Làm gì khi nhân viên không nghe lời, không phục ?

Bạn là chủ của một công ty, hay là “manager” của một bộ phận, hoặc là “team leader” của một dự án nắm trong tay quyền hành điều khiển cả đội ngũ nhân viên cùng phát triển sản phẩm, chiến lược. Tuy nhiên đối với vai trò 1 người sếp việc xây dựng 1 “team” nhân viên cùng giải quyết công việc “ăn ý” với nhau thì không dễ chút nào. Bởi trong 1 tập thể nhân viên có nhiều đối tượng khác nhau: về độ tuổi, tính cách, năng lực và cách làm việc mỗi người.

Chính vì vậy, nếu bạn là sếp – muốn điều hành tốt công việc, tạo sự hòa hợp giữa các nhân viên thì đòi hỏi bạn phải có tư duy điều hành, năng lực, kinh nghiệm, sáng suốt, công tâm, quyết đoán trong mọi hoàn cảnh. Nếu trong quá trình điều hành công ty, quản lý nhân viên bạn sẽ gặp khó khăn khi nhân viên không nghe lời, không phục. Vậy phải làm sao? Bytuong.com tư vấn cách hay để bạn giải quyết vấn đề này và quản lý nhân viên của mình thật tốt nhé, xem tiếp:

Làm gì khi nhân viên không nghe lời, không phục

Muốn điều hành công ty, dự án có hiệu quả thì trước tiên người Sếp phải biết điều hành nhân viên của mình có cùng phương hướng, làm việc cùng nguyên tắc – điều này không hề đơn giản. Vì mỗi nhân viên đều có cái tôi và cách làm việc khác nhau, cho nên trong quá trình làm việc chắc hẳn bạn sẽ gặp những “ca khó đỡ”  như nhân viên đó không nghe lời khi bạn giao việc, không phục với quyết định của bạn, hay liên tục nói xấu sau lưng sếp gây cảm giác khó chịu – bất lực. Cho nên, nếu bạn là sếp giỏi thì cần phải có cách quản lý nhân viên hiệu quả, hiểu nhân viên, đặc biệt có quyết đoán trong công việc. Và đối với những vấn đề nhân viên không nghe lời, không phục bạn cần bình tĩnh và xử lý một cách khôn khéo “tâm phục khẩu phục”. Cụ thể:

1, Tìm hiểu lý do nhân viên không không nghe lời, không phục ?

Trong quá trình làm việc tập thể nếu bạn gặp vài đối tượng nhân viên đó không chịu nghe lời, không phục thì phải giải quyết vấn đề này liền ngay. Đầu tiên bạn phải tìm hiểu nguyên do, nhân viên đó không phục, không chịu nghe lời từ đâu?

  • Bạn phải xác định rõ nhân viên ở vị trí nào đang không nghe lời bạn, họ đang làm gì trái ý của bạn?
  • Bạn cũng cần làm rõ 1 cá nhân không chấp hành hay cả một tập thể họ không chấp hành theo lệnh của bạn?
  • Nhân viên hay tập thể không làm theo lời quản lý: Họ là nhân viên mới hay nhân viên lâu năm?
  • Thái độ mà nhân viên họ thể hiện với bạn?
  • Mức độ ảnh hưởng trong công việc của từng cá nhân, đoàn thể không tuân theo lệnh của quản lý?

2, Cách xử lý quyết đoán khi nhân viên không nghe lời, không phục

Bạn nên nhớ giữa hành động độc đoán và hàng động quyết đoán nó rất khác nhau. Cụ thể, với những người sếp độc đoán sẽ giữ quan điểm của cá nhân ép nhân viên làm việc theo ý mình không cần biết đúng sai hợp lệ không. Điều này khó khiến nhân viên nghe lời, và nếu nghe lời là miễn cưỡng làm việc không thật tâm không hiệu quả.

Cho nên một người sếp giỏi cần có tính quyết đoán thì cần xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Nếu bạn gặp trường hợp nhân viên không nghe lời, không phục, trước tiên phải nắm rõ tình hình, lắng nghe ý kiến của nhân viên.

