Khởi nghiệp cần Kinh nghiệm kinh doanh buôn bán gì?

Tại sao trước khi khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kinh nghiệm khởi nghiệp? Bởi kinh nghiệm khởi nghiệm dù thành công hay thất bại. Đều là những bài học kinh nghiệm xương máu mà người khởi nghiệp đã tổng kết lại.

Dưới đây là những kinh nghiệm khởi nghiệp cần phải có mà tôi đã tổng kết được. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn.

1, Tầm nhìn phải “Chuẩn Xác”

Ngắm chuẩn và nhìn thấu cơ hội kinh doanh trên thị trường. Ngành nghề mà bạn đang làm hiện giờ đang như thế nào? Mức độ cạnh tranh khốc liệt ra sao? Không gian lợi nhuận như thế nào? Trong tương lai sẽ có những sự thay đổi như thế nào? Bạn có không gian sinh tồn và phát triển trong ngành nghề đó không? Bạn nắm chắc bao nhiêu phần thắng trong tay?…

Bạn cần phải làm rõ và xem xét kỹ tất cả những vấn đều này. Nếu không xác định rõ, khởi nghiệp sẽ rất mơ hồ.

2, Mục tiêu phải “Thiết Thực”

Mỗi người khởi nghiệp đều có lý tưởng riêng của mình. Thậm chí nhiều người khởi nghiệp còn có những mục tiêu, lý tưởng cao xa. Điều này rất đáng được khen ngợi. Bởi không có lý tưởng sẽ không có động lực. Không có lý tưởng sẽ không có phương hướng.

Nhưng lý tưởng cao xa và xác lập mục tiêu phát triển rõ ràng là 2 chuyện khác nhau. Trong thời kỳ đầu, vấn đề đầu tiên mà người khởi nghiệp cần phải xem xét. Đó là làm thế nào để doanh nghiệp có thể sinh tồn. Nếu không tất cả đều sẽ chỉ là hoang tưởng.

Do vậy, phải “thực sự cầu thị” xác định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Từng bước từng bước thực hiện mục tiêu. Mục tiêu quá cao xa, sẽ khiến bạn nông nổi, trí lực phân tán. Không thể tập trung làm tốt các công việc trước mắt.

Nếu không thể thực hiện mục tiêu. Sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn, trắc trở. Ảnh hưởng tới nhiệt huyết khởi nghiệp trong bạn.

3, Ý chí phải “Kiên Định”

Trên con đường khởi nghiệp, luôn đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Quá trình phát triển sự nghiệp chính là quá trình dũng cảm đối mặt và giải quyết khó khăn.

Đối mặt với khó khăn, ý chí của người khởi nghiệp bắt buộc phải kiên định. Tuyệt đối không được từ bỏ một cách dễ dàng. Không có ý chí nghị lực đồng nghĩa với việc sụp đổ hoàn toàn.

Khởi nghiệp chính là sự thử nghiệm lớn nhất đối với phẩm chất ý chí của người khởi nghiệp. Những người cười đến cùng trên con đường khởi nghiệp luôn là những người có ý chí kiên định nhất.

Ý chí kiên định này đến từ niềm tin vững vàng đối với sự nghiệp. Đến từ sự tự tin đã tích lũy được trong quá trình đối mặt với khó khăn và thử thách.

4, Năng lực phải “Mạnh Mẽ”

Người khởi nghiệp có năng lực mạnh phải có đầy đủ những điều kiện cơ bản. Không cần năng lực trên tất cả mọi mặt đều phải mạnh. Nhưng ít nhất phải có năng lực đủ mạnh trên một phương diện nào đó. Ví dụ, năng lực khai thác khách hàng, năng lực chuyên môn, năng lực dẫn dắt đội nhóm…

Trong thời kỳ đầu, người khởi nghiệp là một siêu chiến binh anh hùng. Họ phải lo lắng tới tất cả mọi mặt, mọi việc trong doanh nghiệp. Thậm chí còn phải đích thân lâm trận. Nếu không có những khả năng, năng lực nhất định sẽ khó lòng ứng phó được.

5, Tâm thái phải “Cân Bằng”

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, điều kiện còn khó khăn thiếu thốn. Nên thường dễ bị người khác coi thường, phân biệt đối xử. Lúc này chúng ta cần tới một tâm thái cân bằng để nhìn nhận và đối mặt với hiện thực.

Khi mới bắt đầu, chúng ta phải bỏ ra nhiều hơn là nhận lại. Chi phí và thu nhập không tỷ lệ với nhau. Khi đó, cũng phải cần tới một tâm thái cân bằng.

Trong thời kỳ đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp chưa có tiếng. Sản phẩm, dịch vụ là vàng những lại bán như bạc, thậm chí như sắt. Mặc dù trong lòng khó chịu, không khuất phục. Nhưng vẫn phải giữ tâm thái cân bằng. Phải học cách thuyết phục bản thân rằng: “Đây là quá trình mà mình bắt buộc phải trải qua”.

>> Kinh nghiệm kinh doanh, khởi nghiệp xin đừng mang theo 8 cách nghĩ này

6, Hành động phải “Nhanh Nhạy”

Là người khởi nghiệp, bạn dựa vào cái gì để cạnh tranh với những ông trùm lớn trong ngành? Dựa vào cái gì để tồn tại, để có cơ hội thành công?

