Sinh viên đại học kinh doanh cần chú ý gì

Độc giả của Lương phần lớn là các anh chị lớn tuổi khoảng 28-32, nhưng cũng có nhiều bạn độc giả là sinh viên đại học, đối người kinh doanh là sinh viên cần lưu ý những gì để phát triển tốt hơn ngay cả khi đang học tập và sau tốt nghiệp.

Rất nhiều bạn sinh viên cho rằng học tập chỉ là để lấy cái bằng, và tấm bằng đó không có lợi ích gì trong làm việc sau này ngoại trừ dùng để lập hồ sơ đi xin việc.

Lương đã từng nghe rất nhiều người nói rằng “học đại học không là gì cả”, nhưng mọi người đều sai hết rồi. Khóa học đại học 4 năm tại Việt Nam hiện nay có giá trị ước tính 170 triệu bao gồm cả tiền ăn uống, sinh hoạt tại thành phố như Hà Nội, Sài Gòn.

Một khóa học đắt như vậy chẳng lẽ không có giá trị gì ? Có, đương nhiên là có, học tập là phẩm chất của sự thành công, thiếu học tập thì không thể biết chuyện mình làm có đúng hay không, tốt hay xấu, hay nói cách khác thì suy nghĩ của người có học rộng hơn người ít học.

5 lời khuyên cho người mới kinh doanh

Thứ 1, Kinh doanh cần học tập nhiều hơn bao giờ hết

Khi kinh doanh bạn là một ông chủ, bất luận bạn là sinh viên đại học hay người đã tốt nghiệp hay người 40 tuổi thì đều phải có nhận đủ về những việc mà người kinh doanh phải làm.

Những người không ăn học cần rất nhiều thời gian để nghiệm ra những việc bản thân phải làm khi thực hiện kế hoạch kinh doanh, nhưng với người có học có thể vạch ra 1 kế hoạch rõ ràng mà không cần dùng nhiều thời gian. Rõ ràng người có học nắm bắt cơ hội nhanh hơn, những quyết định cũng sẽ dễ dàng hơn vì họ đã được học trước đó.

Cho nên những bạn sinh viên muốn kinh doanh hiệu quả phải học cho đủ, cho đúng những tri thức mà nhà trường đang dạy, đặc biệt là học sách kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề mình sẽ làm việc sau này.

Thứ 2 là phải biết nhẫn

Sinh viên nói riêng và những người trẻ nói chung đều có một đặc điểm là suy nghĩ còn hạn chế, dễ nổi nóng trong kinh doanh và cuộc sống.

Người dễ bị kích động thường đưa ra những quyết định không đúng đắn, gây ảnh hưởng đến công việc mà sau khi bình tĩnh mới biết bản thân đã sai.

Những người kinh doanh lão nghề đều rất lặng thầm, họ im lặng để quan sát đối thủ cạnh tranh sẽ có động thái kinh doanh như thế nào rồi mới bắt đầu tung chiêu. “Nhẫn” là phải kiềm chế bản thân, không để lộ điểm yếu của mình cho đối thủ biết.

Thứ 3, chỉ được quyết định sau khi đã thu thập đủ thông tin

Người trẻ làm việc thường rất mạo hiểm, có thể là vì kinh nghiệm còn non yếu cho nên những quyết định đưa ra thường không chắc chắn. Chẳng hạn như bỏ 10 triệu tiền vốn để kinh doanh hoa trước cổng trường, nhưng lại không chịu khó đi tìm kiếm những nguồn hàng khác mà nhập hàng của 1 đại lý hoa ở cách trường học 8km, cuối cùng bị hớ vì mình đã nhập hàng với giá quá cao.

Người kinh doanh có tố chất thành công không bao giờ đưa ra quyết định liều lĩnh mặc dù kinh doanh là phải mạo hiểm , nhưng mạo hiểm mà không có cơ sở khoa học thì gọi “làm liều”, đó là đặc điểm của 1 người ngu nhưng lại cho bản thân mình là người vĩ đại nhất.

Thứ 4, thất bại là điểu chắc chắn với sinh viên kinh doanh

Lương chắc chắn rằng sinh viên kinh doanh sẽ thất bại, nhưng cũng không phủ nhận rằng nhiều người sinh viên đã thành công trong kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ người làm thành 1 dự án kinh doanh rất ít so với tổng số sinh viên cả nước.

Cho nên dù sinh viên có thất bại thì phải luôn tin tưởng rằng, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu, mình còn một quãng đường rất dài sau này nữa, thành công chắc chắn sẽ đến khi mình tích lũy đủ kinh nghiệm, nguồn lực.

Trả lời