Kế hoạch kinh doanh đồ trang trí nhà cửa ( Khởi nghiệp)

Kế hoạch kinh doanh đồ trang trí nhà cửa ( Khởi nghiệp)

Xu hướng tìm mua những sản phẩm nhỏ xinh để trang trí cho nhà mình trở nên đẹp hơn đang được rất nhiều người quan tâm. Làm đẹp cho tổ ấm, mái nhà của mình cũng là cách tạo ra một môi trường sống tốt, một không gian và tinh thần mới hơn.

Để kinh doanh đồ trang trí nhà cửa cần làm những gì? Một bản kế hoạch kinh doanh đồ trang trí nhà cửa nên gồm những nội dung gì thì được. Hãy cùng bytuong.com phân tích và đưa ra những nội dung cần thiết trong bài viết Kế hoạch kinh doanh đồ trang trí nhà cửa ( Khởi nghiệp) này nhé!

Bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh đồ trang trí nhà cửa đó chính là nghiên cứu thị trường

Cũng như bất kỳ ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khác, kinh doanh đồ trang trí nhà cửa chúng ta cũng cần phải nghiên cứu thị trường.

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm trang trí nhà cửa đang rất phát triển. Nếu là trước đây, mỗi chúng ta chỉ mong muốn có một căn nhà ấm cúng để trú ngụ là được rồi. Thì bây giờ, nhu cầu đó đã hoàn toàn thay đổi. Khi có được ngôi nhà cho riêng mình, mỗi cá nhân sẽ bắt đầu có tâm lý và xu hướng muốn trang trí, thiết kế nó theo phòng cách, sở thích của mình nhằm giúp tạo ra một không gian riêng độc đáo.

Nhận thấy nhu cầu đó, nhiều cơ sở trong nước đã bắt đầu việc sản xuất những vật dụng, sản phẩm để trang trí nhà cửa nhiều hơn. Nhưng những đối thủ cạnh tranh mạnh từ nước ngoài lại xuất hiện. Cũng như nhiều sản phẩm khác, khách hàng Việt Nam luôn có tâm lý sính ngoại hơn rất nhiều. Những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thường có mẫu mã, kiểu dáng thiết kế độc đáo và sáng tạo với nhiều mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Trong khi đó, những mặt hàng trang trí nhà cửa tại được sản xuất trong nước lại có chi phí quá lớn, khiến cho giá bán của sản phẩm cao hơn các sản phẩm nước ngoài. Và các sản phẩm trong nước cũng khó cạnh tranh về mặt kiểu dáng. Nghiên cứu thị trường giúp chúng ta biết được hiện nay xu hướng khách hàng đang yêu thích hàng ngoại hơn nay nội hơn để từ đó lựa chọn nguồn hàng hợp lý.

Ngoài ra, một ngách thị trường nhỏ trong thị trường kinh doanh đồ trang trí nhà cửa đang được nhiều khách hàng quan tâm đó chính là những đồ trang trí được làm thủ công. Mặc dù tính sáng tạo, độc đáo của những sản phẩm này rất cao nhưng giá bán cũng không hề rẻ, nên chỉ những khách hàng có thu nhập cao mới sẵn sàng chi tiền để sở hữu những món đồ này.

Bước thứ 2: Tìm nhà cung cấp các sản phẩm cần để kinh doanh

Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định những mặt hàng, sản phẩm mình sẽ kinh doanh để lựa chọn nhà cung cấp.

Nếu bạn lựa chọn phân khúc thị trường giá rẻ, hướng đến những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp thì có thể nhập hàng tại các cơ sở sản xuất đồ trang trí giá rẻ trong nước, hoặc nhập khẩu sản phẩm từ những nhà cung cấp nước ngoài như tại Trung Quốc.

Nếu lựa chọn phân khúc đồ trang trí cao cấp thì nên nhập hàng từ các thương hiệu đồ trang trí có tiếng trong ngành nội thất trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Việc lựa chọn nguồn hàng như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều chi phí đầu tư của bạn, nên hãy cẩn thận và nghiên cứu thật kỹ nhé!

