Kinh doanh hàng nội địa Việt Nam hay hàng ngoại là sự lựa chọn tốt hơn?

Đứng trước sự đổ bộ hàng loạt của rất nhiều thương hiệu lớn mang tầm vóc Quốc tế từ khắp các thị trường lớn và sôi động, nhà kinh doanh Việt Nam chắc chắn ít nhất một lần cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn mặt hàng nội địa trong nước hay hàng ngoại để kinh doanh để tạo ưu thế lớn, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp trong dài hạn. Mỗi ngành hàng lại có đặc trưng về nguồn và nhu cầu từ người tiêu dùng rất khác nhau, chính vì vậy, người bán không thể áp cùng một công thức hay lời khuyên nào với sản phẩm của mình, mà phải quan sát và tập trung phân tích insight, xu hướng thị trường.

1, Kinh doanh hàng nội địa Việt Nam: Những mặt hàng nổi bật đem lại lợi nhuận lớn

Đối mặt với sức ép vô cùng lớn từ hàng ngoại của nhiều nhãn hàng Quốc tế có tên tuổi trên thị trường trong và ngoài nước, cùng tâm lý “sính” hàng ngoại không ngừng thay đổi của khách hàng Việt, các nhà kinh doanh cũng đừng vội mất niềm tin và e dè với những dòng sản phẩm nội địa Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng hàng Việt Nam vẫn đã, đang và sẽ tạo ưu thế riêng biệt trên thị trường, liên tục nỗ lực để phát triển chất lượng, tối ưu trải nghiệm dịch vụ khách hàng để thu hút người tiêu dùng.

a, Xu hướng “người Việt dùng hàng Việt” đang trên đà tăng trưởng nóng, nhưng có bền hay không là bài toán dành cho các doanh nghiệp bán lẻ

 Từ năm 2014 đến nay, việc người tiêu dùng Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã có những biến chuyển tích cực, trung bình mỗi năm tăng 15%, tạo động lực lớn cho nhiều đơn vị sản xuất, phân phối và buôn bán hàng Việt phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Các dòng sản phẩm trong nước bắt đầu tận dụng những ưu thế vượt trội của mình, tập trung khác biệt hoá các mặt hàng từ thiết kế, tính năng,… để cạnh tranh cả về chất lượng và mẫu mã đối với những dòng hàng ngoại cùng loại. Điều này đã góp phần thay đổi không ít hành vi người tiêu dùng, hướng sự quan tâm của họ sang những mặt hàng trong nước, với lợi thế cạnh tranh về giá cả tương đối lớn, và trải nghiệm khách hàng không hề “lép vế” hàng Ngoại một chút nào. Không những thế, nhiều sản phẩm được thiết kế và sản xuất bởi người Việt còn thu hút cả thị trường xuất nhập khẩu ở các nước lớn như Thái Lan, Indonesia, Hoa Kỳ, Trung Quốc,…

Thời buổi công nghiệp hoá – hiện đại hoá cùng xu hướng “mở cửa” toàn cầu đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít cơ hội học tập và “nhập khẩu” công nghệ tiên tiến để chế tạo sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, nhân sự, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng. Từ đây, hàng Việt Nam đã không còn chịu cảnh “hẩm hiu” trước các “ông lớn” phương Tây và vẫn hoàn toàn lôi cuốn khách hàng mua sắm, tin dùng.

Tuy nhiên, việc “giữ chân” khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào “thời thế” mà những chiến lược kinh doanh dài hạn mới chính là nhân tố mang tính quyết định. Đẩy mạnh truyền thông và chăm sóc khách hàng, tạo ưu thế ngành hàng để đứng vững trước xu thế toàn cầu hoá cần được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đầu tư.

b, Các mặt hàng “thuần Việt” có thể kinh doanh lãi lớn trong dài hạn

Vấn đề cạnh tranh với các thương hiệu Quốc tế lại là một bài toán khó hơn bao giờ hết, và doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần sử dụng đến những lợi thế của thị trường trong nước như mức giá trung bình thấp hơn hàng ngoại, nhiều sản phẩm phù hợp với đặc điểm cơ thể và phong cách sống của người Việt. Đồng thời, nhà kinh doanh cần tập trung tạo lợi thế về giá, song hành cùng đổi mới, hoàn thiện không ngừng cho sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng. Đặc biệt, những mặt hàng phù hợp để đầu tư kinh doanh từ nguồn trong nước, có tiềm năng trong xu thế thị trường hiện nay đồng thời đem lại mức doanh thu lớn nhất là:

  • Thời trang – May mặc (Doanh thu trung bình: Khoảng 35.000 USD/năm).
  • Cà phê (Doanh thu trung bình: 40.120 USD/năm).
  • Thuỷ sản – Nông sản (Doanh thu trung bình: 46.500 USD/năm)
  • Nội thất (Doanh thu trung bình: 32.700 USD/năm)
  • Phụ tùng – Linh kiện máy móc (Doanh thu trung bình: 36.000 USD/năm).
  • Đồ gia dụng (Doanh thu trung bình: 29.500 USD/năm)

>> Khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn, Kinh doanh như thế nào để kiếm lời ?

