Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung Quốc và người Hàn

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung Quốc và người Hàn

Nhà hàng là một lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận, nó nằm trong phân nhánh kinh doanh các mặt hàng về ăn uống. Nhà hàng đều có ở bất cứ quốc gia nào chúng ta đi qua. Mỗi quốc gia, mỗi người sẽ có những cách quản lý khác nhau để nhà hàng kinh doanh và đông khách nhất.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia gần Việt Nam, nổi tiếng với văn hóa lịch sử và ẩm thực. Ẩm thực của chính quốc không những thu hút người dân trong nước mà đối với du khách rất ngoài rất được yêu thích. Chính vì vậy, mô hình nhà hàng ở hai quốc gia này phát triển rất đa dạng. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về cách thức quản lý nhà hàng từ những ông chủ đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung Quốc và người Hàn.

Để không bị nhầm lẫn, chúng ta sẽ chia chủ đề này thành hai phần nội dung chính đó là cách thức và kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung quốc tách riêng, sau đó là phần kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Hàn Quốc.

Phần nội dung thứ nhất: Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung Quốc

Quản lý nhà hàng của người Trung Quốc: Chia trách nhiệm riêng cho từng người rõ rệt.

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng đầu tiên của người Trung mà chúng ta có thể học hỏi đó là họ sẽ chia công việc cụ thể cho từng người trong ban quản lý nhà hàng. Ví dụ nhà hàng A được mở ra bởi 4 nhà đầu tư người Trung Quốc. Họ sẽ chia ra các công việc cho 4 người như sau:

+ Người thứ nhất: sẽ chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạt động của dòng tiền trong nhà hàng

+ Người thứ hai: chịu trách nhiệm về nhân sự. Đây là người sẽ đảm nhận việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí công việc và kiểm tra, dám sát quá trình làm việc của nhân viên

+ Người thứ ba: đây là người sẽ phụ trách về mảng ẩm thực, các món ăn, chất lượng món ăn, nguyên liệu nấu nướng,… trong nhà hàng

+ Người thứ tư: công việc chính là xử lý và giao tiếp với các mối quan hệ bên ngoài để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh của nhà hàng diễn ra thuận lợi và có nhiều đối tác nhất.

Việc chia rõ ra từng nhiệm vụ của mỗi người giúp ai mỗi cá nhân sẽ tự cảm thấy có trách nhiệm, có đóng góp với hoạt động kinh doanh của nhà hàng hơn từ đó chủ động hơn trong việc quản lý và tham gia các hoạt động của nhà hàng.

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Trung: Quản lý dựa vào tổ chức bên ngoài

Nhiều ông chủ nhà hàng lớn sẽ quản lý phần tài chính của mình dựa vào một tổ chức bên ngoài là Ngân hàng. Họ sẽ có riêng một nhân viên kế toán chuyên làm việc với ngân hàng để khi cần tiền sẽ rút ra nhanh chóng và khi có lợi nhuận sẽ gửi vào ngân hàng để sinh lời.

Thu hút khách hàng bằng các dịch vụ giải trí sáng tạo trong lúc khách chờ

Nhiều nhà hàng Trung quốc không coi việc nấu món ăn thật ngon để thu hút khách hàng mà thay vào đó họ chú trọng chăm sóc và lôi kéo khách hàng đến với mình bằng các dịch vụ giải trí sáng tạo.

Ví dụ như tại một nhà hàng mì Trung Quốc, thay vì để khách chờ đợi một thời gian dài để được thưởng thức thì họ sẽ cho đầu bếp trực tiếp ra làm mì trước mặt của khách để họ có thể theo dõi quá trình làm món ăn và cảm giác không phải đang chờ đợi. Đây là một cách làm rất thông minh để giúp khách hàng không phàn nàn về thời gian chế biến món ăn quá lâu.

Sử dụng công nghệ vào quản lý nhà hàng

Với những nhà hàng lớn, có nhiều chi nhánh, lượng khách đông mỗi ngày thì họ sẽ sử dụng công nghệ vào quản lý nhà hàng. Như việc họ sẽ sử dụng dây chuyền trong nhà bếp để giúp tiết kiệm thời gian và chế biến món ăn nhanh hơn. Vì quy mô nhà hàng lớn với nhiều chi nhánh nên sẽ có rất nhiều nhân viên. Họ quản lý nhân viên bằng việc chấm công qua máy chấm vân tay và quản lý từ xa qua camera.

