8 điều tối kỵ cần biết về khởi nghiệp kinh doanh

Làm những việc không nên làm trong kinh doanh luôn là nỗi ám ảnh với người mới khởi nghiệp. Bởi vì chúng ta chưa kịp nhận ra đó là điều tệ hại, và không nên làm.

1, Tự cho rằng mình hiểu nhu cầu của khách hàng (Lee McNiel,ReviewPush)

Tôi đã từng lãng phí khá nhiều thời gian trên một mẫu sản phẩm không quan trọng, nó cho phép khách hàng có thể thông qua RSS để đặt mua thông tin trong trường hợp không cần e-mail nhắc nhở.

Thế nhưng thực trạng sau phát hành của nó không khả quan như dự tính, bởi rất nhiều người dùng không ưa thích, hơn nữa nó còn gây ra nhiều trải nghiệm tồi tệ cho người sử dụng.

Sau đó, tôi quyết định ẩn tính năng dịch vụ này. Với một số khách hàng vẫn muốn sử dụng nó thì tôi vẫn cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Kể từ đó về sau tôi không bao giờ tự thay người dùng đưa ra chủ trương, chính sách riêng, trừ khi tôi xác định chắc chắn rằng tính năng này thực sự có giá trị với người sử dụng.

2, Đánh giá sai năng lực nhóm (David Ehrenberg,Early Growth Fiancial Services)

Lúc mới đầu tôi đã từng thử cho giám đốc tài chính gia nhập vào bộ phận phát triển nghiệp vụ. Khi đó tôi đang muốn tìm cách nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ nhóm.

Tôi đã suy nghĩ một cách ấu trĩ rằng sự gia nhập của những người chuyên nghiệp sẽ khiến năng lực nhóm được đột phá.

Nhưng sự thực lại không phải như vậy. Giám đốc tài chính nắm rõ kiến thức tài chính trong lòng bàn tay nhưng lại không biết gì về kinh doanh.

>> 7 Yếu tố chính trong khởi nghiệp và là nền tảng của sự phát triển

Từ nhận thức sai lầm này tôi đã ý thức được rằng, bạn không thể chỉ dựa vào sự tưởng tượng để đi ước đoán chủ quan về năng lực thành viên trong nhóm và trách nhiệm mà họ cần phải gánh vác. Từ đó về sau, tôi đã rút ra được bài học, tôi đã sắp xếp chức vụ phù hợp tương ứng với vai trò của nhân viên.

3, Không dành thời gian tìm hiểu thị trường và người tiêu dùng (Jay Wu,Best Drug Rehabilitation)

Kể từ khi khởi nghiệp, sai lầm lớn nhất mà tôi mắc phải đó là không dành thời gian đi tìm hiểu thị trường.

Thông thường chúng tôi sẽ có một bộ phận đăng ký khách hàng ở một khu vực nào đó, nhưng sau khi bước tới những thị trường hoàn toàn mới thì chúng tôi lại vô kế khả thi do không tìm ra được sách lược để đối ứng.

Vậy là chúng tôi chỉ còn cách xây dựng lại tồn kho và hy vọng có thể kiếm được mức doanh thu và lợi nhuận tương ứng.

Thực tế chứng minh rằng, kiểu chờ đợi này chỉ khiến bạn uổng phí công sức. Bởi  những sản phẩm bán chạy trước đó lại bắt đầu bị chững lại trên thị trường mới.

Sau khi ý thức được việc sản phẩm bắt đầu bị chững lại và chất đống trong kho, tôi bắt buộc điều chỉnh giá bán thấp thậm chí là bán lỗ.

Những trải nghiệm đau khổ này đủ để mua được một bài học sâu sắc. Sau đó tôi ý thức được rằng, doanh nghiệp cần phải bán cho thị trường và khách hàng những thứ mà họ cần.

