Chào Lương,
Trong qúa trình tìm tòi kn về khởi nghiệp. tôi tình cờ tìm thấy website của bạn rất hay.
Tôi muốn hỏi bạn hai câu hỏi thế này
1, tôi năm nay 33 tuổi. tôi đang làm lĩnh vực IT nhưng hiện tại công việc IT tôi không còn niềm hào hứng và đam mê làm việc nữa. Trước trong qua trình làm tôi cũng có kinh doanh thêm và cũng thấy niềm yêu thích kinh doanh. Vậy giờ như tuổi tôi khởi nghiệp có muộn ko?
Cảm ơn bạn.
kinh nghiệm cho những người kn tuổi của tôi là gì?
2, Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Vì. Có nguồn nguyên liệu sữa tươi. Vì vậy tôi muốn khởi nghiệp về lĩnh vực sản xuất và kd sữa chua và sữa tươi,Tôi muốn hỏi Quy mô thị trường sữa của thị trường VN nói chung và thị trường HN còn nhiều khoảng trống ko
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Nguyễn Giang! Nếu có đam mê và nhiệt huyết với kinh doanh thì khởi nghiệp không bao giờ là quá muộn. Harland Sander – CEO của chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng về các sản phẩm gà rán cũng khởi nghiệp lại và thành công tại độ tuổi 60.
Kinh nghiệm kinh doanh cho người ở tuổi 33
Ngày nay, các bạn trẻ có xu hướng khởi nghiệp và tiếp xúc với các hoạt động kinh doanh khá sớm. Người trẻ có nhiều thời gian để học hỏi và sửa sai, đôi khi họ có những “bước đi” khá liều lĩnh. Độ tuổi 33 không phải là độ tuổi quá trẻ cũng không phải quá lớn. Có thể trong quá trình làm việc bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người, có nhiều mối quan hệ, có sự nhạy bén nhất định, đồng thời có suy nghĩ chính chắn trong kinh doanh.
Tuy nhiên, có câu nói “thương trường là chiến trường” để thành công bạn phải trải qua rất nhiều thử thách, phải học hỏi, tìm tòi và phát triển bản thân. Bạn có một lợi thế rất lớn mà không phải ai cũng có được đó là có trong tay nghề IT. Ngày nay, IT được coi là một trong những ngày “hot” người làm IT có khả năng hiểu biết về công nghệ, áp dụng công nghệ trong kinh doanh, áp dụng công nghệ để quản lý các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp… vì vậy, bạn nên tận dụng thế mạnh của mình để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Kinh doanh sữa ở Việt Nam và khu vực Hà Nội
Ngành sữa đang là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao với hàng loạt những thương hiệu lớn như: Vinamilk, TH true Milk, Dutch Lady, Nutifood, Nestle… sản phẩm của các doanh nghiệp này từ lâu đã có mặt trên thị trường Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng. Thêm vào đó họ có những lợi thế về nguồn hàng, về quy mô sản xuất, về công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại…
Không chỉ riêng Hà Nội mà trên toàn Việt Nam đi đâu bạn cũng thấy sự xuất hiện của các thường hiệu lớn này. Thêm vào đó, người tiêu dùng khi chọn sữa thường có xu hướng xem xét nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, họ cũng yên tâm hơn khi mua những nhãn hiệu quen thuộc. Nếu đi theo chiến lược cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” này bạn chắc chắn sẽ thất bại.
Thay vì đánh trọng tâm vào các thị trường chính, bạn có thể chọn những thị trường ngách. Giới hạn đối tượng khách hàng tiềm năng của mình để dễ dàng tiếp thị cho họ. Trong làm ăn kinh doanh bạn không thể “lấy trứng chọi đá”, khi các doanh nghiệp lớn định vị thương hiệu, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể để không phải đối đầu trực tiếp với họ, bạn nên đánh vào những thị trường nhỏ lẻ.
Chỉ cần làm tốt trong thị trường nhỏ, bạn cũng sẽ có được lượng khách hàng ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Bạn có thể bán sản phẩm với giá cực rẻ, bán cho những người lao động có thu nhập thấp; hay đánh vào sản phẩm sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của người già, hay bán sản phẩm cho người địa phương, người quen biết; hay trở thành nhà cung cấp đối tác kinh doanh với những doanh nghiệp lớn…
Nếu không xác định được thị trường ngách để khai thác, bạn có phải sự khác biệt trong sản phẩm. Hãy thử tưởng tượng khi bạn chỉ bán sản phẩm sữa tươi, sữa chua thông thường, nếu mặt hàng của bạn và mặt hàng của Vinamilk được bày bán trong cùng một kệ hàng, chắc chắn khách hàng sẽ chọn sản phẩm của Vinamilk. Sự khác biệt về sản phẩm, những ý tưởng điên rồ chẳng hạn như: sữa chua hạt chia, sữa tươi vị coca, sữa tươi vị quế… những dòng sản phẩm khác biệt có thể giúp tạo ấn tượng với khách hàng.
Trong kinh doanh nếu bạn giảm giá, đối thủ cạnh tranh cũng giảm giá… Nếu không có tiềm lực tài chính mạnh, bạn sẽ không thể cạnh tranh lại. Đồng thời để có thêm những ý tưởng, có thêm nguồn lực bạn nên tìm kiếm các đối tác kinh doanh, những người muốn đi cùng con đường với bạn.
Chúc bạn thành công!