Kinh nghiệm mua phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm mua phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp

Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ hỗ trợ cần thiết để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi nhất. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời thực hiện các thao tác xử lý, tổng hợp và  lưu trữ số liệu nhanh gọn. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn đọc một số kinh nghiệm nhỏ khi mua phần mềm quản lý bán hàng cho doanh nghiệp. Hãy cùng mình theo dõi tiếp bài viết này nhé!

Kinh nghiệm mua phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp: Lựa chọn phần mềm đáp ứng những yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn

Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp đó chính là sự đáp ứng những yêu cầu, nhu cầu mà doanh nghiệp cần. Trước khi mua phần mềm, doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá xem những nghiệp vụ, hoạt động nào mình cần được đáp ứng. Sau đó bắt đầu tìm kiếm thông tin về các phần mềm quản lý bán hàng trên mạng hoặc nhờ sự tư vấn của nhân viên bán hàng. So sánh chức năng, giá cả và khả năng đáp ứng yêu cầu của các phần mềm từ các đơn vị cung ứng khác nhau để lựa chọn ra phần mềm phù hợp với doanh nghiệp nhất.

Hiểu rõ hệ thống vận hành

Mỗi phần mềm sẽ có giao diện, bố cục, thiết kế và cách thức vận hành khác nhau. Trước khi mua phần mềm, doanh nghiệp nên tìm hiểu về cách vận hành của hệ thống phần mềm, cách sử dụng và tháo tác trên phần mềm, những liên kết giữa các bộ phận trong phần mềm được điều khiển như thế nào, phần mềm có linh động trong việc thay đổi cách tính đơn giá được không? Khi gặp sự cố này thì nên điều chỉnh ở đâu?… Việc tìm hiểu trước hệ thống vận hành sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các thao tác nhuần nhuyễn hơn, và giả lập trước được những sự cố có thể xảy ra để khi ứng dụng vào thực tế sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Để hiểu rõ hệ thống phần mềm và tính áp dụng thực tế của nó, doanh nghiệp có thể yêu cầu dùng thử phần mềm để trải nghiệp. Lưu ý rằng nên hỏi kỹ rằng liệu phần mềm dùng thử đã hoàn chỉnh hay chưa và có phải là phần mềm sẽ được bán cho doanh nghiệp hay không.

Quan tâm đến những dịch vụ sau khi mua phần mềm từ đơn vị cung cấp cũng là một trong những kinh nghiệp mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Một trong những tiêu chí nữa để giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được một phần mềm tốt đó chính là những dịch vụ sau khi mua phần mềm. Sau khi đã cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp, đơn vị cung cấp sẽ hỗ trợ các dịch vụ như đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm, hỗ trợ khi doanh nghiệp gặp các sự cố xảy ra, hướng dẫn các quản trị hệ thống, chăm sóc và thăm hỏi thường xuyên về tính năng của phần mềm đến hoạt động của doanh nghiệp… Việc được cung cấp các dịch vụ sau khi mua phần mềm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, luôn được quan tâm thăm hỏi sẽ giúp doanh nghiệp tự tin và cảm thấy an tâm hơn khi luôn có người hỗ trợ.

Giữa việc một đơn vị cung cấp không có các dịch vụ sau khi mua và một đơn vị có cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau khi mua, bạn sẽ lựa chọn đơn vị nào?

Việc cung cấp các dịch vụ trước, trong và sau khi bán phần mềm cũng là cách để các đơn vị cung cấp cạnh tranh với nhau và thu hút khách hàng. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp có các dịch vụ hỗ trợ sau khi đã bán phần mềm để đảm bảo việc vận hành phần mềm diễn ra suôn sẻ nhé!

Tham khảo kế hoạch mua phần mềm dài hạn, lên bản kế hoạch ước tính chi phí duy trì hoạt động của phần mềm.

Để duy trì hoạt động của phần mềm quản lý bán hàng và mở rộng hệ thống bộ nhớ lưu trữ thông tin dữ liệu, doanh nghiệp cần sử dụng các gói dịch vụ nâng cấp, mua bộ nhớ từ đơn vị cung cấp. Trung bình từ 3 đến 6 tháng doanh nghiệp cần nâng cấp và mở rộng bộ nhớ để tiếp tục sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Tùy theo gói dịch vụ, chức năng mà sẽ có giá bán khác nhau.

Để đảm bảo việc duy trì hoạt động của phần mềm quản lý bán hàng và hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phác thảo qua kế hoạch chi phí mua và duy trì hoạt động của phần mềm để ước tính được chi phí cần đầu tư cho mục này là bao nhiêu, có đủ ngân sách để đáp ứng hay không, và có hiệu quả đối với doanh nghiệp không? Lập bảng chi chí mua và duy trì phần mềm dài hạn cũng là cách để doanh nghiệp so sánh chi phí mua phần mềm giữa các đơn vị cung cấp khác nhau, từ đó lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng và phù hợp nhất.

>> Cách chọn mua Phần mềm quản lý bán hàng (kinh nghiệm)

Không mua phần mềm dựa vào giá

Doanh nghiệp không nên quyết định lựa chọn mua phần mềm dựa vào giá. Vì  những phần mềm có giá cao chưa chắc đã có những tính năng phù hợp với yêu cầu, quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hay để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những đơn vị bán phần mềm có giá rẻ? Cũng như những phần mềm giá cao, có thể phần mềm có giá rẻ giúp hạn chế chi phí đầu tư nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phần mềm dựa vào giá mà không phù hợp với yêu cầu, quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí để mua lại phần mềm mới tốt hơn.

Do vậy, để hạn chế chi phí đầu tư, chi phí mua lại phần mềm, doanh nghiệp nên lựa chọn mua phần mềm dựa trên tiêu chí đáp ứng và phù hợp với những yêu cầu, quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình. Không nên mua phần mềm quản lý bán hàng dựa vào tiêu chí giá.

Đảm bảo số liệu, thông tin được lưu trữ và bảo mật chặt chẽ

Phần mềm quản lý bán hàng ngoài những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động bán hàng khác như xuất nhập, tính tiền, thực hiện giao dịch…, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó đó chính là việc tổng hợp các số liệu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận hằng ngày, hằng tháng, và hằng năm cho doanh nghiệp. Những số liệu này là những thông tin quan trọng, phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp trong thời gian qua. Do vậy, nếu để lộ ra ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Khi mua phần mềm quản lý bán hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những thông tin, số liệu về hoạt động buôn bán, kinh doanh của doanh nghiệp được bảo mật chặt chẽ và chỉ được lưu trữ trong bộ nhớ của công ty, ngay cả đơn vị cung cấp cũng không được phép có được những thông tin này.

Đặt những câu hỏi về các nghiệp vụ thực tế, các chỉ số tài chính để đánh giá mức độ thực tế của phần mềm quản lý bán hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp

Để khảo sát tính thực tế và chức năng của phần mềm, doanh nghiệp nên đặt ra những tình huống nghiệp vụ phát sinh có thể xảy ra trong thực tế hoạt động kinh doanh của mình để xem khả năng xử lý các nghiệp vụ của phần mềm đến đâu. Ngoài ra, việc đặt các câu hỏi về các chỉ số tài chính, cách tính toán của phần mềm sẽ cho thấy hiệu quả và khả năng đáp ứng các yêu cầu như thế nào.

Nếu bạn đang có ý định mua phần mềm quản lý bán hàng cho doanh nghiệp mình, hãy thử tham khảo một số chia sẻ kinh nghiệm ở trên nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã theo dõi bài viết này.

Trả lời