Đại diện một điểm bán bánh Trung thu tại Cách mạng tháng 8 (quận 3), chị Ngọc Hạnh chia sẻ: “Năm nay tôi nhập hơn 300 triệu đồng bánh Trung thu về bán nhưng hiện tại còn gần 40 triệu đồng tiền bánh chưa bán hết. Tiền chiết khấu khoảng 100 triệu đồng nhưng trừ chi phí nhân công, thuê mặt bằng, … cũng không còn nhiều. Lợi nhuận khoảng 30 triệu chỉ bằng 60% so với những năm trước.”
Năm nay, Anh Thắng là một đại diện một điểm bán bánh Trung thu tại đường Ba tháng Hai (quận 11) nhập khoảng 200 triệu đồng tiền bánh về. Tính đến 14/09 (16/8 Âm lịch) thì anh lãi khoảng hơn 20 triệu đồng. Hiện tại, anh Thắng còn hơn chục triệu tiền bánh chưa bán hết.
Chiều 14/9, nhiều điểm bán bánh Trung thu ở các quận tiếp tục xả hàng “mua 1 tặng 2”, “mua 1 tặng 3”. Loại bánh nhân gà quay, đậu xanh, sữa dừa khối lượng 150g thanh lý đồng giá khoảng 37.000 đồng. Lượng khách đến điểm bán Trung thu vẫn khá đông nhằm tranh thủ mua bánh giảm giá về ăn.
Nguyên nhân khách hàng đến mua bánh Trung thu ven đường giảm sút chủ yếu do khuynh hướng tiêu dùng thay đổi. Họ tìm đến siêu thị, đại lý của các hãng bánh hoặc đặt bánh Trung thu qua mạng để giao hàng đến tận nhà.
> Ý tưởng mở xưởng sản xuất kiếm tiền của cô gái, phát triển mở rộng thành 100 đại lý
Mặc dù, tình hình kinh doanh bánh Trung thu ven đường tại TP. HCM giảm nhưng đại diện nhiều doanh nghiệp khẳng định doanh thu 2019 vẫn khả quan. Bởi sự màu mỡ từ thị trường bánh Trung thu đã thu hút nhiều ông lớn kinh doanh mặt hàng này như The Coffe House, Yến sào Khánh Hòa hay khách sạn năm sao…
Do đó, một khi quyết định khởi nghiệp cần tỉnh táo phân tích khuynh hướng thay đổi của khách hàng mục tiêu thay vì chạy theo xu hướng.