Trà sữa là một món ăn vặt nổi tiếng trong thời gian gần đây. Ý tưởng kinh doanh quán trà sữa đã có từ rất lâu nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, khi mà giới trẻ phát sốt với những cơn bão trà sữa đến từ những thương hiệu nổi tiếng thì ý tưởng khởi nghiệp từ việc mở quán trà sữa đã càng ngày nhiều hơn.
Trước đây, đối tượng khách hàng mà trà sữa hướng đến chỉ thường là các bạn giới trẻ. Nhưng ngày nay, đối tượng phục vụ của thức uống này không gói gọn trong một nhóm khách hàng cụ thể nào. Đó có thể là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, những người lao động làm bất cứ ngành nghề nào.
Chúng ta có những mô hình kinh doanh quán trà sữa như kinh doanh trà sữa nhượng quyền, kinh doanh trà sữa cóc, kinh doanh quán trà sữa của riêng mình,… Tâm lý của những khách hàng mua trà sữa bây giờ đó là chọn những quán trà sữa có thương hiệu nổi tiếng để uống. Chính vì lẽ đó, mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền đang phát triển và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay.
Quán trà sữa mọc lên mỗi ngày, nhưng chỉ số ít có thể trụ vững lại trên thị trường. Vậy để làm sao kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền thành công? Chúng ta sẽ cùng thảo luận thông qua chủ đề bài phân tích hôm nay Kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh Trà sữa nhượng quyền (tránh bị lỗ). Nội dung bài phân tích sẽ hướng đến nội dung chia sẻ về cách làm sao để kinh doanh trà sữa nhượng quyền không bị lỗ. Mời các bạn cùng đón đọc.
Kế hoạch kinh doanh trà sữa nhượng quyền: Hãy lưu ý đến vấn đề vốn đầu tư khi bạn quyết định khởi nghiệp với mô hình kinh doanh này
Nếu muốn bắt đầu kinh doanh trà sữa nhượng quyền, đầu tiên bạn nên biết đến số tiền đầu tư vào mô hình này khá nhiều, thường lên đến hơn 1 tỷ đồng. Những chi phí bạn cần chi trả đề bắt đầu kinh doanh trà sữa nhượng quyền như là:
+ Chi phí nhượng quyền thương hiệu, chi phí quản lý thương hiệu: tùy theo mỗi thương hiệu mà mức chi phí khác nhau. Từ thường vài trăm triệu đến cả 1 tỷ đồng.
Ví dụ như thương hiệu trà sữa nổi tiếng với giới trẻ Toco Toco áp dụng mức phí nhượng quyền sẽ từ 160 triệu đến 300 triệu cho ba năm theo từng địa điểm. Hay thương hiệu trà sữa Dinh Tea có mức nhượng quyền thương hiệu là 20.000USD, nếu quy ra tiền Việt là gần 500 triệu.
Ngoài ra, còn có chi phí quản lý thương hiệu: chi phí này sẽ thay đổi tùy theo thu nhập của mỗi cửa hàng nhượng quyền hoặc có mức cố định. Chi phí này sẽ do bên nhượng quyền quy định.
+ Còn có các chi phí khác phải chi trả đó là tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên, tiền mua trang thiết bị và nguyên liệu bắt buộc từ bên nhượng quyền thương hiệu, tiền vốn dự phòng, tiền trang trí,…
Nên nếu bạn chưa chắc chắn về mô hình kinh doanh này thì đừng vội vàng quyết định. Số tiền đầu tư không phải nhỏ, và cũng không có gì đảm bảo việc bạn bỏ ra 1 đến 2 tỷ đổng là có thể thành công, kiếm được nhiều tiền. Hãy suy nghĩ thêm trước khi quyết định nhé!
Yếu tố chính quan trọng trong việc kinh doanh trà sữa nhượng quyền thành công đó chính là vị trí kinh doanh
Một trong những yếu tố chính giúp cho việc kinh doanh trà sữa nhượng quyền thành công đó chinh là vị trí kinh doanh.
Khi bạn chọn mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền, bạn sẽ nhận được các lợi ích từ mô hình này như quán có thương hiệu, có một lượng khách ổn định thời gian đầu, tiết kiệm được thời gian và công sức, về công thức pha chế và các khâu trang trí thiết kế nội thất đã có bên nhượng quyền hỗ trợ. Chính vì thế, việc bạn cần quan tâm đó chính là lựa chọn mặt bằng kinh doanh.
