Vài phẩm chất của người kinh doanh cần có

Người kinh doanh, người đầu tư cần có những phẩm chất nào để bắt đầu 1 dự án kinh doanh trong thời gian sắp tới. Nội dung này Lương sẽ nói về một số tố chất bạn cần rèn luyện trước và trong quá trình thực hiện kinh doanh.

1, Trọng tin

Khi Lương nói chuyện với những người làm ăn cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, họ đều nói 1 điểm chung cho Lương là họ nhất định phải có đối tác kinh doanh, họ cho rằng nếu kinh doanh không có sự hợp tác giữa người A với người B thì không thể tạo thành quy mô kinh doanh lớn hơn.

Và trong chuyện hợp tác, A và B đều nghiêm túc về vấn đề “Trọng tín”, họ hợp tác có nguyên tắc và không bao giờ vi phạm quy định đã thỏa hiệp. Một lần bội tín trong kinh doanh, chắc chắn thông tin đó sẽ được loan rộng đến mọi người và sự nghiệp kinh doanh của chỉ là giả dối chỉ vì bạn bất tín.

Bạn muốn làm một ông chủ thì phải học cách làm người trước, nhưng để làm người thì chữ “Tín” được đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị tiền bạc, thương hiệu sản phẩm/dịch vụ, hợp đồng làm ăn…

85% người kinh doanh “tèo” trong 3 năm đầu

2, Có tố chất nắm bắt cơ hội

Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất mạnh và sâu, vì vậy thị trường chung tạo ra nhiều cơ hội cho những người có tham vọng kinh doanh, quan trọng bạn có thể tóm được cơ hội hay không mà thôi.

Rất nhiều người bỏ công sức để đi tìm kiếm hoặc có quan niệm “ Muốn có cơ hội thì phải hành động”,đó là suy nghĩ không sai nhưng chưa đủ. Ngoài việc cơ hội đến từ yếu tố chủ quan trong hành động của người kinh doanh, còn có rất nhiều cơ hội đến từ những lý do khách quan thuộc thị trường.

Cơ hội không ăn, không nhìn, không ngửi, không sờ nắm được bằng mắt, mũi, tay chân… Nhưng bạn có thể tận dụng cơ hội để kiếm tiền, khi bạn bỏ qua cơ hội hoặc chậm chân hơn người khác đồng nghĩa bạn vứt tiền đi.

3, Sự sáng tạo

Người đầu tư và đặc biệt là người kinh doanh không thể thiếu tinh thần sáng tạo, tìm hiểu ý tưởng mới nhằm cải thiện: Quy trình làm việc, cách quản lý nhân viên, cách vận hành máy móc, bản kế hoạch kinh doanh…

Nếu bạn không sáng tạo trong kinh doanh, bạnh chắc chắn bị tụt hậu so với những đối thủ cạnh tranh đang ngày ngày hoàn thiện ý tưởng, môi trường, cách quản lý… của họ. Khi bạn không sáng tạo, bạn luôn luôn bắt trước người khác và điều đó không mang lại giá trị cao cho người kinh doanh.

4, Luôn luôn học tập

Dù bạn xuất phát từ người lao động tự do, lao động chân tay hoặc là người trí thức nhưng một khi đã bắt tay kinh doanh bạn phải học hỏi và không ngừng nỗ lực làm điều đó mỗi ngày.

Thứ bạn học tập là: Kinh nghiệm của người khác, học sách vở về kinh doanh, học cách sử dụng tiền vốn, học cách dùng người, cách quản lý doanh nghiệp… Bạn nên làm những việc này trước khi chúng ta kinh doanh bằng không bạn sẽ tự chuốc lấy thất bại.

Người có thói quen học tập và nuôi dưỡng bản thân trưởng thành luôn biết mình phải làm gì, chứ không giống những người khác đứng trước khó khăn thì lùi bước hoặc sợ sệt.

5, Có bản lĩnh để mạo hiểm

Khi kinh doanh bạn là một ông chủ, một con mãnh Hổ lao ra thị trường đấu đá với những người khác. Đôi khi bạn cần mạo hiểm để nhận về những giá trị tốt hơn, nhưng nếu không bản lĩnh bạn không dám mạo hiểm, vì thế bạn vừa phải có bản lĩnh kinh doanh vừa phải dám mạo hiểm.

Trả lời