Kế hoạch mở tiệm bánh mì và bí quyết mở quán bánh mì

Trong những năm gần đây mở tiệm bánh mì dường như đang trở thành xu hướng của các doanh nhân nói chung và của ngành làm bánh nói riêng. Việc mở một tiệm bánh mì dựa trên việc sử dụng nguyên liệu chất lượng tốt, tự làm để đảm bảo chất lượng tuyệt đối chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

Tuy nhiên, việc mở tiệm bánh mì phải dành cho những người yêu thích bánh mì. Niềm đam mê làm bánh sẽ thôi thúc ai đó mở một cửa hàng cho riêng mình.

Khi một tiệm bánh ra đời mang tên của chính bạn trên một con phố nào đó, bao bì in theo sở thích của bạn, khách hàng nhớ đến bạn và thường xuyên lui tới, mọi người yêu thích thưởng thức những chiếc bánh mì nóng hổi mới ra lò tại cửa hàng của bạn, vân vân cảm giác thành công này không gì có thể so sánh được.

Vậy thì, mở một tiệm bánh mì liệu có khó khăn quá không? Tôi nghĩ mở cửa hàng bán bánh mì không hề khó, thêm nữa nếu đó là đam mê của bạn thì việc thực hiện một kế hoạch mở tiệm bánh mì sẽ không còn những trở ngại trong tâm trí bạn.

Tuy vậy quá trình mở một cửa hàng kinh doanh cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng. trước khi mở tiệm bánh mì bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng từng bước một, tập trung cao độ vào những yếu tố chính để tạo dựng lên một cửa hàng bánh mì mang thương hiệu của riêng bạn.

>> Lập kế hoạch kinh doanh bánh ngọt bánh kem( cửa hàng) 

1, Trước khi mở cửa hàng, bạn cần biết điều bạn muốn là gì?

“Bạn cần phải có một hoặc một vài phong cách chủ đạo”.

Trước khi mở cửa hàng bạn thử nghĩ xem bạn muốn mở cửa hàng như thế nào? Cửa hàng bánh mì nhưng loại bánh mì nào là chính? Có thể bạn sẽ nghĩa rằng dù bánh mì không bán chạy thì cũng sẽ tiếp tục bán, chỉ cần làm nhiều loại khác nhau là ổn. Đây là một ý tưởng hoàn hảo, nhưng sự sống còn của tiệm bánh có thể bị ảnh hưởng.

Do đó trong quá trình làm bánh mì chủ cửa hàng cũng cần phải xem xét cẩn thận liệu bánh mì có thể bán được hay không, bán nhiều hay bán ít, bán cho đối tượng như thế nào, vân vân.

Nói chung sẽ là mạo hiểm nếu như cá nhân bạn mở một cửa hàng của riêng bạn. Bởi vì nhìn chung bất kể là hương vị, chi phí, chiến lược, quản lý, kế hoạch, vân vân đều phải tự bạn làm, không có sự trợ giúp từ phía bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp thành công trong việc tự mình tạo thương hiệu bánh mì cho riêng họ.

Muốn mở một cửa hàng của riêng mình, bất kể quy mô lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có “thực hành”, đó là công thức bí mật độc quyền của bạn, chứ không phải là mua từ bên ngoài và áp dụng vào cửa hàng của bạn.

Chẳng hạn bánh mì nướng siêu mềm dành cho người lớn tuổi là đặc sản của Nhật Bản, hoặc bánh mì cứng là đặc sản của Châu Âu, bạn cần tạo ra sản phẩm bánh mì có các thành phần đặc biệt, tạo ra sự độc đáo của cửa hàng để khiến cửa hàng của bạn nổi bật hơn trong hầu hết các cửa hàng ở Việt Nam.

Sau khi mở cửa hàng , việc quảng bá mạnh mẽ bánh mì để khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn cũng là điều cực kỳ cần thiết bạn cần làm. Một tiệm bánh được nhiều người biết đến ở mọi lứa tuổi khác nhau sẽ là một tiệm bánh mì có thể phát triển lâu dài.

2, Trước khi mở cửa hàng, cần có một kế hoạch chu đáo

Người mới bắt đầu kinh doanh, trước khi bắt đầu mọi thứ, bạn cần làm một cuốn sách lập kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Nếu bạn không lập kế hoạch chẳng khác nào bạn đi đến cửa hàng cắt tóc và mù quáng tự tìm cho mình một kiểu tóc phù hợp.

Do đó, trong giai đoạn đầu, chúng ta cần sắp xếp những thứ cần chuẩn bị và sau đó thực hiện chúng từng bước từng bước một, sau đó việc mở cửa hàng sẽ toàn diện hơn.

1, Cần lên kế hoạch gì?