4, Quá coi trọng kỹ năng mà bỏ qua nhân cách (John Berkowitz,Yolde)

Tôi đã từng nghe lời khuyên của một người đi trước, điều chỉnh văn hóa tuyển dụng từ việc coi trọng năng lực và nhân cách thành coi trọng kỹ năng, nhưng điều này đã khiến nguồn nhân lực bị lãng phí cực độ mà không phải do ảnh hưởng tiêu cực trong việc tăng trưởng nghiệp vụ gây ra.

Sau khi ý thức được những thiếu sót trong chính sách tuyển dụng, tôi đã tổ hợp tất cả các chiến lược lại với nhau để điều chỉnh lỗ hổng còn tồn đọng trong các điều khoản tuyển dụng.

5, Lưu tâm khi tuyển dụng (Michael Costigan,Youth Leadership Specialist)

Đây là một sai lầm phổ biển mà mọi người thường mắc phải, trong thực tế chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những người đồng nghiệp không tích cực.

Sau khi thương hiệu của mình bắt đầu có lợi nhuận, tôi liền nghĩ đến việc tìm người giúp tôi quản lý một số nội dung công việc.

Cho dù tôi nghĩ rằng người đó cần phải có những điều kiện tốt nhưng hiện thực rất tàn khốc, nhân viên của tôi vừa không nhiệt tình với công ty mà cũng không có bất cứ mối quan hệ xã giao hay kỹ năng chuyên ngành gì mà tôi có thể lợi dụng đuợc.

6, Tiền nào của nấy, đồ rẻ tiền không bao giờ có đồ tốt (Alexis Wolfer,The Beauty Bean)

Khi tôi bắt đầu thiết kế TheBeautyBean.com, vì muốn tiết kiệm chi phí, tôi đã thuê một người thiết kế với mức lương thấp.

Chỉ vì tiết kiệm tiền mà tôi đã phạm phải một sai lầm có thể nói là ngu ngốc nhất trong đời. Việc thiết kế trang Web trở nên rối tinh rối mù khiến tôi phải đuổi việc người đó và làm lại từ đầu.

Dĩ nhiên, tiết kiệm tiền là điều rất quan trọng đối với những công ty khởi nghiệp nhưng bạn phải đảm bảo rằng khoản tiền mà bạn đã tiết kiệm này sẽ không trở thành gánh nặng khiến bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn sau đó.

7, Khi tuyển dụng không nên quá coi trọng kinh nghiệm làm việc (Ziver Birg,ZIVELO)

Tôi đã từng tuyển dụng một vị giám đốc điều hành cấp cao, anh ta đã từng biến một công ty từ 10 nhân viên thành một công ty có hơn 600 nhân viên trong vòng 8 năm.

Nhưng tôi biết rằng thành tích trong quá khứ chưa chắc sẽ trở thành tương lai. Với những doanh nghiệp mới thành lập, tuyển dụng một người nhân viên  với mức lương thấp mà phù hợp với vị trí này sẽ càng an toàn hơn.

Nếu bạn đào tạo ai đó và giúp đỡ họ trưởng thành trong công ty của bạn, sau này họ ắt sẽ cảm kích vô cùng.

8, Đồng nghiệp không tích cực (Andy Karuza,brandbuddee)

Khi bạn mới bắt đầu khởi nghiệp, bạn nên tìm kiếm cho mình những người bạn đồng hành lâu dài.

Mặc dù tôi gặp phải những người đồng nghiệp xấu nhưng may mắn là trên con đường khởi nghiệp tôi cũng luôn gặp được những người bạn đồng hành chân thành.

Tôi chân thành muốn khuyên các bạn mới khởi nghiệp rằng khi lựa chọn bạn đồng hành tiềm năng cần phải hết sức thận trọng, đảm bảo vai trò và chức trách của mỗi người, đồng thời nếu khởi nghiệp thất bại cần phải tìm sẵn đường lui cho người khác.

Nếu ai đó không tích cực bước vào doanh nghiệp của bạn mà đảm nhận nhiệm vụ khai thác tìm kiếm mối làm ăn buôn bán vậy thì bạn nhất định phải thay thế hoặc trực tiếp đào thải họ.

Trả lời