Khi tình hình kinh tế suy thoái vẫn đang diễn ra như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống kinh doanh trực tuyến vẫn là một phương thức hữu hiệu cho bất cứ ai muốn khởi nghiệp. Vậy những người làm thương mại điện tử đang bận rộn học tập những gì mỗi ngày? Tại sao họ lại không ngừng học tập? Sau đây, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiến những người làm về thương mại điện tử không ngừng học tập:
1, Quy tắc nền tảng không ngừng thay đổi
Người làm thương mại điện tử rất phụ thuộc vào nền tảng và mà các quy tắc nền tảng liên tục thay đổi. Ví dụ, để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho người mua những trang web thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba,… đã tiến hành điều tiết thị trường như phát hành sản phẩm, tổ chức các hoạt động khuyến mãi, vv, thường xuyên điều chỉnh từ những khâu nhỏ nhất để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng.
Có trường hợp những khâu đó chỉ có lợi với người mua và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của doanh nghiệp thì những công ty này vấn quyết định làm bởi họ đặt tiêu chí của người tiêu dùng lên hàng đầu- đây cũng chính là lí do khiến các trang thương mại điện tử này ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Do đó, những người kinh doanh thương mại điện tử liên tục theo dõi thị trường và các quy tắc nền tảng để có chính sách điều chỉnh hợp lý.
2, Các hoạt động kinh doanh nền tảng không ngừng biến đổi
Các hoạt động và loại hình kinh doanh không ngừng biến đổi, ví dụ, trong những năm gần đây, khá phổ biến các loại hình kinh doanh như tiếp thị, bán hàng trực tiếp qua mạng xã hội như bán hàng bằng cách livestream trên ứng dụng Facebook, Instagram,…hay tạo lập các trang web mua bán điện tử như Tiki, Sendo,… Là một người kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, trước hết người đó phải thông thạo việc sử dụng các thiết bị công nghệ, và ngày ngày trau dồi cho mình những kỹ năng mềm.
Nếu khi kinh doanh chúng ta không thể nhìn thấy hướng đi, cách dễ nhất là làm theo chiến lược và đi theo nền tảng, hướng phát triển này thường là xu hướng của ngành trong tương lai.
Là một nhà kinh doanh, đòi hỏi bạn phải biết “nhìn xa trông rộng”, phải có chiến lược và những hướng đi riêng cho mình. Điều này yêu cầu người kinh doanh phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường cho bản thân mình, bởi đây sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh.
3, Thay đổi thị trường
Trước đây, tại Việt Nam khi mua sắm qua mạng, Lazada sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự phát triển như hiện nay, lazada không còn là trang web chiếm ưu thế số 1 nữa mà thay vào đó là Shopee, Sendo, Tiki,…và theo số liệu thống kê mới nhất, trang web mua sắm trực tuyến được đông đảo người Việt Nam sử dụng nhất hiện nay lại là Shopee và ông chủ của Lazada đã thực hiện rất nhiều biện pháp thay đổi thị trường để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng lượng đơn đặt hàng cho doanh nghiệp của mình.
>> Bạn đã biết đến những bí quyết kinh doanh online kiếm tiền triệu mỗi ngày như thế này?
Có một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất giày và doanh nghiệp này đầu tư vào Shopee, tuy nhiên hợp tác với Shopee không đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp này: lượng đặt hàng ít, giá không tăng lên, lợi nhuận ít. Do vậy, chủ doanh nghiệp sau khi điều tra thị trường một cách cẩn thận đã quyết định xuất khẩu hàng hóa của mình sang Châu Phi. Tuy nhiên khi xuất khẩu giày sang Châu Phi doanh nghiệp này đảm bảo chất lượng của sản phẩm, quan trọng tính bền và giá thành tương đối bởi họ biết bên mua là đất nước không mấy phát triển và nếu sản phẩm có giá thành quá cao chắc chắn sẽ không thể bán được tại đất nước này.
Vì thế, thay vì kiểu dáng, doanh nghiệp này đã sản xuất ra những sản phẩm giày với giá thành hợp lý nhưng đảm bảo chất lượng, vậy nên lượng tiêu thụ hàng hóa của họ cao hơn nhiều đồng thời lợi nhuận vì thế mà nhiều hơn. Đây là ví dụ điển hình cho việc nhà kinh doanh biết thay đổi thị trường và nắm bắt cơ hội, dám nghĩ dám làm.
4, Chính sách và quy định
Những người làm về thương mại điện tử phải thường xuyên học tập, tìm hiểu các chính sách, quy định về kinh doanh.
Những chính sách, điều luật này sẽ có tác động rất lớn đến quý doanh nghiệp. Tình hình thương mại là không ngừng biến đổi, do vậy cá luật lệ, chính sách cũng vì thế mà biến đổi. Là một người kinh doanh, nếu bạn không tìm hiểu những chính sách điều khoản này thì chắc chắn bạn sẽ gặp những rủi ro khi kinh doanh, nếu nó là nhỏ thì có thể giải quyết được nhưng nếu đó là vi phạm những điều bị nhà nước cấm thì kết quả mà các bạn phải chịu là vô cùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, người làm về lĩnh vực thương mại điện tử cần hiểu rõ các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử chẳng hạn như lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
Với những chia sẻ của chúng tôi ở trên tôi nghĩ các bạn sẽ không còn băn khoăn những người làm thương mại điện tử học gì mỗi ngày nữa và tôi khuyên các bạn, những ai đang có ý định kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực này mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác rằng, trước khi quyết định kinh doanh, các bạn hãy trang bị đầy đủ các kiến thức trong lĩnh vực này, không ngừng tìm hiểu và học hỏi những điều mới, bởi chỉ như thế các bạn mới có thể kinh doanh thành công.