+ Nếu nhân viên đó không có thực lực, làm việc đối đầu, tỏ vẻ kiêu căng, làm lục đục nội bộ giữ các nhân viên; với trường hợp này bạn cần gặp mặt riêng nhân viên đó nói chuyện một cách rõ ràng, nếu nhân viên đó nhận lỗi cho làm việc tiếp, còn nếu vẫn còn cách làm việc đối đầu thì tốt nhất bạn nên sa thải để không ảnh hưởng đến công việc sau này.

+ Nếu nhân viên đó đề xuất ý kiến hay nhưng không được thống nhất, hoặc đề xuất đó không phù hợp với cách điều hành công ty; bạn gặp trực tiếp nhân viên lắng nghe những điều tâm nguyện – những mặt mà nhân viên đó cảm thấy không phục, và lý do về hành động không nghe lời. Với tư cách là sếp bạn nhận định sai – đúng công tâm, lý giải vấn đề để nhân viên đó hiểu và cho nhân viên đó có sự chọn lựa nên hay không đồng hành cùng công ty tiếp tục.

+ Bên cạnh đó, với những nhân viên còn thiếu hiểu biết, hoặc hiểu lầm sự việc, nghe lời xúi dục, bạn hãy giải thích rõ ràng, kiểm điểm ngay nhân viên đó nếu làm sai; ngoài ra bạn cần có lời động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới và thấu hiểu cách làm việc của nhau hơn.

Trường hợp bạn là sếp, quản lý mới gặp phải làn sóng không phục của nhân viên cũ, vậy thì phải cho họ thấy năng lực của mình, thái độ làm việc, cân nhắc vấn đề răn đe cá nhân làm việc không tốt.

>> Quản lý làm thế nào đưa ra các chỉ tiêu công việc cho nhân viên cấp dưới làm việc hiệu quả.

Những tố chất cần có đối với người làm sếp, chỉ huy giỏi

1, Làm sếp phải có năng lực

Năng lực là yếu tố đầu tiên cần có ở một người sếp, quản lý, trưởng nhóm. Bởi chỉ những người có năng lực giỏi mới điều hành được những người nhân viên giỏi cùng nhau làm việc tạo ra thành phẩm, kế hoạch xuất sắc. Bên cạnh đó, những người có năng lực còn có tư duy xử lý tình huống tốt, nếu gặp những sự cố, rắc rối trong công việc thì người sếp đó sẽ biết điều khiển, xử lý tình huống khôn ngoan, nhanh chóng, vượt qua rào cản.

2, Công bằng, ngay thẳng

Công bằng ở đây có nghĩa là phân chia công việc cho các nhân viên hợp lý, đúng đối tượng, tiến độ làm việc. Bên cạnh đó, người sếp tốt còn phải công tâm đánh giá đúng năng lực mỗi người, có các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Như vậy nhân viên của bạn mới khâm phục khẩu phục.

3, Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên

Bạn có biết rằng, ý kiến của nhân viên cấp dưới của mình rất quan trọng; bởi dù kế hoạch, phương án có tốt đi chăng nữa thì cũng không tránh khỏi những sự cố từ những tình tiết nhỏ, những thiếu sót trong khâu làm việc. Cho nên nếu có nhiều người xem xét nhìn ra những điểm yếu và góp ý bạn sẽ hoàn thiện được bảng kế hoạch của mình tốt hơn và dễ dàng giao việc với đối tượng nhân viên phù hợp thuộc sở trường của họ.

Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên vô cùng và vô cùng quan trọng, bởi vậy bạn nên cho phép các nhân viên có thể đề xuất bất cứ vấn đề nào cần cải thiện để xây dựng công ty, hoàn thiện nhóm, bộ phận làm việc thêm hiệu quả. Điều này khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

4, Xác định tư tưởng cho nhân viên

Nếu bạn có quyền quản lý một bộ phận nhân viên nhất định, bước đầu tiên bạn cần xác định tư tưởng cho nên viên. Đưa ra quy định, cách thức làm việc cho rõ ràng để các nhân viên đó biết nguyên tắc làm việc của bạn tránh những sự cố không hài lòng. Ví dụ như tiến độ deadline, đúng – thưởng , sai  – phạt thật rõ ràng. Và hãy cho họ biết được vị trí và những hậu quả họ sẽ gánh chịu nếu như cố tình làm sai quy định của công ty, nhóm.

 

Trả lời