Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán xương máu của người Trung Hoa

Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán xương máu của người Trung Hoa

Người Trung Hoa nổi tiếng với khả năng buôn bán giỏi của mình. Chúng ta luôn thắc mắc vì sao họ có thể kinh doanh giỏi như vậy, có cách nào để bán được nhiều hàng, thuyết phục được khách hàng như người Trung Quốc hay làm không?

Các chợ người Trung trải dài trên nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói khả năng buôn bán của họ là xuyên quốc gia. Chủ đề hôm nay chúng ta cùng nhau thảo luận đó chính là Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán xương máu của người Trung Hoa.  Mời các bạn cùng đón đọc.

Người Trung Hoa luôn biết cách thuyết phục người mua hàng bằng cách đánh vào tâm lý của khách hàng

Chúng ta phải công nhận rằng người Trung Quốc có khả năng thuyết phục cực kỳ giỏi trong việc buôn bán. Chúng ta sẽ lấy một vài ví dụ để chứng minh điều này.

Chúng ta thường có nhiều tour du lịch sang Trung Quốc, đặc biệt là đến các làng nghề truyền thống hoặc cơ sở bán đồ truyền thống. Khi đi ắt hẳn ai cũng ghi rõ trong đầu rằng không được mua bất cứ món gì. Nhưng khi vào tới một tiệm trà của Trung Quốc, nghe người bán giới thiệu đây là một loại trà đặc biệt tốt cho sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh. Điểm khác biệt của loại trà này đó chính là được hái vào buổi sáng sớm khi còn sương trên lá. Và người hái chính là những cô gái trẻ đẹp.

Cách giới thiệu rất cuốn hút và khiến người nghe chỉ mãi chạy theo sự thuyết phục của người bán. Mặc dù biết đó không phải là thật nhưng vẫn có rất nhiều người mua trà. Người bán đã giỏi trong việc đánh vào tâm lý khách hàng là yêu thích những thứ mới lạ, những thứ tốt cho sức khỏe.

Ví dụ thứ hai đó là về giảm giá: Kinh doanh nói thách giá ở đâu cũng có. Người Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Khi đến mua hàng tại một cửa hàng người Trung Quốc. Họ nói rằng chiếc gối kê này giá 100 nhân dân tệ. Bạn trả giá xuống 50 tệ họ cũng sẽ bán. Và tất nhiên, đi kèm với việc đồng ý giá bán đó là những câu nói đại loại như: “anh vui vẻ nên tôi bán rẻ cho đấy, đừng nói với ai nhé!”, hay “thôi chịu lỗ bán cho anh làm quen vây!”.

Thực tế họ không hề lỗ, nhưng khi người bán nói những câu như vậy sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy mình mua được lời, người bán này thật thân thiện, có nên mua thêm hàng của anh ta hay không. Việc sử dụng những câu nói như vậy khi chốt giá cũng là lúc người bán đánh vào tâm lý khách hàng để khiến họ chắc chắn về việc mua hàng của mình hơn.

Qua hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy khả năng thuyết phục trong bán hàng của người Trung Quốc vô cùng giỏi. Tâm lý là yếu tố rất khó nắm bắt và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Nhưng họ có thể làm được điều đó, có nghĩa họ rất giỏi. Khi nắm được tâm lý khách hàng rồi, học có thể khiến khách hàng mua sản phẩm của họ. Từ đó họ bán được rất nhiều và thu về lợi nhuận lớn.

Kinh nghiệm buôn bán của người Trung Hoa: Các tiểu thương Trung Quốc rất đoàn kết, mục tiêu là bán được hàng hơn là cạnh tranh

Chúng ta thường nghĩ kinh doanh buôn bán cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng đó chỉ là một phần. Cũng có rất nhiều đối thủ chọn lựa việc hỗ trợ nhau để kinh doanh buôn bán tốt hơn. Trong buôn bán người Trung Hoa cũng vậy.

Khi bạn đến một cửa hàng mua chăn màn nhưng tại cửa hàng này không có kích thước chăn như bạn mong muốn. Nếu như những người bán khác họ sẽ để bạn tự đi tìm cửa hàng khác để mua. Nhưng những tiểu thương Trung Quốc sẽ sẵn sàng dẫn bạn đến một cửa hàng khác để bạn có thể tìm thấy sản phẩm mình cần tìm.

