Mỗi lần khi thấy cảnh xếp hàng dài trong những nhà hàng kinh doanh náo nhiệt, chúng ta đều sẽ thầm nghĩ trong lòng rằng, sau này nếu có tiền nhất định phải đầu tư một nhà hàng ăn uống xem sao. Ước nguyện này giống như việc mua được một chiếc máy in tiền vậy, cảm giác đầu tư xong là có thể đứng trên đỉnh cao của cuộc đời.
Nhưng thực tế thực sự như vậy sao?
Hoàng một người bạn thân của tôi chuyên làm nghề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ ăn uống đã nhiều năm bày tỏ thẳng thắn rằng: dù là người chuyên xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ ăn uống đã hơn 6 năm nay mà giờ tôi cũng không dám mở nhà hàng.
Lời giãi bày thẳng thắn này của cậu ấy khiến thế giới quan nhiều năm nay của tôi bị đảo lộn, đồng thời cũng khiến tôi cảm thấy nghi hoặc: Tại sao lại không dám mở nhà hàng? Lẽ nào dịch vụ ăn uống không dễ kiếm tiền sao?
Cổ phiếu không được, bất động sản cũng không xong vậy nếu đầu tư thì phải đầu tư gì đây?
Trong môi trường rộng lớn này, hiện nay có rất nhiều người liên kết đầu tư muốn tự khởi nghiệp. Trong đầu của họ luôn suy nghĩ rằng đầu tư vào ngành dịch vụ ăn uống dễ kiếm tiền, nhưng thực tế lại luôn hoàn toàn ngược lại.
Tại sao lại như vậy?
Nhiều người nói rằng, mở nhà hàng lỗ vốn nhanh mà phá sản cũng càng nhanh hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao dịch vụ nhà hàng trông có vẻ kiếm được tiền mà trên thực tế lại rất dễ thất bại mà tôi đã tổng kết được.
1, Quyết sách sai lầm của nhà đầu tư
Sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu phụ thuộc vào quyết sách đúng đắn, kinh doanh thất bại thông thường đều do quyết sách sai lầm.
Cổ nhân có câu “khác ngành như cách núi”, đại đa số những người đầu tư dịch vụ ăn uống đều là người ngoài ngành, nhìn bề ngoài thì nhộn nhịp mà lại không hiểu bản chất cách thức và lề lối trong ngành.
Cũng chính vì lẽ đó mà quyết sách đều là những suy nghĩ chớp nhoáng. Quyết sách sai lầm ngoài nguyên nhân là người ngoại ngành thì còn do thiếu sót trong công tác điều tra thị trường gây ra.
Quyết sách kinh doanh ở đây bao gồm các quyết sách kinh doanh về các mặt như: thị trường, nhân tài, tuyên truyền quảng bá, hoạt động tài chính…Ngành dịch vụ ăn uống khi tiến hành các quyết sách quan trọng cần phải cân nhắc và suy tính lợi-hại một cách thận trọng.
Dĩ nhiên, quyết sách kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải áp dụng cách phán đoán thị trường chuyên nghiệp hoặc phương pháp tính toán quyết sách, tính toán đầy đủ mọi rủi ro rồi mới tiến hành phân tích rủi ro.
2, Thiếu tính quản lý chuyên nghiệp
Ngoài những món ăn nhà bếp, các hoạt động kinh doanh chủ yếu của nhà hàng thì điều quan trọng nhất mà một người quản lý cần phải làm đó là làm thế nào để điều hành tốt mọi công tác kinh doanh của nhà hàng.
Không ít nhà đầu tư đều hiểu rõ điều này, nhưng trong những công tác thực tế thì họ lại không có biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt nhân viên của mình.
Người quản lý thường phạm phải nhiều loại sai lầm khác nhau trong quá trình quản lý, trong đó thường gặp nhất đó là quản lý nhà hàng dịch vụ ăn uống bằng hình thức xưởng gia đình, đặt quản lý chuyên nghiệp sang một bên mà không màng tới.
Thông thường những người đưa ra quyết sách trong ngành dịch vụ ăn uống lại thường hơi thiên về hướng đặt người nhà vào trong những vị trí quan trọng hoặc sắp xếp người quen, bạn bè.
Nhưng cùng với sự phát triển của nhà hàng, nếu vẫn còn tiếp tục quản lý bằng các hình thức gia đình, tình thân thì sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống sẽ bị cản trở.