Bạn cần phải tin rằng “đi trước thì thành công trước”. Không có sức hành động nhanh sẽ không có hiệu suất công việc cao. Công ty khởi nghiệp sẽ rất khó tồn tại. Bởi những người lớn mạnh trong ngành sẽ không có bạn quá nhiều cơ hội.

7, Tổng kết phải “Cần Cù”

Khởi nghiệp phải nộp học phí, thậm chí là phải nộp học phí rất đắt. Muốn giảm thiểu chi phí học hỏi, bạn cần phải không ngừng tổng kết. Tổng kết là một quá trình học hỏi. Càng là một quá trình để bạn kiểm điểm lại chính mình một cách toàn diện và sâu sắc.

8, Cuộc sống phải “ Tiết Kiệm”

Ai cũng đều muốn thể diện. Nhưng thể diện không phải lúc nào cũng có thể chống đỡ được. Cần tới thực lực để cam kết bảo đảm. Doanh nghiệp không thể tiếp tục phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do không có dòng tiền mặt.

Trong thời kỳ đầu, nhiều người khởi nghiệp thường hay giản dị, chất phác. Bởi không có kinh phí, nên dù có muốn phô trương cũng không có khả năng.

Khi doanh nghiệp đã có được chút tiền, rất nhiều người khởi nghiệp bắt đầu chú trọng tới hình thức. Nâng cấp phô trương mà quên đi những khó khăn gian khổ, khởi nghiệp ban đầu.

Họ cảm thấy mình đã phải chịu được quá lâu, đã đến lúc cần được hưởng thụ một chút. Cuộc sống nhàn nhã, lộng lẫy, sang trọng trở thành thói quen. Không còn đấu trí khởi nghiệp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng sụp đổ. “Cần kiệm để tu dưỡng đạo đức”, người khởi nghiệp phải nên tin tưởng vào câu nói này.

9, Tấm lòng phải “Rộng Mở”

Một số người khởi nghiệp có năng lực giỏi nhưng lòng dạ hẹp hòi. Khiến sự nghiệp không thể làm lớn. Biểu hiện của lòng dạ hẹp hòi đó là ý chí cá nhân lớn hơn tất cả. Không thể dung nạp bất cứ ý kiến bất đồng nào.

Quá coi trọng tiền bạc, lợi ích tính toán chi li. Người khởi nghiệp cần phải hiểu rõ rằng không có tấm lòng sẽ không có tập thể. Không có tấm lòng sẽ không có đối tác hợp tác. Không có tấm lòng sẽ không có bạn bè. Không có tấm lòng  sẽ không có bất cứ nguồn tài nguyên nào.

Tấm lòng của người khởi nghiệp chính là tương lai của doanh nghiệp. Điều gì mà mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm cho người khác. Điều gì mà mình muốn người khác làm cho mình thì hãy làm nhiều cho người khác. Hãy là biển lớn dung nạp trăm sông để tung hoành thiên hạ.

10, Chuẩn bị phải “Đầy Đủ”

Người khởi nghiệp không bao giờ có sự chuẩn bị đủ cả. Chỉ cần khởi nghiệp là sẽ đi kèm với rủi ro. Người khởi nghiệp phải dám gánh vác rủi ro. Phải chuẩn bị tốt mọi công tác ứng phó với rủi ro.

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, người khởi nghiệp cần phải làm tốt công tác chuẩn bị về tâm lý. Bạn có tình nguyện chịu đựng những nỗi đau khổ trong quá trình khởi nghiệp không?

Ngoài ra phải có sự chuẩn bị đầy đủ về các kiến thức cần thiết. Bạn thực sự muốn tìm hiểu về ngành nghề mà mình đã chọn?

Phải có sự chuẩn bị cần thiết về tổ chức. Ai sẽ là người ủng hộ bạn đến cùng? Đây không phải là thời đại đơn phương độc mã chiến đấu một mình nữa. Phải có người giúp đỡ, mới có thể hoàn thành tốt mọi việc.

Cần phải chuẩn bị đầy đủ về nguồn vốn. Trong thời kỳ đầu khởi nghiệp, nếu kinh doanh không thuận lợi, bạn có thể chống đỡ được trong bao lâu?

Quan trọng nhất là, người khởi nghiệp cần phải hiểu rõ, đường giới hạn thất bại thấp nhất nằm ở đâu? Chỉ cần hiểu được giới hạn của mình, sẽ cảm thấy an tâm hơn. Không còn run sợ và hoàn toàn có thể dũng cảm tiến về phía trước.

Trên đây là những kinh nghiệm cần phải có khi khởi nghiệp. Khi công ty phát triển tới một giai đoạn nhất định nào đó. Nó sẽ được sức mặt nhiều mặt từ thị trường và xã hội thúc đẩy tiến về phía trước.

Do vậy, trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Người khởi nghiệp phải không ngừng chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị cho tương lai mọi lúc, mọi nơi.

Chuyện của 10 năm sau, luôn ở ngay trước mắt. Do vậy bạn phải có sự chuẩn bị đầy đủ. Cơ hội chỉ luôn thiên về phía những người có sự chuẩn bị đầy đủ và sản sàng. Cơ hội luôn thuộc về những doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị trước.

Trả lời