Kinh doanh ở Phố Cổ Hà Nội giống kinh doanh ở 1 thị trấn

Sáng nay Lương đi Phố Cổ Hà Nội có công chuyện, thu thập được nhiều thông tin. Trong phần nội dung này sẽ chia sẻ để mọi người hiểu về hoạt động kinh doanh ở 1 khu phố sầm uất nhất Hà Nội diễn ra như thế nào.

Đầu tiên Lương phải nói là Phố Cổ đẹp thật, Lương đã đi qua đi lại bao lần nhưng vẫn nhìn ra nét đẹp riêng của nó mà không một nơi nào Lương từng đi qua đẹp đến vậy. Nếu bạn chưa từng 1 lần đi thì hãy sắp xếp 1 chuyến và đi nha.

Không chỉ đẹp mà hoạt động giao thương, mua bán ở khu phố này rất nhộn nhịp, đúng với cái nghĩa Phố Cổ là nơi trung tâm của trời đất. Nếu bạn chạy xe trong đó và bị lạc để rồi phải hỏi ai đó đường ra thì cũng không có gì lấy làm lạ.

Lương bắt đầu di chuyển từ con phố Hàng Mắm, trên phố này các cửa hàng hầu như chỉ kinh doanh hàng ăn như phở, bún nhưng mà Lương lại không thấy có hàng cơm, có thể là do Lương chưa nhìn kỹ. Các hàng ăn thường sẽ được chuyên môn hoa, có cửa hàng chỉ bán bún và phở, có cửa hàng bán thức ăn khác, đồ uống…Qua phố này Lương định làm bát phở nhưng mà vừa ăn sáng vẫn no, thế nên đi tiếp.

Đến phố Nguyễn Hữu Huân thì Lương chỉ thấy họ bán thức uống, rất nhiều quán bán các loại thức uống khác nhau như nước sinh tố, nước ép, nước ngâm hoa quả. Nhưng thức uống đặc trưng nhất của phố Nguyễn Hữu Huân là Café, phải nói là trên phố này có rất nhiều quán cà phê. Nếu bạn nào muốn thưởng thức hương cà phê đặc trưng của Hà Nội thì cứ lên phố này, đảm bảo bạn sẽ thích thú cho mà xem, có những quán cà phê được trang trí theo phong cách Âu-Mỹ rất sang trọng.

Rồi Lương đi qua phố Hàng Tre, ở đó bạn sẽ không tìm thấy những món hàng nào khác ngoài đồ ăn và quán cà phê. Đồ ăn được bán nhiều nhất, các hàng quán san sát nhau như thể họ là một gia đình vậy, tất nhiên các của hàng ăn được thiết kế khác nhau, và họ không kinh doanh chung, cho dù không gian bán hàng của họ không được rộng cho lắm. Ở phố Hàng Tre bạn cũng có thể thưởng thức các loại cà phê khác nhau, bạn cũng có thể mua một chút hạt cà phê ở phố này.

Hàng Đậu chủ yếu bán tranh vẽ, cà phê, dịch vụ du lịch, mô hình giấy các loại. Nhưng đặc trưng và sản phẩm nhiều nhất của phố này phải kể đến các cửa hàng giày dép và balo du lịch, dù bạn muốn mua loại giày dép nào bạn cũng sẽ mua được ở đây, chỉ sợ là bạn không đủ tiền mà thôi.

Nhưng mà Lương không hay mua mấy đồ như giày dép thế nên bỏ qua. Đi tiếp đến phố Hàng Bồ bạn thấy rất nhiều quần áo và các loại vải trang trí, phụ kiện kiện quần áo như khuy áo, viền ren của váy hay áo. Nếu là phụ nữ khi đến Phố Cổ bạn nhất định phải qua phố Hàng Bồ nha, nếu không thì lãng phí lắm đấy.

Phố Lương Van Can chủ yếu bán các loại đồ chơi cho trẻ em như xe ô tô, máy bay lái bằng điều khiển, xe đạp loại mini, xe máy nhựa. Và tất nhiên có cả những món đồ chơi cho thanh niên như xe điện trượt tự cân bằng, máy bay điều khiển từ xa dùng đẻ quay Video…Khi ra về Lương đi qua phố Tô Lịch, họ bán đồ thờ trong gia đình hoặc chùa miếu, phố Hàng Gai bán tranh vẽ các loại.

Từ những thông tin đó chúng ta nhận ra, nếu chuyên môn hóa công việc kinh doanh bạn sẽ làm tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn mà lại xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình.

Phố cổ là khu phố tiếp nhận rất nhiều du khách nước ngoài , địa phương mỗi ngày. Nhưng các hoạt động kinh doanh của họ không bán các loại sản phẩm nào thật đặc biệt mà bán các loại hàng rất thông thường như hàng ăn, đồ thờ, quần áo, giày dép… mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác chứ không nhất thiết phải đến Phố Cổ.

Nhưng điểm khác biệt trong câu chuyện kinh doanh của khu Phố Cổ Hà Nội là họ có 1 thương hiệu riêng đã xây dựng từ bao đời nay, Phố cổ 36 Phố Phường. Bạn hiểu Lương muốn nói gì chứ ?

Rất tiếc là Lương không đi thêm nhiều con phố khác để giới thiệu cho mọi người về văn hóa, hoạt động kinh doanh của khu phố sầm uất này. Hẹn mọi người trong lần sau khi Lương đi làm việc 1 lần nào đó.

Trả lời