Làm gì khi đối thủ cạnh tranh giảm giá-Có nên giảm giá sản phẩm

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, đối thủ cạnh tranh giảm giá tấn công là điều không thể tránh khỏi. Trước những động thái giảm giá cạnh tranh đó. Doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm phải chuẩn bị và đưa ra những phản ứng gì? Đây là vấn đề nóng hổi đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Trong thị trường sản phẩm bị đồng chất hóa một cách cao độ như hiện nay. Doanh nghiệp chỉ có thể giảm giá theo đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác.

Trong thị trường sản phẩm không bị đồng chất hóa. Doanh nghiệp có thể đưa ra các các phản ứng theo cách điều chỉnh giá của doanh nghiệp.

Thông thường, trước khi đưa ra phản ứng trước hành động điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải xem xét kỹ một số vấn đề sau:

Một là, mục đích điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh là gì? Để tranh cướp thị trường của doanh nghiệp? Hay lợi dụng khả năng sản xuất quá dư thừa để giảm thiểu chi phí?

Hai là, động thái điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh là động thái dài hạn. Hay chỉ mang tính chất tạm thời?

Ba là, nếu doanh nghiệp không đưa ra phản ứng trước hành động điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ chiếm hữu thị trường và lợi nhuận sản xuất có bị ảnh hưởng hay không? Những người cùng ngành khác có đưa ra phản ứng trước động thái giảm giá đó hay không?

Bốn là, nếu doanh nghiệp đưa ra một phản ứng nào đó trước hành động điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh. Liệu sẽ gây ra chuỗi phản ứng nào đó không đối với đối thủ cạnh tranh và những người cùng ngành khác không?

Fujifilm khi tấn công Kodak, BYK khi tấn công Gillette đại đa số đều sử dụng giá bán làm vũ khí. Trong ngành máy tính của thế giới đương đại hiện nay, sản phẩm của công ty IBM đang phải chịu sự thách thức của các công ty đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các sản phẩm từ những công ty Nhật Bản, Hàn Quốc này hoàn toàn có thể sánh vai với IBM. Nhưng giá bán sản phẩm lại tương đối thấp. Do vậy, mức độ nắm giữ thị trường của IBM đang phải chịu sự uy hiếp lớn.

Trước động thái điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh. Người lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn một trong các đối sách dưới đây. Căn cứ theo khả năng và tình hình thực tế của doanh nghiệp để chống lại chiến lược hạ giá của đối thủ cạnh tranh.

1, Giữ nguyên mức giá

Với tư cách là người lãnh đạo thị trường. Sở dĩ doanh nghiệp lựa chọn phản ứng giữ nguyên mức giá là do:

Thứ nhất, nếu hạ giá tổn thất một phần lợi nhuận là điều tất nhiên. Thứ hai, giữ nguyên giá gốc mặc dù sẽ khiến tỷ lệ chiếm giữ thị trường bị tổn thất nhưng sẽ không quá lớn. Thứ ba, giữ nguyên giá gốc giúp doanh nghiệp có thêm thời gian tổ chức phản công.

Nhưng cách làm này có lúc sẽ không có hiệu quả. Bởi lượng bán của đối thủ cạnh tranh tăng cao sẽ gây ra sự thay đổi được cái này mất cái kia trong niềm tin kinh doanh thị trường. Bởi vậy tỷ lệ chiếm hữu thị trường tương đối sẽ phát sinh sự thay đổi.

2, Nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm

Với tư cách là người lãnh đạo thị trường, doanh nghiệp ngoài việc giữ nguyên mức giá. Còn phải nâng cao giá trị sản phẩm. Ví dụ, có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ và phương pháp trao đổi. Có thể làm nổi bật giá trị tương đối của sản phẩm cao hơn sản phẩm giá thấp của đối thủ cạnh tranh…

Xét trên một mức độ nào đó, giữ nguyên mức giá, đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm càng có ý nghĩa kinh doanh chiến lược hơn việc giảm giá hoặc giảm thiểu mức độ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.

>> Để Tăng trưởng lợi nhuận ngược dòng khi cửa hàng ra chiến lược giảm giá

3, Giảm giá

Khi doanh nghiệp gặp phải các tình trạng sau, tốt nhất nên thực hiện chiến lược giảm giá:

Thứ nhất, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đang giảm dần cùng với việc tăng trưởng sản lượng. Thứ hai, thị trường tương đối nhạy cảm trước những biến động giá. Nếu không hạ giá sẽ khiến doanh nghiệp mất đi một lượng lớn tỷ lệ chiếm hữu thị trường.

