Làm sói thì giàu, làm cừu thì nghèo

1, Người thường thích yên phận, người giàu thích thử thách

Quan điểm lựa chọn nghề nghiệp khác nhau: người bình thường thích đi đến công ty lớn, môi trường làm việc ổn định. Người giàu giáo dục con cái của họ, không quan tâm đến công việc của các công ty nhỏ mà khuyến khích con cái của họ thành lập một công ty nhỏ.

Lựa chọn quản lý tài sản tại ngân hàng khác nhau: người bình thường chọn một một kế hoạch “ được đảm bảo” và lợi nhuận hàng năm thường là 3%-5%. Người giàu thích mạo hiểm, mua một tỷ lệ vốn cổ phần nhất định, trả nhiều hơn một chút. “Tư duy giàu có” nhất định sẽ không mua quỹ bảo tồn vốn-“rủi ro thấp, lợi nhuận càng thấp”.

2, Người thường một mình nỗ lực làm việc, người giàu vay mượn để chiến đấu

Người thường có thể làm việc chăm chỉ hơn người giàu, sự khác biệt giữa hai bên là cách giải thích khác nhau về định nghĩa “công việc khó khăn”. Người thường tự mình nỗ lực làm việc chăm chỉ từ sáng đến tối.

“Công việc khó khăn” của người giàu có ba khía cạnh: Thứ nhất, công việc khó khăn của cả cả nhóm. Họ quen với việc dẫn dắt cả nhóm, đặc biệt là dẫn đầu nhóm bán hàng. Họ có động lực để thúc đẩy đồng đội của mình, dẫn mọi người hướng đến một mục tiêu chung, tạo ra thành công và cùng nhau chia sẻ thành quả.

Thứ hai, để tiền làm việc chăm chỉ. Người thường sợ chấp nhận rủi ro, vì vậy số tiền đó mãi “nằm ngủ” trong ngân hàng. Tiền của họ trở nên “lười nhác”, không có gì gọi là “xuất chúng”. Người giàu mỗi năm đòi hỏi phải đạt được 10% số vốn mà họ đã đầu tư. Họ giỏi kinh doanh và khi ngủ cũng có thể để tiền sinh lời.

Chẳng hạn: cho một người bạn vay tiền để mở cửa hàng, người bạn đó phải trả cho họ lãi suất hợp lý của khoản vay, còn có tài sản thế chấp hoặc là đầu tư bất động sản, thu tiền thuê nhà, hưởng sự biến đổi giá cả bất động sản.

Thứ ba, người giàu giỏi sử dụng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. Chẳng hạn, người giàu có 7 tỷ, họ mua một căn nhà, nhưng chắc chắn sẽ không trả hết. Họ sẽ mua 2 căn nhà, vay ngân hàng 7-8 tỷ nữa để tiền của ngân hàng cũng sinh thêm lời. Người thường mua nhà trả hết một lần và không thích vay mượn.

>> Người giàu có nhiều tiền, hóa ra họ có cách phát tài như vậy? Còn người nghèo thì vẫn mãi nghèo

3, Người thường luôn nói có, người giàu dám nói không

Người thường nói làm là làm, một số là mê tín dị đoan, một số là di truyền từ cha mẹ, họ chắc chắn thuộc dạng “ ít tiền thì biết, nhiều tiền là lẫn lộn”.

Chẳng hạn, khi mua một căn nhà giá rẻ, họ rất quan tâm đến phí quản lý tài sản nghĩ rằng càng ít càng tốt. Như mọi người đều biết, phí quản lý rẻ sẽ thiếu nhân sự để bảo vệ chăm sóc, thường trong vòng 5 năm đã bị hư hỏng, tiết kiệm được một khoản phí quản lý tài sản nhỏ, tương lai của ngôi nhà đã bị phá hủy.

Họ mua bảo hiểm lợi nhuận sẽ có tỷ lệ cao, lợi nhuận cao mới mua, bảo hiểm không phải là để đầu tư, mua bảo hiểm là mua một mạng lưới an toàn cho gia đình. Ý nghĩa quan trọng nhất là có thể bảo vệ danh tiếng, yêu cầu bồi thường và dịch vụ đưa ra rất tốt.

4, Người thường làm cừu, người giàu làm sói

Trong hai bạn trẻ quanh đây có thể biết được rằng sau 20 năm ai sẽ trở thành người giàu có không? Tất nhiên là có, xem họ có dám hay không thôi. Người giàu có gan to, dám thử những điều mới mẻ, điều người khác không dám làm thì họ làm.

Công ty phát triển thị trường ở miền Nam phải phái nhân viên đến đó làm việc 3 đến 4 năm, người giàu sẽ không ngần ngại đi đến đó. Người thường ngay cả khi được tiến cử cũng không muốn rời khỏi Hà Nội, suy đi tính lại vẫn quyết định ở phía Bắc làm việc. Có gan làm thì ắt sẽ có nhiều cơ hội, không có gan làm thì cơ hội mất đi là điều đương nhiên.

Theo bạn, ai sẽ thành công hơn?

Hiệu ứng đám đông là điều dễ hiểu. Mọi người thường chọn đi theo số đông, không dám nổi bật, từ chối thử những điều mới, sợ bị thất bại, sợ bị đùa cợt và phải đợi cho đến khi mọi người làm thì mới chịu làm. Thành tựu đương nhiên bị giới hạn.

Người giàu làm sói nên giàu có là tất nhiên. Họ đã mua giá trị cổ phần đạt 1 tỷ còn người thường mua cuối cùng nên giá trị đã đạt tới 1,5 tỷ. Khi “con sói” kiếm tiền, “con cừu” đã được mua với giá cao hơn. Dù không bị lỗ nhưng cũng chẳng lãi được bao nhiêu.

Biểu hiện của những con cừu là: chờ cho đến khi những người bạn xung quanh hành động, thành công và có kinh nghiệm thì chúng mới bắt trước để làm theo”.

5, Người thường tập trung vào chi tiết, người giàu chú ý đến điều lớn lao

Người thường có thói quen tiết kiệm chi tiêu trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày như ăn,uống. Tài khoản ngân hàng của họ có thể chứa đến mấy tỷ và thu về một khoản lãi chẳng đáng là bao. Người thường họ nhìn vào những thứ nhỏ bé, không thể thấy trước những thay đổi xã hội trong tương lai. Không thể đoán trước, chỉ có thể thở dài : thế giới thay đổi nhanh thật.

Người giàu thích chú ý đến những điều lớn lao, họ sẽ lên kế hoạch cho những thay đổi trong tương lai, trong khả năng mà người khác tạm thời không thể nhìn ra được.

Trả lời