Trong triển khai công tác quản lý, điều quan trọng nhất là quản lý con người. Làm thế nào để quản lý tốt nhân viên bán hàng đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để cấp dưới của bạn tình nguyện trung thành với bạn? Cùng bạn chiến đấu gặt hái nhiều thành công hơn nữa?
1, Người quản lý phải lấy mình làm gương
Với tư cách là người quản lý, dù không đích thân trải nghiệm bán hàng. Nhưng việc tốt nhất mà bạn có thể làm cho đội ngũ đó là lấy mình làm gương.
Ví dụ, luôn lấy kết quả thực tiễn làm phương hướng chỉ đạo. Luôn giữ thái độ trung thực, giữ chữ tín. Đảm bảo bản thân luôn đúng giờ.
2, Nâng cao trình độ EQ
EQ là khả năng lý giải và kiềm chế cảm xúc của bản thân. Điều này có nghĩa là bạn khá nhạy cảm với những cảm nhận và nhu cầu của những người xung quanh.
Những nhóm người có trình độ EQ cao thường cảm thấy hài lòng với công việc và có sự quy tụ sức mạnh tập thể tốt. Có thể ý thức được hành vi và cảm xúc của mình. Đồng thời hiểu được những hành vi và cảm xúc đó sẽ ảnh hưởng tới người khác như thế nào?
Những người nhân viên bán hàng như vậy sẽ có biểu hiện tốt hơn. Nâng cao trình độ EQ cho bản thân và đội ngũ bán hàng. Sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp và giữa nhân viên bán hàng với khách hàng.
3, Tìm hiểu loại hình nhân cách của các thành viên trong đội
Muốn quản lý tốt các thành viên trong đội ngũ, tập thể. Trước hết cần phải tìm hiểu lợi thế của họ trước. Điều này giúp chúng ta định nghĩa động cơ của họ. Cũng như chế độ khen thưởng thỏa đáng với họ.
Ưu nhược điểm lớn nhất của họ là gì? Động cơ gì khiến họ làm việc trước đây? Hiện giờ họ quan tâm tới gì nhất?
Xây dựng tư liệu riêng của mỗi người theo những gì mà bạn tìm hiểu được. Sau đó phân bổ nhân lực dựa trên những tư liệu đó. Để từng người có thể phát huy được hết thế mạnh của mình. Nhận biết và giải quyết bất cứ lỗ hổng quan trọng nào.
4, Thiết lập chế độ khen thưởng
Mỗi thành viên trong đội ngũ, tập thể đều là độc nhất vô nhị. Họ có thể sẽ nhận được những sự khích lệ từ những sự việc khác nhau.
Ví dụ, có người khát khao được lãnh đạo cấp cao trong tổ chức khẳng định. Ngược lại có những người lại thích dành nhiều thời gian ở bên cạnh gia đình hơn.
Chúng ta cần phải suy nghĩ tới nhân tố khích lệ nhân viên ở đây là gì? Có thể tra cứu hồ sơ hoặc nói chuyện riêng với các thành viên trong tập thể. Nhằm hiểu rõ hơn giá trị của họ. Đảm bảo cung cấp cho họ mức thù lao tương xứng.
5, Xây dựng mối quan hệ công việc tốt đẹp
Các thành viên trong đội ngũ, tập thể có thể cạnh tranh lẫn nhau. Nhưng giữa họ vẫn có thể có một mối quan hệ tốt đẹp. Mối quan hệ công việc lành mạnh có rất nhiều lợi điểm: tinh thần tập thể lớn mạnh, sức sản xuất, hợp tác cao…
Những ưu thế này sẽ có khả năng chuyển hóa thành cơ hội cao hơn. Nâng cao tính hiệu quả trong đội ngũ nhân viên bán hàng.
Xây dựng mối quan hệ lớn mạnh. Tạo dựng cơ hội giúp các thành viên trong đội ngũ có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau ngoài phạm vi công việc. Ngoài ra có thể tạo cơ hội giao lưu trong văn phòng làm việc.
Ví dụ, trước khi đi vào cuộc họp có thể trò chuyện, khích lệ động viên ngoài lề một chút. Tổ chức các bữa cơm tập thể hoặc các hoạt động xã giao, giao lưu khác…
>> Cách quản lý và giám sát nhân viên bán hàng ở cửa hàng
6, Người quản lý đứng đầu lãnh đạo làm gương
Tục ngữ có câu “quân yếu một, tướng yếu mười”. Người đứng đầu lãnh đạo phải luôn lấy mình làm gương. Muốn nhân viên làm được thì bản thân phải là người làm được đầu tiên.
