Các bước đầu tư kinh doanh mở quán ăn hiệu quả

Kinh nghiệm mở quán ăn, Bạn muốn mở quán ăn? Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn 3 bước để mở quán ăn hiệu quả.

Mặc dù kinh doanh cửa hàng ăn quy mô ngày càng nhiều nhưng mở quán nào vẫn hot quán đó. Nên không ít nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực kinh doanh này. Vậy mở quán ăn cần phải có những yếu tố gì để hiệu quả và thành công?

Bước 1: Phân tích kinh doanh

Đối với những người lần đầu kinh doanh nhượng quyền nhà hàng. Luôn không có tài liệu lịch sử trực tiếp nào để học hỏi và làm theo. Do vậy, người đầu tư cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của những người cùng ngành hoặc những nhà hàng gần đó.

Để phân tích doanh thu hiện tại, thời gian kinh doanh, thời điểm cao điểm, số lượng chỗ ngồi, đơn giá trung bình, số lần giao dịch, mức độ ảnh hưởng cạnh tranh, trình độ tiêu dùng, doanh thu thời kỳ cao điểm…Từ đó, dự kiến doanh thu cửa hàng. Khi phân tích cân bằng lãi lỗ bằng doanh thu phải chú ý tới những chi phí phát sinh trong cửa hàng như sau:

Chi phí cố định: tiền lương quản lý, chi phí phục vụ công, chi phí văn phòng phẩm, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, lãi lỗ tiền mặt, chi phí khác, thuế thu nhập, tiền bảo hiểm, phí quản lý…

Chi phí lưu động: chi phí nguyên liệu thực phẩm, chi phí đóng gói, tiền lương nhân viên, phí dịch vụ y tế, phí quảng cáo thị trường, tiền ăn nhân viên, chi phí đồng phục, chi phí vận chuyển, phí nhượng quyền thương mại…

Chỉ cần kiểm soát lợi nhuận doanh thu sau khi cân bằng doanh thu của hai loại chi phí trên. Xem xét tốc độ tăng trưởng và thời hạn hoàn gốc là hai chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong phân tích kinh doanh.

Bước 2: Tính toán sơ lược kế hoạch đầu tư

Ví dụ lợi nhuận ròng đầu tư ít nhất phải là 16%. Lợi nhuận ròng của doanh thu phải là 5%:

Lợi nhuận dòng thấp nhất/Khoản đầu tư cố định * 16% = tổng số lượng kinh doanh * 5%

Tổng số lượng kinh doanh/Khoản đầu tư cố định=16%/5%=3.2 (tỷ lệ đầu tư quay vòng)

Thông thường, để đảm bảo tình hình quay vòng đầu tư. Tỷ lệ quay vòng trong năm thứ nhất ít nhất là 3 lần. Tức 1/3 doanh thu của năm kinh doanh đầu tiên là giới hạn đầu tư cố định. Ngoài việc mua đất thì thuê mặt bằng cũng là một cách. Tiền thuê mỗi năm là khoảng 5% giá đất.

Thuê mượn địa điểm trong khu trung tâm thương mại để mở quán ăn, kinh doanh nhượng quyền. Mỗi khu trung tâm thương mại đều có cách làm khác nhau. Nhưng đại đa số đều tính toán bằng tiền hoa hồng. Ngoài ra còn phải xem xét tới vấn đề thời hạn thuê.

>> Tỷ lệ các quán ăn đóng cửa có thể tới 65%, nguyên nhân đến từ đâu dẫn đến tỷ lệ đóng tiệm cao vậy?

Bước 3: Ứng dụng thực tế

Mở một quán ăn cần bao nhiêu tiền? Những ai muốn mở quán ăn đều rất quan tâm tới vấn đề này. Công ty cung cấp kinh doanh nhượng quyền phải có nghĩa vụ phổ cập những kiến thức thông tin này. Để mỗi người đầu tư đều nắm được, không đến nỗi quá mù quáng. Phải nắm chắc trong tay thì mới không xuất hiện tình trạng gián đoạn chuỗi nguồn vốn.

1, Thuê cửa hàng

Giá bán được quyết định với vị trí và diện tích mặt bằng, thời gian ký kết hợp đồng…Không phải cứ vị trí đất tốt là sẽ có mức doanh thu tốt. Người đầu tư phải kết hợp với sở thích ăn uống của nhóm người tiêu dùng tại khu vực đó để suy nghĩ và xem xét.

2, Trang trí

Quyết định bởi nhu cầu đẳng cấp, phong cách nhu cầu và nguyên vật liệu sử dụng… Có thể kết hợp với địa chỉ để định vị, phù hợp với các đặc điểm rộng rãi và sáng sủa.

Vệ sinh nhà bếp phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. Sắp xếp sao cho phù hợp hoạt động của đầu bếp và nhân viên. Tiện cho việc đào thải khói và nước thải.. Đồng thời có thể tìm hiểu thêm hệ thống phòng cháy chữa cháy, khí thải, nước ngầm…từ người cho thuê để sắp xếp sao cho hợp lý.

3, Thiết bị

Bao gồm các thiết bị cần cho nhà bếp và quầy lễ tân. Trang thiết bị sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn. Mua sắm thiết bị phải thiết thực, bền và có giá trị kinh tế lâu dài.

Có thể lấy báo giá các loại trang thiết bị nhà bếp với các đẳng cấp khác nhau từ thị trường. Tốt nhất lên cố gắng mua sắm theo lô sản phẩm để nhận được ưu đãi giảm giá.

4, Dụng cụ ăn uống

Dụng cụ ăn uống phải phối kết hợp ăn ý với chủ đề và không gian trang trí của cửa hàng. Căn cứ trên số lượng bàn ăn cũng như lưu lượng khách để thống kế số lượng.

5, Chi phí nhân lực

Phụ thuộc vào quy mô nhà hàng và phân bổ nhân viên. Tính toán bằng cách lấy mức lương tiêu chuẩn của nhân viên * số người. Có thêm tham khảo thêm mức lương tiêu chuẩn trên thị trường lao động.

6, Chuẩn bị và dự trù thực phẩm

Tính toán chuẩn bị thực phẩm dựa trên menu. Nên tính toán dư thừa hơn một chút, thiếu gì bổ sung nấy.

7, Dự toán chi tiêu cố định

Bao gồm phí điện nước, gas, cước phí điện thoại và các chi phí quản lý có liên quan khác.

8, Đăng ký vốn

Thông thường chỉ cần đăng ký 1/3 số vốn kiểm chứng. Nếu có nhu cầu có thể nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức đơn vị đăng ký.

9, Dự toán những khoản chi phí không biết trước

Căn cứ vào từng khu vực địa điểm khác nhau. Bao gồm làm giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn môi trường… Tốt nhất nên đảm bảo đủ chi phí chi tiêu trong 3 tháng đầu. Để nhà hàng, quán ăn được vận hành một cách bình thường.

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ để tham khảo, thực tế kinh doanh có thể sẽ chênh lệch, và bạn cần học được cách tư duy để triển khai mô hình.

Trả lời