Xin đừng quên rằng, có một môn khoa học mang tên quản lý dịch vụ ăn uống.
>> Ngành nội thất nhiều đối thủ, lối đi nào để vượt lên và đột phá?
3, Hiệu ứng kẻ may mắn sống xót
Rất nhiều nhà hàng trông có vẻ nhộn nhịp nhưng lại dễ khiến người ngoài ngành hiểu nhầm nhất, đó chính là đặc trưng kiếm tiền!
Lấy ví dụ là một nhà hàng ở trung tâm thành phố, thu nhập từ 3 lượt khách mỗi ngày là chi phí thuê mặt bằng, thu nhập từ lượt khách thứ 4 là tiền công của nhân viên và các chi phí vận hành kinh doanh khác. Đến thu nhập từ lượt khách thứ 5 trở đi mới thuộc về nhà đầu tư.
Do vậy, khi bạn nhìn thấy những cửa hàng chật ních người vào buổi trưa tại các khu văn phòng làm việc thì thực ra số tiền thu nhập bỏ túi của chủ cửa hàng cũng hết sức đáng thương.
Dù ngày cuối tuần, nghỉ lễ khách xếp hàng dài nhưng cũng chẳng ăn thua, bởi thu nhập cũng chỉ kiếm được trong vài ngày ít ỏi đó.
Do vậy đừng bị những kẻ may mắn tồn tại trước mắt đánh lừa, khiến bạn nhận thức sai lầm về chân tướng sự thật.
4, Chuyên gia nhiều không kể xiết
Một người là chuyên gia về đủ các lĩnh vực trong thương hiệu dịch vụ ăn uống sẽ trở thành đối tác cổ đông. Cách chơi này trong ngành dịch vụ ăn uống nhiều không kể xiết.
Trên thực tế, có quá nhiều người hứng thú với việc đầu tư dịch vụ ăn uống, mở cửa hàng không phải chỉ yêu cầu người đầu bếp nấu ra những món ăn ngon là được.
Nó cần tới những suy nghĩ đa chiều, dù là món ăn chính, phục vụ, thu mua thực phẩm hay marketing quảng bá hay quản lý nhà bếp….đều là cần phải suy nghĩ tổng hợp từ nhiều nhân tố khác nhau.
Những người được gọi là chuyên gia này chỉ biết nhìn nhận vấn đề đứng trên góc độ sở trường của họ. Hiệu quả vượt trội là ở chỗ đa ngành, trên thực tế bạn hoàn có thể tự do lựa chọn nhân lực.
5, Rào cản cạnh tranh thấp
Nhà hàng là ngành có rào cản kinh doanh thấp, không chỉ bởi mở nhà hàng rất đơn giản mà yếu tố quyết định tiến vào ngành nghề khá thấp, trong đó có một số người chỉ cần ôm được một chút vốn là có thể xông thẳng vào ngành tuỳ ý chém giết.
Nói thẳng ra thì hiện nay có quá nhiều người đầu tư vào ngành dịch vụ ăn uống. Chỉ cần hơi để ý một chút là bạn sẽ phát hiện ra rằng xung quanh các phố đi bộ, trung tâm thương mại nơi nơi đều là quán ăn nhà hàng.
Có thể nói rằng, số lượng nhà hàng hiện nay đã gấp 10 lần so với 5 năm về trước.
Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không nói là lượng người ăn cơm sẽ không nhiều lên, nhưng tần suất xuất hiện của các nhà hàng trong nhiều năm gần đây thực sự còn nhanh hơn cả tăng trưởng dân số.
Điều này dẫn tới một hệ quả đó là lượng người ăn uống tại các nhà hàng nhiều lên, trước đây họ chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất nhưng nay có tới 10 sự lựa chọn khác nhau, bởi có quá nhiều nhà hàng, quán ăn khác nhau.
Cạnh tranh vì thế trở nên khốc liệt, thị trường rất thực tế, từ trước đến nay vẫn là mạnh thắng yếu thua, kẻ mạnh sống sót còn kẻ yếu sẽ bị đào thải.
Khi mức cung nhiều hơn mức cầu thì tự nhiên đại đa số các nhà đầu tư nhà hàng sẽ cảm thấy khó khăn trong việc kinh doanh, do vậy mới xuất hiện trào lưu đóng cửa, phá sản.