Các ông chủ nhà hàng sẽ trao quyền hẳn cho các quản lý cấp dưới ở nhà hàng

Một cách quản lý nhà hàng nữa của các ông chủ nhà hàng lớn ở Trung Quốc đó là họ sẽ chia việc ra cho các quản lý và giao toàn quyền cho họ xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu có những sự cố nào xảy ra hoặc công việc nào cần ý kiến của lãnh đạo cấp cao họ sẽ được quyền báo cáo trực tiếp lên Sếp có thẩm quyền giải quyết mà không cần phải đi từ dưới lên trên sẽ mất thời gian. Ngoài ra, để khích lệ tinh thần làm việc,  trách nhiệm của họ đối với công việc và lòng trung thành với ông chủ họ sẽ được thưởng thêm tiền từ % lợi nhuận của nhà hàng. Ví dụ như có người được thưởng 4% lợi nhuận của nhà hàng trên một tháng.

>> Kinh nghiệm quản lý nhà hàng-quán ăn của người Nhật

Phần nội dung thứ hai: kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Hàn Quốc

Người Hàn luôn sử dụng phần mềm quản lý trong quản lý nhà hàng

Hàn Quốc là một đất nước với sự phát triển công nghệ điện tử rất mạnh nên sẽ dễ hiểu nếu như từ mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ đến kinh doanh nhà hàng lớn họ đều ứng dụng công nghệ vào quản lý, đó chính là sử dụng phần mềm quản lý.

Thay vì khi khách hàng order món nhân viên phục vụ phải ghi vào giấy thì giờ đây người Hàn sử dụng ứng dụng công nghệ để gọi món. Khách hàng chỉ cần chọn món qua máy tính bảng, điện thoại hoặc gọi món và nhân viên nhấn vào phần mềm trên điện thoại, máy tính bảng.

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của người Hàn: quản lý theo kiểu tình cảm

Người Hàn sống rất tình cảm, nên trong công việc nhiều khi họ cũng quản lý theo kiểu tình cảm. Chúng ta sẽ thấy hình ảnh ông chủ và nhân viên thân tiết vô cùng. Các ông chủ nhà hàng thường quản lý nhân viên theo kiểu tình cảm như giúp thường xuyên tâm sự, giúp đỡ khi họ khó khăn, tạo điều kiện trong công việc.

Quản lý nhân viên: có chế độ lương thưởng thường xuyên

Một cách quản lý nhân viên nữa đó chính là luôn có chế độ lương thưởng thường xuyên. Có thể là thưởng theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Mục đích để tạo động lực, khích lệ sự cố gắng của nhân viên hơn. Đồng thời, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi hơn giữa nhân viên và ông chủ.

Người Hàn rất chú trọng đến thái độ nhân viên phục vụ và chăm sóc khách hàng

Lễ phép, tôn trọng mọi người là đức tính vốn có của người Hàn và họ cũng rất coi trọng điều đó ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, mối quan hệ giữa người với người và trong kinh doanh buôn bán. Nếu một người có thái độ vô lễ, bất lịch sự hoặc không tôn trọng người khác sẽ khiến mọi người xung quanh nhìn bằng một ánh mắt khó chịu và không thể chấp nhận. Tại các nhà hàng Hàn Quốc, thái độ phục vụ của nhân viên rất được chú ý vì nếu chỉ cần có một sơ xuất thì họ sẽ không thể tiếp tục kinh doanh buôn bán nữa.

Chủ nhà hàng luôn để ý đến mối quan hệ của các nhân viên trong nhà hàng

Các ông chủ nhà hàng, người quản lý trong nhà hàng luôn để ý đến mối quan hệ của các nhân viên trong nhà hàng xem họ có xích mích gì không để kịp thời giải quyết nhằm không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buôn bán tại nhà hàng. Hoặc có những người sẽ nảy sinh tình cảm trong quá trình làm việc, những mối quan hệ như thế này những người quản lý nhà hàng cũng sẽ quan sát.

Trả lời