Ba là, một khi doanh nghiệp mất đi tỷ lệ chiếm hữu thị trường, sẽ khó lòng vực lại được. Động thái giảm giá thường đi kèm với tình trạng giảm lợi nhuận.

Nhưng xét từ góc độ lâu dài, doanh nghiệp lúc này không thể đồng thời cùng lúc giảm thiểu chất lượng sản phẩm. Và giảm thiểu dịch vụ và trao đổi kinh doanh. Để tránh gây ra quá nhiều những di chứng kinh doanh thị trường sau này.

4, Tăng giá nhưng đồng thời cũng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công ty Humberlay Mỹ đã từng sản xuất một loại rượu thương hiệu Vodka mang tên “Smirnoff”. Loại rượu này chiếm 23% trên thị trường Vodka Mỹ. Nhưng đồng thời phải chịu sự công kích từ một loại rượu Vodka khác mang tên “Wolf Schmid”.

Khi “Wolf Schmid” điều chỉnh giảm giá mỗi chai rượu 1 đô la để tiến hành công kích. Humberlay không hề chạy theo đối thủ. Ngược lại nâng giá bán mỗi sản phẩm lên 1 đô la. Đồng thời sử dụng nguồn thu nhập tăng thêm đó vào mục đích quảng cáo.

Ngoài ra Humberlay còn cho ra mắt thị trường một loại rượu Vodka mới mang tên Popov. Chiến lược phản công độc đáo của Humberlay sau khi thực hiện không lâu. Đối thủ cạnh tranh phải nhận cái kết thất bại.

Hiển nhiên, khi người lãnh đạo thị trường gặp phải công kích. Còn có thể thông qua chiến lược nâng giá và ra mắt một số những sản phẩm mới để phản công lại đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp xây dựng hình tượng hoàn toàn mới cho sản phẩm mới.

5, Tung sản phẩm giá rẻ để tấn công

Đối với những doanh nghiệp đứng trong vị trí lãnh đạo thị trường. Phản ứng tốt nhất đó là trong quá trình kinh doanh sản phẩm tăng thêm một số sản phẩm giá rẻ. Hoặc sáng lập thêm một thương hiệu giá rẻ khác.

Nhất là khi doanh nghiệp đang ở trong thị trường phân khúc. Hết sức nhạy cảm trước những biến động giá. Chiến lược này đặc biệt quan trọng.

Dĩ nhiên, doanh nghiệp lúc này vừa phải giảm giá vừa phải xem xét tới giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Tầm quan trọng trong việc tổ hợp sản phẩm. Mục đích của đối thủ cạnh tranh và tình trạng nguồn tài nguyên. Tính nhạy cảm của giá bán và giá trị thị trường. Mối quan hệ tác dụng giữa chi phí và sản lượng. Hay bản thân doanh nghiệp có tồn tại những cơ hội có thể lựa chọn khác không?….

Tóm lại, khi doanh nghiệp gặp phải tình trạng giá cả thị trường phát sinh biến động. Phải tiến hành phân tích nghiên cứu mở rộng đối với những phương án mang tính lựa chọn.

Dù là như vậy, doanh nghiệp vẫn sẽ luôn phải đứng sau đối thủ cạnh tranh. Bởi trước khi đối thủ cạnh tranh phát động tấn công. Họ đã làm đủ mọi công tác chuẩn bị. Còn doanh nghiệp buộc phải đưa ra phản ứng trước động thái điều chỉnh giảm giá của đối thủ cạnh tranh trong thời gian ngắn.

Ở đây đang tồn tại một quyết sách chậm trễ về thời gian. Doanh nghiệp muốn rút ngắn khoảng cách chậm trễ về thời ngày này. Chỉ có một phương pháp duy nhất đó là dự đoán cách mà đối thủ cạnh tranh sẽ điều chỉnh giá. Đồng thời làm tốt công tác đối phó và chuẩn bị đầy đủ mọi tình huống để phản công.

Trước những động thái điều chỉnh giảm giá của đối thủ. Việc doanh nghiệp cần phải làm đầu tiên đó là bình tĩnh quan sát tình hình. Sau đó đưa ra các phản ứng chiến lược phù hợp với điều kiện, tình hình và khả năng của doanh nghiệp.

Trả lời