 2, Kinh doanh hàng ngoại: Vươn xa để bắt nhịp xu hướng thị trường

 Thời kỳ “mở cửa” của đất nước đã và đang tạo thời cơ hết sức thuận lợi cho các nhà kinh doanh hàng ngoại phát triển và buôn bán sản phẩm với doanh thu siêu lớn. Một số mặt hàng là “đặc sản” của các thị trường ngoài nước vẫn luôn được đông đảo khách hàng Việt săn đón bởi sự uy tín về chất lượng đã được khẳng định nhiều năm trên nhiều thị trường lớn trong khu vực và trên Thế giới. Đặc biệt, với những dòng sản phẩm “ngoại quốc”, người kinh doanh có thể dễ dàng lựa chọn hình thức bán hàng tại showroom phân phối độc quyền, các cửa hàng offline hay shop online.

a, Hàng ngoại đang chiếm lĩnh đến 60% thị trường Việt Nam

Các mặt hàng xách tay hoặc sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài liên tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam với số lượng lớn, tạo sức hút đặc biệt đối với khách hàng nước ta. Theo thống kê mới nhất, hàng ngoại đang chiếm lĩnh đến 60% thị trường Việt Nam, chiếm ưu thế không hề nhỏ về sự đa dạng, tiện lợi của mặt hàng cũng như “tiếng tăm” từ những thương hiệu mang tầm vóc Quốc tế.

Đa số người tiêu dùng Việt có xu hướng và tâm lý yêu thích, tin tưởng lựa chọn các dòng sản phẩm nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, đồ điện tử,… mang thương hiệu Quốc tế, được nhập khẩu nguyên chiếc với công nghệ hiện đại từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ,…

So với hàng nội địa, các sản phẩm đến từ những Quốc gia lớn chiếm ưu thế bởi sự đa dạng về chủng loại, công nghệ độc quyền hiện đại bậc nhất trên Thế giới, đem lại sự yên tâm tuyệt đối cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tâm lý “sính ngoại” của khách hàng Việt Nam sẽ tăng lên khi họ có nhu cầu sử dụng những sản phẩm cộp mác “hàng ngoại” để thể hiện đẳng cấp sang trọng cũng như phong cách mang đậm cái “tôi” cá nhân.

b, Bạn đã sẵn sàng trở thành “vua” kinh doanh hàng ngoại với những dòng sản phẩm này không?

 Dẫn đầu xu hướng thị trường với những mặt hàng ngoại hấp dẫn, độc – lạ – chất lượng cao sẽ đem đến thành công lớn đến bất ngờ cho nhà kinh doanh. Những dòng sản phẩm tạo sức nóng tại thị trường Việt Nam không ổn định mà biến động liên tục theo thời gian, chính vì thế, người bán cần luôn nhanh bén cập nhật những mặt hàng tiềm năng, “cầu cao” để lôi cuốn đông đảo cộng đồng khách hàng mua sắm. Các mặt hàng hiện nay đang thu hút đầu tư từ các thị trường lớn và nhận được sự quan tâm, lựa chọn rất nhiều từ người tiêu dùng Việt:

  • Đồ gia dụng từ Nhật Bản (Doanh thu trung bình: 50.000 USD/năm)
  • Thiết bị điện tử, phần mềm công nghệ cao từ Nhật Bản (Doanh thu trung bình: 80.000 /năm).
  • Mỹ phẩm Hàn Quốc (Doanh thu trung bình: 30.800 USD/năm)
  • Bánh kẹo, đồ ăn liền Hàn Quốc (Doanh thu trung bình: 34.000 USD/năm).
  • Mỹ phẩm Pháp (Doanh thu trung bình: 26.100 USD/năm).
  • Thời trang Trung Quốc (Doanh thu trung bình: 42.000 USD/năm)
  • Thời trang Hàn Quốc (Doanh thu trung bình: 42.000 USD/năm).
  • Hoa quả từ Australia (Doanh thu trung bình: 54.000 USD/năm).
  • Máy vi tính, điện tử từ Mỹ (Doanh thu trung bình: 72.500 USD/năm).

 Kinh doanh hàng nội địa Việt Nam hay hàng ngoại đều có những lợi thế và hạn chế riêng, đặc biệt là đều phải chịu sức ép cạnh tranh thương hiệu từ nhiều phía, phải luôn tự “làm mới mình” và vận dụng linh hoạt các chiến lược Marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm, cân đối mức giá nhằm thúc đẩy thị trường, tạo xu hướng mới và kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Trả lời