếng lại là một đống rác của thành phố New York.
Năm 1974, chính phủ Mỹ vì muốn làm mới lại tượng nữ thần tự do, vứt bỏ đống phế liệu cũ và kêu gọi mời thầu trên khắp cả nước, nhưng đã mấy tháng trôi qua mà không có ai nhận thầu.
Khi ấy anh ta đang đi du lịch ở Pháp, sau khi nghe được thông tin liền lập tức bay tới New York. Nhìn những miếng đồng, ốc và gỗ chất đầy như núi dưới bức tượng nữ thần tự do, chưa kịp đưa ra điều kiện gì anh ta liền lập tức ký tên đồng ý.
Rất nhiều công ty vận chuyển ở New York thầm cười trước hành động ngu xuẩn của anh ta, bởi tại thành phố New York có quy định xử lý rác thải hết sức nghiêm ngặt, làm không cẩn thận sẽ bị tổ chức vệ sinh môi trường khởi kiện.
Chính lúc nhiều người đang cười nhạo anh chàng người Do Thái ấy, thì anh ta bắt đầu sắp xếp nhân công phân loại đống phế liệu.
Mang đồng đi nung chảy rồi đúc thành một bức tượng nữ thần tự do nhỏ; gia công những miếng bê tông và gỗ thành bệ đỡ; phế liệu chì và nhôm làm thành chìa khóa của quảng trường Mỹ.
Cuối cùng, anh ta thậm chí còn gói gém lại lớp bụi được quét xuống từ bức tượng nữ thần tự do bán cho cửa hàng hoa. Không đến 3 tháng, anh ta liền biến đống phế liệu đó trở thành 3 triệu 5 nghìn đô la Mỹ tiền mặt, giá bán của mỗi bảng đồng tăng lên gấp đúng 10,000 lần.
Không phải người Do Thái bẩm sinh vốn đã thông minh hơn bất cứ chủng tộc người nào khác mà là họ biết cách làm thế nào để rèn đúc ra những đồng tiền vàng vô giá.
Khi những đứa con của họ vừa có thể nhận thức được, thì người mẹ liền nhỏ mật ong lên những trang sách và để chúng liếm. Dụng ý của việc làm này là muốn nói với con cái của họ rằng sách vốn rất ngọt ngào.