Có rất nhiều quán trà sữa nhượng quyền thất bại vì vị trí kinh doanh không tốt, không thu hút được khách hàng, cách xa trung tâm quá. Vì thế, bạn nên chọn vị trí kinh doanh quán trà sữa của mình ở những khu vực đông dân cư, có hai mặt tiền càng tốt, đường hai chiều, gần các trường học, văn phòng công ty. Đặc biệt, bên ngoài phải có chổ giữ xe cho khách nếu không họ sẽ rất ngại việc ra dừng lại mua trà sữa.
Để kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền không bị lỗ: Lựa chọn thương hiệu trà sữa sẽ hợp tác
Tiếp theo, bạn nên suy nghĩ xem nên chọn thương hiệu trà sữa nào để hợp tác. Có các thương hiệu trà sữa nổi tiếng đang được giới trẻ Việt Nam yêu thích như Toco Toco, Gong cha, Phúc Long, Ding Tea,…
Mỗi thương hiệu sẽ có mức phí nhượng quyền và những chi phí khác khác nhau. Tùy theo số vốn của bạn dự định đầu tư để xác định nên chọn thương hiệu nào để kinh doanh.
Trước khi quyết định chọn thương hiệu nào, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu rõ về thương hiệu trà sữa đó như: có bao nhiêu quán trà sữa nhượng quyền của thương hiệu đó, tình hình hoạt động kinh doanh của những chi nhánh ra sao, chất lượng sản phẩm, giá cả, sức cạnh tranh, mức phí nhượng quyền,….
>> Mở quán Trà sữa nhượng quyền cần bao nhiêu vốn và Các bước Mở
Nếu mở quán trà sữa nhượng quyền, đừng đầu tư kinh doanh nếu bạn chỉ mở với quy mô nhỏ
Đa phần khách hàng tìm đến quán trà sữa vì muốn có một không gian trải nghiệm thật thoải mái, rộng rãi và được thiết kế độc đáo thu hút. Và một trong những tiêu chí của bên nhượng quyền đó chính là tìm kiếm một địa điểm rộng rãi để có thể xây dựng không gian quán có nhiều sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, họ sẽ hạn chế đầu tư những quán trà sữa nhỏ, không gian quá nhỏ để khách hàng ngồi.
Vì thế nếu bạn chọn kinh doanh trà sữa nhượng quyền và để thành công thì phải đầu tư vào khâu tìm kiếm mặt bằng thuận lợi, có diện tích rộng. Điều này đồng nghĩa với chi phí về mặt bằng sẽ tăng lên rất nhiều. Nên bạn cần tính toán xem mình có điều chỉnh và duy trì được hoạt động kinh doanh trà sữa nếu thuê mặt bằng ở đó hay không.
Marketing online, các chương trình quảng bá giới thiệu thương hiệu trà sữa
Để nhiều khách hàng biết đến quán trà sữa nhượng quyền của bạn, cần đầu tư thêm về khâu marketing online, các chương trình quảng bá cho thương hiệu trà sữa này. Chúng ta sẽ sử dụng kênh online chính là facebook để giới thiệu, chia sẻ hình ảnh, các hoạt động và bài viết tại tiệm trà sữa của mình để mọi người được biết nhiều hơn.
Đầu tư chạy quảng cáo mỗi ngày để tiếp cận nhiều khách hàng. Một ngày bạn có thể chi ra khoảng 150.000đ để chạy quảng cáo trên facebook trong khu vực mình kinh doanh.
Các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
Đối thủ cạnh tranh của bạn rất nhiều, bao gồm những đối thủ là những quán trà sữa nhượng quyền cùng một thương hiệu, quá trà sữa của các thương hiệu khác và các quán trà sữa nhỏ lẻ.
Đối với trà sữa, cạnh tranh về chính sách giá là chính. Các đối thủ của bạn cũng sẽ thực hiện các chương trình giảm giá bán, quà tặng, combo… để thu hút khách hàng. Và tất nhiên bạn cũng sẽ thực hiện các chương trình khuyến mãi tương tự.
Một số chương trình khuyến mãi bạn có thể tham khảo như là: giảm giá bán vào những ngày đặc biệt, hoặc ngày đầu tuần. Khi ghi chương trình giảm giá, hãy sử dụng tỷ lệ % ví dụ như giảm ngay 20% cho những khách hàng có thẻ tích điểm trên 100…., tạo ra các combo như mua trà sữa vị đào + trà sữa trân châu đường đen sẽ được giảm giá 10% (cách này thường dùng để giới thiệu sản phẩm mới), mua 3 tặng 1, miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 150.000đ và từ 10km đổ lại,…
Để thực hiện các chương trình khuyến mãi hiệu quả nhất, bạn nên dành thời gian nghiên cứu đối thủ và đề ra phương án kinh doanh tốt hơn cho mình.