Như vậy, có nghĩa họ đang dẫn khách hàng đến cho đối thủ nhưng họ vẫn sẵn lòng. Đối với người Trung Hoa, họ rất đoàn kết và mục tiêu là bán được nhiều hàng nhất hơn là cạnh tranh. Vì họ biết, dù gì họ cũng sẽ không bán được hàng theo nhu cầu khách hàng. Vậy chi bằng hãy giới thiệu một cửa hàng khác, lần sau cửa hàng đó có thể giúp lại họ. Tất cả đều chung mục tiêu có lợi cho hai bên.

Đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong kinh doanh buôn bán của người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới mà chúng ta nên học hỏi.

>> Người Trung Quốc làm giàu như thế nào? Bí quyết của người Hoa

Trong kinh doanh buôn bán, họ luôn chú ý đến thời gian nhập và xuất hàng

Có lẽ đây không chỉ là kinh nghiệm riêng của người Trung Quốc mà hầu hết người kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới đều áp dụng. Đó chính là chú ý đến thời gian nhập và xuất hàng. Cụ thể hơn là việc mua vào khi giá rẻ và bán ra khi giá cao.

Người Trung Quốc rất có tầm nhìn trong việc dự đoán tình hình tiêu thụ và giá bán của sản phẩm trong tương lai như thế nào để quyết định nên nhập hàng khi nào. Họ sẽ canh thời gian giá mặt hàng đó đang rẻ để mua vào trữ hàng. Đến khi giá cao thì đem ra bán kiếm lời.

Kinh nghiệm này nhìn đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể dự đoán được tình hình lên xuống của giá và nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm. Cho nên, đây là một kinh nghiệm mà chúng ta cần học hỏi nhiều mới có thể giỏi lên được.

Giấu nghề gia truyền – Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán xương máu của người Trung Hoa

Người Trung Quốc nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm, món ăn mang đậm chất gia truyền. Chính vì mỗi người có một bí quyết riêng đã giúp tạo ra rất nhiều sự độc đáo, chất riêng trong từng sản phẩm, dịch vụ hay món ăn của người Trung Hoa. Và họ không bao giờ để lộ bí quyết gia truyền nhà mình cho người ngoài biết. Đây cũng là một trong những bí quyết kinh doanh xương máu của người Trung Hoa.

Trong kinh doanh, sự độc đáo, lạ mắt chính là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Do vậy, việc giấu kỹ bí quyết gia truyền là điều dễ hiểu. Dù bạn có đến đó học nghề thì cũng đừng nghĩ rằng họ sẽ dạy hết cho bạn những công thức hay bí quyết chính gốc của gia đình họ. Thường họ chỉ truyền nghề cho con ruột hoặc người thân trong gia đình. Và tất cả con cháu cũng đều được căn dặn về việc bảo vệ bí quyết gia truyền.

Người Trung Hoa luôn chịu lời ít để bán được nhiều hàng hơn.

Nếu như nhiều người chọn nâng giá bán cao hơn so với giá gốc để kiếm lời thì người Trung Hoa lại đi ngược lại. Họ chọn việc lời ít hơn nhưng lại thành công và kiếm được nhiều tiền hơn so với những người muốn lời nhiều.

Người Trung Quốc rất hiểu tâm lý mua hàng của khách hàng, đó là khách hàng sẽ có xu hướng chọn mua những sản phẩm có giá rẻ hơn nên ở đâu rẻ thì họ sẽ mua ở đó. Mặc dù tiền lời sẽ ít hơn nhưng bù lại họ lại bán được rất nhiều hàng. Từ đó cộng dồn số tiền lời họ sẽ thu được nhiều hơn so với những người muốn lời nhiều.

Ví dụ người Trung Quốc bán một chiếc áo chỉ lời 10 tệ, một người khác cũng bán chiếc áo đó nhưng lại để mức giá cao để lời được 30 tệ. Cuối ngày, người bán hàng Trung Quốc kia bán được 100 chiếc áo, lời được 10 tệ. Còn người bán hàng lời cao chỉ bán được 2 chiếc áo, lời 60 tệ.

Từ đây chúng ta rút ra được một bài học đó chính là lời ít nhưng cộng dồn lại sẽ là một con số rất lớn. Cho nên đừng tham lam muốn lời nhiều mà dẫn đến thất bại.

Với chủ đề Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán xương máu của người Trung Hoa, hy vọng chúng ta sẽ rút ra được những bài học và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả nhất cho bản thân. Cảm ơn đã theo dõi hết bài phân tích này.

Trả lời