Bước thứ 3: Chuẩn bị nguồn vốn bao nhiêu là đủ để bắt đầu kinh doanh cửa hàng trang trí nhà cửa

Như có nhắc qua ở trên, chúng ta sẽ lựa chọn phân khúc thị trường để kinh doanh. Nếu đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao và kinh doanh những sản phẩm trang trí nội thất cao cấp có thương hiệu thì chi phí đầu tư tối thiểu cần có là 500 triệu.

Còn đối với phân khúc đồ trang trí nội thất nhà cửa giá rẻ thì chi phí cần có bytuong.com nghĩ là 200 triệu.

Chi phí này dùng để chi trả cho việc nhập hàng, thuê mặt bằng, tuyển nhân viên, quảng cáo, dự phòng… thời gian đầu không nên nhập quá nhiều hàng và mở rộng quy mô kinh doanh nên với số vốn này, bytuong.com nghĩ rằng sẽ phù hợp.

Bước thứ 4: Tìm kiếm khách hàng

Bước tiếp theo đó chính là tìm kiếm khách hàng. Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mình sẽ hướng tới, chúng ta cần tìm cách tạo sự thu hút và giới thiệu được sản phẩm đến khách hàng. Đối tượng khách hàng có thể là các công ty, các hộ dân sống trong khu chung cư, … Luôn ở trong thế chủ động để tiếp cận khách hàng chứ đừng bao giờ ngồi một chổ để đợi khách hàng đến tìm mình.

>> Kinh nghiệm mở showroom nội thất-Khởi nghiệp ngành nội thất

Bước thứ 5: Đặt ra các mục tiêu phấn đấu trong tương lai

Trong bản kế hoạch cần đặt ra mục tiêu phấn đấu theo từng giai đoạn và có thời gian hoàn thành, nội dung cụ thể. Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp cho bạn định hướng và vạch ra cho mình được hướng đi rõ ràng. Trong quá trình hoạt động sẽ không bị lạc phương hướng. Có mục tiêu sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì và cố gắng hết mình để thành công.

Bước thứ 6: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của mình đối với việc khởi nghiệp mở một cửa hàng kinh doanh đồ trang trí nhà cửa

Với bước này, dựa vào những gì bạn đang có để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của mình có thích hợp để thực hiện ý tưởng này tại thời điểm đó hay không. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức là cơ sở để bạn đưa ra ma trận SWOT, từ đó giúp phân tích và đề xuất những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của mình.

Bước thứ 7: Lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn muốn mở một công ty chuyên về kinh doanh đồ trang trí nội thất hay chỉ là một cửa hàng kinh doanh nhỏ? Để quyết định lựa chọn mô hình tổ chức nào, bạn  phải dựa vào số vốn, kinh nghiệm và định hướng của bản thân. Mỗi mô hình tổ chức sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Hãy phân tích từng thuận lợi khó khăn đó và đem nó so sánh với những gì mình đang có xem có phù hợp hay không rồi hãy đưa ra quyết định.

Bước thứ 8: Lên kế hoạch Maketing cho việc kinh doanh

Kế hoạch Marketing là bước thứ 8 bạn cần có trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Kế hoạch Marketing chỉ ra những nội dung, những biện pháp cần thực hiện để thu hút khách hàng, bán được nhiều hàng hơn, và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Ngoài ra, bạn nên tận dụng những lợi thế của internet để phát triển kinh doanh đồ trang trí nhà cửa của  mình. Vì ngày nay, lượng người truy cập và sử dụng internet rât là cao. Nó sẽ giúp bạn tăng khả năng tiếp cận được khách hàng nhiều nhất. Kết hợp nhuần nhuyễn cả hai kênh bán hàng online và truyền thống sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bước thứ 9: Quản trị nhân sự – quản trị con người

Với quy mô kinh doanh đó, bạn có cần phải tuyển nhân viên hay không. Nhân viên cần có kỹ năng bán hàng và kiến thức về lĩnh vực đồ nội thất, đồ trang trí để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Ngoài ra, bạn cần tuyển nhân viên kế toán, giao hàng để giúp ích cho việc kinh doanh tốt hơn.

Trả lời