Kinh nghiệm mở cửa hàng giày Thể thao (Cẩm nang kinh doanh đầu tư)

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày Thể thao (Cẩm nang kinh doanh)

Cách đây khoảng một vài năm, khi nhắc đến đồ thể thao, giày thể thao chúng ta chỉ luôn nghĩ đến đó là những trang phục, phụ kiện cho các hoạt động thể thao, tập thể dục của mọi người. Nhưng suy nghĩa đó đã thay đổi trong những năm gần đây. Giày thể thao đã trở thành một món phụ kiện fashion được nhiều người sử dụng, phối với những trang phục của mình để trông cá tính và độc đáo hơn. Mỗi người ít nhất cũng sẽ có một đôi giày thể thao trong tủ giày của mình.

Chúng ta vẫn thường đọc thấy tin tức những bạn trẻ thi nhau xếp hàng từ sáng đến tối chỉ để săn và mua những đôi giày thể thao hàng hiệu đắt tiền. Và cũng có rất nhiều even liên quan đến giày thể thao được tổ chức thường xuyên để tạo sân chơi cho những người yêu thích giày thể thao, sneaker. Qua đó chúng ta có thể thấy sức hút hấp dẫn từ thị trường giày thể thao là rất lớn. Nhiều người đã tận dụng, nắm bắt và khai thác thời cơ này để kinh doanh, khởi nghiệp với một cửa hàng giày thể thao. Để bắt đầu mở cửa hàng giày thể thao, chúng ta cần những kinh nghiệm, kiến thức và chuẩn bị những gì? Hãy cùng bytuong.com theo dõi trong bài viết Kinh nghiệm mở cửa hàng giày Thể thao (Cẩm nang kinh doanh) để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết nhé!

Phần 1: Thị trường giày Thể thao Việt Nam trong những năm gần đây

Cùng với quần áo, giày dép cũng là một trong những mặt hàng thời trang được nhiều người quan tâm. Nhu cầu tìm mua và sử dụng các sản phẩm thời trang là rất lớn. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Điều này biểu hiện rõ ở việc khách hàng rất yêu thích và thường xuyên mua, sử dụng các sản phẩm thương hiệu từ nước ngoài. Trong lĩnh vực giày thể thao cũng tương tự vậy.

Phân khúc thị trường giày thể thao tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh trong một vài năm trở lại đây. Năm 2018, tốc độ tăng trường giày thể thao được nhận định sẽ đạt mức 84,4 tỉ USD. Cho thấy tiềm năng của phân khúc thị trường này rất lớn.

Nhìn chung, những ông lớn như Nike, adidas, conversi, asicstiger đang là những thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị trường Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới. Về trong nước, chúng ta cũng có thể nhắc đến thương hiệu Biti’s là một thương hiệu nổi tiếng trong phân khúc thị trường giày dép phi thể thao tại Việt Nam nhưng cũng trải qua một thời gian im hơi lặng tiếng. Cho đến năm 2016, một cú nhảy vọt đã giúp Biti’s dần tìm lại vị thế của mình trong nước bằng việc tung ra siêu phẩm Biti’s Hunter – giày thể thao mang thương hiệu Việt Nam, cạnh tranh cùng với các ông lớn như Nike, adidas, conversi, asicstiger…

Có thể thấy phân khúc thị trường giày thể thao tại Việt Nam đang thật sự diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để nhiều bạn có thể bắt tay vào thực hiện ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp của mình bằng việc mở một cửa hàng giày Thể thao.

Phần 2: Kinh nghiệm mở cửa hàng giày Thể Thao

Sau khi đã dành thời gian nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường giày thể thao tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị từng bước, lên kế hoạch cụ thể để mở một cửa hàng kinh doanh giày thể thao.

Xác định đối tượng khách hàng

Chi phí kinh doanh một cửa hàng giày thể thao không phải là thấp. Vì vậy, cần xác định rõ được đối tượng khách hàng mục tiêu chính của mình là ai để có thể hạn chế được những chi phí phát sinh không đáng có; đồng thời để quyết định lựa chọn  dòng sản phẩm sẽ kinh doanh.

Nếu đối tượng khách hàng của chúng ta là những khách hàng có thu nhập thấp, nhu cầu sử dụng và quan tâm đến giày thể thao chủ yếu là kiểu dáng và giá cả như: học sinh, sinh viên, công nhân… thì chúng ta có thể lựa kinh doanh những dòng sản phẩm giày thể thao có giá thấp, là hàng fake, nhưng vẫn đảm bảo kiểu dáng hợp thời trang.

