Nếu bạn không có khiếu ăn nói giỏi hoặc thuyết phục mọi người không giỏi vậy thì có được khởi nghiệp kinh doanh được không? Trong nội dung này Lương sẽ phân tích cho mọi bạn thấy liệu mình có khởi nghiệp tốt được hay không.
Chúng ta đều hiểu rằng, khởi nghiệp kinh doanh là việc chúng ta đầu tư thời gian, tiền vốn, năng lực, con người, thương hiệu để cung cấp dịch vụ/sản phẩm đến khách hàng, đồng thời chúng ta thu tiền về túi của mình chứ không phải đi làm thuê.
Khi bạn khởi nghiệp bạn hoàn toàn tự quyết tất cả các vấn đề chi tiêu tiền vốn, kiểm soát doanh thu, thu hồi vốn, thu lãi, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ giao dịch với khách hàng, thế nhưng nhiều người lại lo ngại rằng nếu mình không có khả năng giao tiếp hay thuyết phục người mua thì có thể kinh doanh hay phát triển lâu dài được không.
Lương trả lời là có, hoàn toàn có, thậm chí bạn rất có tiềm năng trở thành 1 ông sếp lớn, một lãnh đạo kiệt xuất, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về khả năng lãnh đạo, kinh doanh của mình thì Lương sẽ chỉ ra những lý do sau đây để mọi người thực chắc chắn rằng mình có thể khởi nghiệp hay kinh doanh:
1, Người ít nói có tư duy sâu và chắc chắn
Khi đi gặp khách hàng, điều quan trọng nhất chính là nói đúng thứ mà đối tác/khách hàng muốn. Nếu gãi đúng chỗ ngứa, họ sẽ mua hàng ngay lập tức, còn nếu không thì bạn sẽ phải nói rất nhiều, mà bạn không có tài năng ăn nói thì làm sao thuyết phục họ mua hàng.
Những người ít nói thường có tư duy theo chiều sâu rất tốt, bạn có thể lập ra 1 kế hoạch nói chuyện với khách hàng và cũng chỉ cần nói như thế là đủ. Khi đàm phán, đối tác thực sự không thích người kia nói lằng nhằng, vòng vèo.
> Quá trình từ người nghèo đến người giàu
2, Bán hàng dựa trên nguyên tắc lợi ích/lợi nhuận
Với đối tác thì bạn chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận của họ có được bảo đảm hay công bằng, còn với khách hàng thì lợi ích là thứ họ muốn nhất. Bạn chỉ cần nói 1 số câu làm thỏa mãn mong muốn lợi ích hoặc lợi nhuận của họ, thế là được.
3, Người ít nói thường nghĩ ra những cách thức giao tiếp hiệu quả hơn rất nhiều mà không cần nói nhiều
Ví dụ họ nghĩ ra cách gửi 1 bức thư hoặc email trước khi gặp mặt, như vậy cũng giúp tiết kiệm lời nói không cần thiết hoặc không phải nói quá nhiều. Một cách khác là họ nhờ người quen đối tác đi cùng để trao đổi công việc, cách làm này hiệu quả hơn rất nhiều so với việc thuyết phục khách hàng “tay bo”.
4, Công việc của người lãnh đạo là ra quyết định
Chứ không phải là rủ đối tác đi nhậu, đến khi say ngà ngà thì rủ họ ký hợp đồng. Người lãnh đạo trong kinh doanh phải trân chính chứ không thể gian lận, bằng không bạn sẽ không thể tồn tại lâu dài hoặc luôn phải luồn cúi trước ai đó.
Khi bạn ra quyết định đúng thì đối tác/khách hàng đều cảm thấy hài lòng. Họ cũng sẽ nghe theo các chính sách bán hàng mà bạn đưa ra.
5, Nhân viên sẽ thay bạn giao tiếp
Nếu bạn không có tài năng ăn nói thì nên thuê thư ký, trợ lý giám đốc hoặc cắt cử trưởng phòng chuyên môn cùng đến gặp đối tác để trao đổi công việc.
Nhân viên là quân, là tướng có trách làm việc theo sự phân công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Bạn không cần phải lo lắng mình có biết nói chuyện hay nói chuyện không giỏi.
Trong bài viết : Ông chủ chỉ cần làm 3 việc: Dùng người, dùng tiền, uống trà, Lương đã nói khá rõ về những công việc mà một người lãnh đạo phải làm. Và công việc giao tiếp với khách hàng nằm ở khâu “ Dùng người”.
Người không có tài ăn nói vẫn khởi nghiệp bình thường và trở ngại khi thuyết phục người mua/đối tác không ảnh hưởng nhiều. Vấn đề là kế hoạch nói chuyện trao đổi với khách hàng như thế nào.