Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm, công ty ở giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh

Khi bạn đưa ra quyết định khó khăn “Tôi muốn bắt đầu một doanh nghiệp”, mà sản phẩm của bạn đã có chỗ đứng trên thị trường hoặc đây chỉ đơn giản là ý tưởng của bạn thì nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn cũng là phải xây dựng một nhóm đồng sáng lập.

Tại Silicon Valley đã truyền bá một “quy tắc” như vậy. Một đội ngũ tiến sĩ Harvard bao gồm MBA VÀ MIT cùng nhau thành lập một doanh nghiệp là mô hình đầu tư đảm bảo được mức độ rủi ro gần như được ưa chuộng nhất.

Tất nhiên, đây chỉ là một câu chuyện, nhưng bên trong chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của một đội ngũ kinh doanh có trình độ, kỹ thuật, thị trường, tài chính, vân vân. Tất cả các khía cạnh đều cần có những đối tác làm việc hạng nhất mới có thể thành công được.

Thời đại khởi nghiệp của doanh nghiệp chắc chắn không phải là thời đại sản xuất hàng loạt ra các anh hùng xuất chúng, mặc dù trên phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đăng tải những trường hợp đặc biệt nhưng đó chỉ là cách mà truyền thông muốn thu hút khán giả, còn trên thực tế thời đại này khởi nghiệp cần phải có đối tác hợp tác với nhau để cùng nhau tồn tại.

Thiết lập một đội ngũ kinh doanh với những lợi thế bổ sung là chìa khóa để quản lý nguồn nhân lực. Một đội ngũ quản lý là cốt lõi của nguồn nhân lực, “nội bộ” và “người ngoài” là những nhân tài không giống nhau. Sự kiên nhẫn của “quản lý” và tầm nhìn chiến lược của “lãnh đạo”, nhân tài về trình độ kỹ thuật và thị trường là những chuyên gia không được bị lãng quên.

Nếu một nhóm luôn có những đề xuất khả thi mang tính xây dựng và một thành viên quan trọng có thể liên tục tìm ra vấn đề, thì quy trình kinh doanh sẽ đạt lợi ích lớn hơn.

>> Cách quản lý tốt nhất đến từ : Suy nghĩ bình thường nhất

Là thành viên cốt lõi của đội ngũ khởi nghiệp, CEO người đứng đầu dự án cũng cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn những người nhiệt tình để tham gia cùng với nhóm, và cũng lựa chọn những người mỗi ngày có thể chuẩn bị sẵn sàng tinh thần làm việc ngày đêm trong giai đoạn đầu của việc khởi nghiệp.

Bất kể có tài năng gì, dù mức độ chuyên môn của họ cao đến mức nào, nếu không đủ sự tự tin đối với việc khởi nghiệp kinh doanh mà đội ngũ mình đang làm thì sẽ không có cách nào thích nghi với yêu cầu của kinh doanh. Hơn nữa, đây là một yếu tố tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng và có sự tác động tiêu cực đến tất cả các thành viên trong nhóm, có thể khiến việc khởi nghiệp gặp thất bại vì những người như thế.

Vào lúc bắt đầu kinh doanh, toàn bộ nhóm có thể cần phải làm việc 16 giờ một ngày, làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí đến mơ cũng mơ về công việc mình đang theo đuổi.

Quản lý cấp cao thường dựa vào sự đổi mới của công nghệ để sáng tạo và phát triển những ý tưởng, vì vậy nguồn nhân lực là khía cạnh quan trọng nhất có chất lượng cao nhất. Đối với nhân viên kỹ thuật cốt lõi của dự án, chúng ta phải đầu tư để thuê những chuyên gia giỏi nhất.

Khi bắt đầu khởi động doanh nghiệp cần phải tiết kiệm trong mọi khía cạnh, nhưng nhất định phải được đầu tư vào đội ngũ kỹ thuật. Có người đã từng nói rằng một lập trình viên xuất sắc có thể đạt được hiệu quả làm việc hơn 100 nhân viên lập trình giỏi khác. Đối với số lượng những tài năng như vậy, họ cần phải được đối xử và có đãi ngộ tốt, vấn đề tiền lương và các trợ cấp, phụ cấp cũng phải cao để họ có thể yên tâm ở lại làm việc lâu dài.

Khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp phải thiết lập một chương trình đánh giá nhân viên hiệu quả để thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên, có thể đánh giá bằng những bài thi, dùng phương pháp truyền thông định lượng để đánh giá hoặc là trực tiếp phỏng vấn nhân viên để đánh giá, hoặc tùy vào tình hình thực tế của mọi nhân viên mà đánh giá.

Chỉ có kế hoạch đánh giá nhân viên là chưa đủ, cần thiết phải có kế hoạch phát triển và đào tạo năng lực của nhân viên giúp nhân viên không ngừng nâng cao năng lực bản thân trong công việc, tập huấn trong nội bộ công ty hoặc là cử nhân viên đi đào tạo cũng đều là những kế hoạch tốt.

Một kế hoạch phát triển như vậy đôi khi còn hấp dẫn hơn là một mức lương cao đối với nhân viên cao cấp đặc biệt hơn là đối với nhân viên kỹ thuật hay cần trình độ chuyên môn nhất định.

Thời kỳ đầu khởi nghiệp, đội ngũ đồng hành hầu hết là bạn bè nhưng qua một khoảng thời gian hoạt động, đội ngũ kinh doanh đều phải trải qua một cuộc “xáo trộn” đầy khốc liệt. Có thể sau khi thành lập doanh nghiệp một thời gian một vài người lại cảm thấy không đồng ý với ý tưởng này, có người không đủ năng lực, có người đã có dự định khác của riêng họ, có những người không đủ năng lực, vân vân.

Trong thực tế, ngay cả những người quản lý chuyên nghiệp có kinh nghiệm nhất cũng là những người cảm thấy sợ vấn đề quản lý nhân sự nhất. Đối với những người khởi nghiệp, sự thay đổi nhân sự này là một vấn đề lớn khi bắt đầu liên doanh, ngay cả khi khó thay đổi, phải có can đảm để thay đổi và “xáo trộn” một cách dứt khoát.

Có một cách để thay đổi đó là luôn kiên định với triết lý của công ty, yêu cầu mọi người phải tuân thủ: công ty này không phải của tư nhân, nó là của mọi người, không thể chỉ nghĩ đến tình hình cá nhân, mọi người cần có tinh thần làm việc vì cộng đồng.

Đạo lý này không nhất định thực hiện bằng được nhưng có thể kiên trì và khiến nó trở thành một khái niệm, nó có thể quyết định được chính sách thay đổi nhân sự là chính xác hay không.

Đối với những ngành nghề kinh doanh công nghệ cao, điều gì là quan trọng nhất khi khởi nghiệp? Đầu tiên là con người, thứ hai là con người, thứ ba vẫn là con người.

Trả lời