e đang có ý định mở xưởng may gia công nhỏ tại nhà .nhưng chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này .Xin anh chị tiw vấn giúp e ạ .e cảm ơn
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn phạm đào! Thị trường quần áo may sẵn ngày càng được nhiều người ưa thích là lựa chọn bởi tính tiện lợi, chi phí rẻ và mẫu mã đẹp. Thay vì bán quần áo, các sản phẩm thời trang việc mở xưởng may gia công với chi phí đầu tư không nhiều, giúp mang đến lợi nhuận cao hơn, đây cùng là một trong những mô hình kinh doanh được rất nhiều Starup quan tâm trong thời buổi hiện nay.
Một số lời khuyên từ phía các chuyên gia khi mở xưởng may gia công
Nhu cầu về ăn mặc, làm đẹp của con người ngày càng gia tăng kéo theo sự phát triển của ngành thời trang, may mặc. Ngày nay, bạn rất dễ dàng bắt gặp những khu chợ bán quần áo, những shop thời trang, những mặt hàng second hand được bán đầy rẫy trên các con đường, các vỉa hè… Sự phát triển nhanh chóng của ngành thời trang, may mặc tạo ra nhiều cơ hội cho các xưởng may gia công hiện nay.
Tuy nhiên, để thành công và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh này, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, tìm hiểu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…. và có những chiến lược bán hàng, tiếp thị phù hợp. Những công việc bạn cần quan tâm khi mở xưởng may gia công có thể kể đến như:
- Tìm kiếm nguồn hàng: bạn sẽ nhận nguồn hàng từ phía công ty, doanh nghiệp nào? Giá cả ra sao? Những cam kết từ phía bạn và từ phía đối tác kinh doanh?…
- Đầu tư vào mặt bằng, máy móc và trang thiết bị: Bạn đã có sẵn mặt bằng hay chưa? Nếu thuê mặt bằng bạn sẽ thuê mặt bằng ở chỗ nào? Những máy móc, trang thiết bị bạn cần trang bị là những loại máy gì? Giá cả của máy móc gia sao? Bàn ghế dùng cho việc may…
- Bạn sẽ quản lý xưởng may như thế nào?: Quản lý một doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản, ngoài việc lo tìm kiếm những yếu tố đầu vào vào, bạn còn phải tính toán kinh phí để phân bổ nguồn nhân lực, phân bổ thời gian làm việc làm sao tối thiểu hóa chi phí và mang đến hiệu quả kinh doanh cao nhất. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm… Tất cả những việc này hoàn toàn không phải và chuyện dễ dàng.
- Quan tâm đến những vấn đề pháp lý, những quy định của nhà nước trong việc thành lập xưởng may gia công.
Những vấn đề pháp lý cần quan tâm khi mở xưởng may gia công
Những vấn đề về pháp lý, những thủ tục cần thiết khi mở một doanh nghiệp, một xưởng may gia công đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy băn khoăn, trăn trở. Thế nhưng, trong kinh doanh để có thể đi được lâu dài, bạn nhất định phải nắm rõ những quy định của pháp luật, “làm đúng ngay từ đầu” để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.
Để thành lập một doanh nghiệp, một công ty bạn cần hoàn thành:
- Đơn đăng kí giấy phép kinh doanh: Bạn có thể phải điền đầy đủ những thông tin như: loại hình kinh doanh, tên công ty, vốn điều lệ của công ty, ngành nghề kinh doanh, trụ sở hoặc văn phòng chính. Hãy suy nghĩ về tất cả những điều này, để tránh những bỡ ngỡ khi điền vào giấy phép đăng kí kinh doanh bạn nhé!
- Giấy chứng nhận đủ điểu kiện kinh doanh
- Bản sao có công chứng về quyên sỡ hữu nhà đất hoặc hợp đồng thuê nhà.
Để được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn những giấy tờ, thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn có thể đến các cơ quan chức năng, các văn phòng luật để được tư vấn hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh cá thể, kinh doanh tự phát với nghiệp vụ kế toán đơn giản và không có nhu cầu mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này có rất nhiều hạn chế: bạn chỉ được phép đăng kí giấy phép kinh doanh ở một địa điểm, kinh doanh nhỏ lẻ khó nhận được lòng tin của khách hàng và đối tác.
Để có thể vận hành một doanh nghiệp, bên cạnh việc hiểu biết về các kĩ thuật may mặc, gia công bạn còn phải có tư suy về kinh tế, làm giàu… Nếu chưa có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên học hỏi, trau dồi kiến thức từ thực tế. Hãy mở doanh nghiệp khi bạn đủ mạnh, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh. Một trong những sai lầm mà rất nhiều startup gặp phải đó là chứ tìm hiểu về thị trường, chưa có kinh nghiệm kiến thức, thành lập và kinh doanh theo kiểu cảm tính. Điều này có thể dẫn đến những thất bại! Chính vì vậy, nếu đã quyết định “theo đuổi hình thức kinh doanh này”, hãy học hỏi, tìm kiếm những mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội, hiểu về sản phẩm, hiểu về thị trường để có những quyết định đúng đắn.
Chúc bạn thành công!