Nếu đối tượng khách hàng là những người có thu nhập ổn định hoặc ở mức cao, có nhu cầu sử dụng và quan tâm giày thể thao chủ yếu về chất lượng, thương hiệu và kiểu dáng thì chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, kinh doanh hàng chính hãng. Đối với hàng chính hãng thì chúng ta sẽ phải đầu tư chi phí nhập hàng khá lớn.

Tìm kiếm nguồn hàng ở đâu?

Nếu đã xác định được dòng sản phẩm mình sẽ kinh doanh, chúng ta sẽ dựa vào đó để bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung cấp.

Đối với những sản phẩm giá rẻ, hàng fake: chúng ta có thể nhập hàng ở những chợ đầu mối, cơ sở đại lý phân phối giày giá rẻ, hoặc dành thời gian nhập hàng ở cửa khẩu gần Trung Quốc thì chúng ta sẽ nhập được hàng với giá rẻ nhất.

Đối với những dòng sản phẩm cao cấp, thương hiệu:

+ Chúng ta có thể nhập hàng từ chính các công ty, cửa hàng chính hãng của các thương hiệu đó. Giá nhập sẽ không hề rẻ nên hãy cân nhắc kỹ trước khi nhập một số lượng lớn.

+ Hoặc chúng ta có thể hợp tác trở thành đại lý, cửa hàng chính hãng cho chính các thương hiệu giày nổi tiếng đó. Nhưng nếu theo hình thức này, chúng ta sẽ bị hạn chế về mẫu mã và thương hiệu giày vì chỉ được phép kinh doanh mỗi giày của thương hiệu đó. Bù lại, chúng ta có thể được nhận những ưu đãi và chính sách hỗ trợ kinh doanh để giảm bớt chi phí kinh doanh đầu tư ban đầu.

+ Ngoài ra, chúng ta có thể nhập những nguồn hàng chính hãng bằng cách xách tay sản phẩm từ chính store ở nước ngoài về Việt Nam. Hãy tận dụng những khoảng thời gian sale, khuyến mãi từ những store này để nhập hàng về.

>> Tất cả về kế hoạch kinh doanh giày dép (thực tế)

Mặt bằng cửa hàng

Tùy theo đối tượng khách hàng mà chúng ta sẽ lựa chọn vị trí kinh doanh phù hợp.

Đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên: chúng ta có thể lựa chọn đặt cửa hàng ở gần trường học, khu trọ sinh sống của học sinh, sinh viên.

Đối với cửa hàng giày chính hãng, kinh doanh các sản phẩm có thương hiệu, chúng ta có thể bắt đầu với việc đặt cửa hàng tại một nơi đông dân cư, nơi có tần suất xuất hiện của đối tượng khách hàng mục tiêu thường xuyên.

Trang trí cửa hàng Giày thể thao như thế nào?

Vì là thời trang thể thao, nên chúng ta sẽ bày trí và thiết kế theo phong cách thể thao, năng động và hiện đại. Trong cửa hàng cần có các kệ đệ giày, ghế ngồi cho khách hàng có thể ngồi thử. Bên trong cửa hàng sẽ trang trí những bức tranh chụp về Giày và những cầu thủ nổi tiếng, người nổi tiếng sử dụng những đôi giày đó.

Công cụ Marketing

Chúng ta có thể thu hút khách hàng bằng cách thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Thường xuyên có các dịp tri ân với khách hàng. Cung cấp thêm dịch vụ nhận order giày từ nước ngoài về. Hoặc miễn phí, tặng kèm các dụng cụ vệ sinh giày.

Kết hợp giữa kinh doanh trực tiếp và kinh doanh online. Tận dụng sức lan tỏa của internet, các mạng xã hội, chúng ta có thể tăng khả năng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.

Kiến thức về giày thể thao

Để bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh giày thể thao, chúng ta cần có kiến thức để có thể phân biệt được hàng auth và hàng fake. Đặc biệt khi kinh doanh những sản phẩm chính hãng thì chúng ta cần có kiến thức để có thể phân biệt được hàng thật và hàng giả, nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của cửa hàng đối với khách hàng.

Kiến thức tốt sẽ giúp chúng ta tư vấn và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thường xuyên cập nhật, nắm bắt những xu hướng mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng.Thời gian đầu không nên nhập quá nhiều hàng, vì xu hướng thời trang sẽ thay đổi rất nhanh.

Hy vọng với những chia sẻ trên của bytuong.com sẽ giúp bạn thêm tự tin để bắt đầu kinh doanh cửa hàng giày thể thao của mình.

Trả lời