Có một loại nỗi sợ mà hầu hết người khởi nghiệp không thể vượt qua cho nên dẫn tới thất bại. Rất ít người sẽ vượt qua nỗi sợ này, cũng bởi vì như vậy mà số người thành công rất ít còn người thất bại quá nhiều.
Người thành công và người thất bại giống nhau ở một điểm là bởi họ đã cùng có ý nghĩ riêng của chính bản thân, không muốn đi làm thuê, muốn tự kiểm soát chính bản thân mình.
Nhưng họ khác nhau ở cách làm của mỗi người, vì phương pháp làm việc không đúng mà có người bất thành trong dự tính của mình. Nhưng người thành công họ chọn đúng cách làm, mỗi khi tiến thêm một bước họ nhận thấy có tương lai và tiếp tục.
Nhưng cái mà tất cả họ đều sợ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là không thể làm được việc để trở nên giàu có hay tự gây dựng được 1 sự nghiệp riêng. Rồi mọi thứ cũng sẽ qua đi khi người có tố chất thành công bóc tách từng công việc để giảm bớt nỗi sợ thì người thất bại cứ ngồi im nhìn bức tường thành mà không biết làm sao để vượt qua.
Vì họ sợ không thể làm được việc, họ không tự tin rằng mình có thể làm được, họ không cố gắng làm việc. Thế nên họ lại càng sợ sẽ mất đi khoản tiền vốn đã tích cóp bao lâu, họ sợ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp, họ sợ mất quá nhiều thời gian cuộc đời để có 1 sự nghiệp, họ còn sợ nếu như thất bại thì sẽ phải làm thế nào, bao nhiêu lâu nữa mới có được ngày hôm nay.
> 4 Việc không bao giờ được làm trong kinh doanh
Kinh doanh không rủi ro cao như chúng ta vẫn nghĩ
Bạn hiểu vì sao những người thành công họ luôn cố gắng bóc tách sự việc ra thành nhiều phần nhỏ ? Điều này giống như bạn phải chứng minh một biểu thức toán lớn thì phải chứng minh được từng biểu thức nhỏ ẩn chứa bên trong nó.
Khi bóc tách sự việc, người thành công luôn kiểm soát tình thế thị trường, những thông tin chi tiết của dự án kinh doanh họ đều nắm rất rõ, chỉ cần giải quyết được từng công việc nhỏ và lắp ráp mỗi việc đó lại với nhau thì kế hoạch kinh doanh hoàn thành.
Kinh doanh không rủi ro là bởi vì có họ kiểm soát được tình thế, thông tin cụ thể về thị trường, cách thức làm việc, hướng giải quyết một vấn đề khi gặp rắc rối, tất cả đều có công thức riêng mà chỉ cần bắt được thóp thì sẽ thành công.
Với những người có tố chất thành công , họ không bao giờ thực hiện 1 dự án kinh doanh nếu tỷ lệ thất bại vượt quá 60%. 40% còn lại là họ chắc chắn mình sẽ chiến thắng, mà căn cứ họ khẳng định như vậy là nhờ ý tưởng kinh doanh, hướng đi của dự án đó.
Họ biết rằng, họ chỉ thất bại khi họ không nỗ lực làm việc, hoặc có một rủi ro bất khả kháng xảy đến. Còn lại người thành công luôn tin rằng họ có thể làm được, họ sẽ chiến thắng giống như mọi người đã làm được.
Kinh doanh đừng liều mù quáng
Lương nghe một vài người quen thường nói “ Kinh doanh là phải liều”, Lương không nói gì cả mà chỉ mỉm cười với họ. Thực ra họ đều hiểu sai từ “Liều”, trong kinh doanh hiểu đúng và đủ nghĩa của từ này phải là Liều có có căn cứ khoa học.
Bạn không thể nhìn vào nhu cầu mua hàng của 1 người dân tại 1 khu vực địa lý mà đánh giá độ lớn của thị trường tại nơi đó, lại càng không thể mang sản phẩm/dịch vụ là xu hướng của một tỉnh thành này đến tỉnh thành khác để phát triển.
Kinh doanh ở nơi nào thì nghiên cứu/điều tra thị trường tại nơi đó, không thể nhắm mắt mà lao ra thương trường, đối thủ vật 1 chiêu bạn ngã không thể ngóc đầu. Bạn phải luôn nhớ rằng kinh doanh cần những thông tin thật sự cần thiết mới có thể đưa ra quyết định, và chỉ nên liều khi bạn chắc mình ăn 40% chiến thắng.