Ví dụ về chính sách bán hàng, chế độ bán hàng hoặc các vấn đề khác có liên quan phải luôn duy trì chủ kiến của mình. Giữ chữ tín, giữ lời hứa. Những gì đã hứa với cấp dưới nhất định phải làm được.
Tuân thủ mọi chế độ, quy định của công ty. Tuyệt đối không được vi phạm một cách tùy tiện. Bởi thân làm người quản lý phải có trách nhiệm của người lãnh đạo. Người lãnh đạo, quản lý không tuân thủ quy định làm sao có thể yêu cầu nhân viên tuân thủ được?
Do vậy, cần phải dẫn dắt nhân viên có thái độ làm việc tích cực. Nói phải đi đôi với làm. Trao đổi dẫn dắt, gánh vác trách nhiệm. Là tấm gương sáng cho cả tập thể noi theo.
7, Cho quyền tự chủ
Có thể những thành viên trong đội ngũ kinh doanh bán hàng của bạn không muốn nói cho bạn biết cách mà họ bán hàng. Nhưng họ thực sự cần bạn thiết lập mục tiêu cụ thể. Đồng thời ủng hộ họ những lúc họ cần.
Hãy cho các thành viên trong đội ngũ bán hàng của bạn quyền tự chủ. Để họ có thể biểu hiện với trạng thái tốt nhất. Đối với những nhân viên cần phải chỉ đạo sâu hơn nữa. Hãy để hộ biết rằng, nếu họ cần thêm sự trợ giúp, ủng hộ. Cánh cửa từ phía bạn luôn rộng mở chào đón họ.
8, Kịp thời đánh giá hiệu suất và năng lực
Một trong những phương pháp khích lệ nhân viên bán hàng hiệu quả nhất đó là kịp thời nhận biết hiệu suất và năng lực của họ. Sự khẳng định của cấp trên là động lực to lớn cho bất cứ nhân viên bán hàng nào.
Nhưng sự khẳng định đến từ đồng nghiệp cũng quan trọng không kém. Khích lệ động viên từng người trong đội ngũ tập thể trở thành nhân tố đóng góp thành công.
Như vậy, bạn sẽ có thể khẳng định sự cố gắng của họ một cách tổng thể. Từ đó xây dựng nhuệ khí tập thể, tăng cường mối quan hệ.
9, Năng lực tập thể
Xây dựng trạng thái năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng. Trạng thái năng lực có sức ảnh hưởng lớn tới hiệu suất, hiệu quả kinh doanh. Trạng thái năng lực mà một người nhân viên bán hàng tồn tại trong đó có sức ảnh hưởng lớn tới sức chiến đấu của họ.
Bởi vậy, người quản lý phải hết sức quan tâm tới trạng thái năng lực của đội ngũ bán hàng. Quan tâm tới sức chiến đấu của tập thể.
Ví dụ tập trung mục tiêu chung của tập thể. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với mỗi thành viên trong đội ngũ nhân viên bán hàng. Giúp phương hướng dốc sức mà họ hướng tới được đồng nhất với nhau.
Khiến mục tiêu của mỗi cá nhân và mục tiêu của cả tập thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Xây dựng hình tượng nhân viên điển hình. Cổ vũ khích lệ nhân viên phát huy tiềm năng kinh doanh bán hàng.
Cổ vũ nhân viên phấn đấu, nỗ lực không ngừng bằng văn hóa doanh nghiệp. Làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực nhân viên.
Xây dựng chế độ thưởng phạt tương ứng. Biểu dương nhân viên xuất sắc tiến bộ. Nhằm thúc đẩy, nâng cao tập thể tiến bộ. Xây dựng môi trường bán hàng lành mạnh. Khích lệ tinh thần nhân viên. Nâng cao hiệu suất năng lực chung.
Nhân viên kinh doanh bán hàng là lực lượng tràn trề sức sống nhất trong doanh nghiệp. Là đội ngũ nhiệt huyết và hăng hái nhất trong doanh nghiệp. Bởi vậy làm tốt công tác quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp nói chung và cá nhân người quản lý nói riêng.
Châm ngôn dành cho doanh nghiệp đó là tầm nhìn xa trông rộng, làm việc thật và đối xử tốt với nhân viên của mình. Một doanh nghiệp muốn thành công phải có nội bộ hòa hợp thống nhất.
Không có sự hòa hợp cỗ máy doanh nghiệp khó lòng vận hành bình thường. Chỉ khi làm tốt công tác quản lý, nội bộ hòa hợp doanh nghiệp mới có thể phát triển nhanh, bền vững và liên tục.