Vị trí của cửa hàng, danh mục tài liệu được áp dụng, tỷ lệ sản phẩm sẽ bán, nhân lực, thời gian làm việc, thiết kế trang trí cửa hàng, mua nguyên liệu máy móc, làm thế nào để lập kế hoạch để tăng doanh thu của các cửa hàng bánh mì. Đây là tất cả những điều cần được đề cập trong kế hoạch của bạn.

Những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bạn sau khi mở một cửa hàng, bạn không thể để tiệm bánh của bạn bị mất ngay ở vạch xuất phát. Chúng ta chỉ cần nói đơn giản những gì mỗi tiệm bánh cần làm sau đó áp dụng cho mỗi cửa hàng những tài liệu khác nhau. Nếu không có những điều này, những thứ khác chỉ là trống rỗng. Muốn mở tiệm bánh cần phải có:

Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy: Đây là một bước tương đối khó khăn.

Giấy phép kinh doanh: giấy phép kinh doanh đứng tên chủ cửa hàng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận được phép mở cửa hàng bánh mì, giấy chứng nhận nghề làm bánh, vân vân. Đây là những giấy tờ cần thiết bắt buộc phải có nếu bạn muốn mở cửa hàng liên quan đến thực phẩm.

Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Nếu bạn có giấy phép kinh doanh, bạn phải đến cơ quan thuế để nộp thuế. Nói chung, thuế đối với các cửa hàng nhỏ là cố định. Nói cách khác, doanh thu của bạn không vượt quá một số tiền nhất định và chỉ cần một khoản thuế cố định mỗi tháng.

2, Kinh nghiệm đối với khách hàng

Ngày nay nhiều tiệm bánh mì sẽ có chương trình giảm giá ở những dịp lễ Tết, thu hút sự chú ý của mọi người bằng sản phẩm độc đáo qua trang trí. Do đó cửa hàng hot hiện nay được mọi người gọi là những cửa hàng của thế giới khác, bởi vì chỉ bằng việc chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội cửa hàng cũng thu hút được rất nhiều thực khách ghé thăm.

Nhiều cửa hàng kinh doanh bánh mì thành công nói với những người bắt đầu kinh doanh rằng ngoài dịch vụ tốt khách hàng ngày nay cần một chút “kích thích nhỏ”, trải nghiệm của khách hàng đánh giá cửa hàng đạt 100 điểm là một động lực cho chủ cửa hàng và tạo được niềm tin đối với những khách hàng khác.

Dưới đây là một số chi tiết trải nghiệm người dùng thực tế của những tiệm bánh mì kinh doanh thành công, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng khi vận hành cửa hàng của riêng mình.

1, Một cửa hàng bánh mì truyền thống, khi khách hàng lui tới họ chào đón rất nồng nhiệt.

2, Có một cửa hàng bánh mì mới, khách hàng có thể đề cập và tạo ra không khí sôi động trong cửa hàng.

3, Vào mỗi thời gian cố định mỗi tối, cửa hàng bán bánh mì với giá thấp để bán hết số bánh mì cũ, đảm bảo bánh mì tươi mới mỗi ngày.

4, Có thể thêm một ít cà phê, trà sữa, nước trái cây trong khi ăn bánh mì.

5, Giá cả, tên bánh mì và các nguyên liệu làm bánh mì là minh bạch.

6, Bạn có thể xây dựng nhóm làm bánh của riêng mình và chia sẻ kinh nghiệm về bánh mì của bạn với mọi người, để mọi người có cảm giác thân thuộc.

7, Giới thiệu sản phẩm mới mỗi tuần hoặc mỗi tháng để thu hút sự chú ý của khách hàng.

8, Khi bánh mì được bán hết, bạn có thể viết một bảng hiệu nhỏ cho biết rằng nó đã được bán hết, tạo cho khách hàng cảm giác rằng bánh mì đang khan hiếm.

9, Trang trí càng mới lạ càng tốt, tạo ra logo cửa hàng của riêng mình, gần với tầm nhìn thẩm mỹ của người đương đại về thiết kế. Trang trí quá truyền thống hoặc không trang trí sẽ khó thu hút được khách hàng bước vào cửa hàng.

10, Vị trí của sản phẩm nên sử dụng ánh sáng ấm áp, tạo cảm giác muốn ăn bánh mì và cảm thấy ngon miệng hơn cho khách hàng.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là việc mở một tiệm bánh có thể chỉ là một giấc mơ nhỏ trong đầu bạn, nhưng mỗi phút nỗ lực của bạn cũng chính là đang chuẩn bị cho giấc mơ của bạn. Nếu bạn không bước lên cao mà cứ rụt rè thì bạn không thể tiến về phía trước. Nếu bạn muốn tiếp tục hãy cố lên và thành công sẽ đến với bạn.

Trả lời