Để bán sản phẩm với Giá cao thành công-Kỳ 4

Bán hàng như thế nào để tiếp thêm năng lượng cho sản phẩm cao cấp?

Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khiến việc theo đuổi khát vọng tình cảm và niềm vui tinh thần của con người ngày càng tăng cao.

Doanh nghiệp trong quá trình tối ưu hóa chiến lược và trải nghiệm thương hiệu. Làm thế nào để quan tâm tới chủ đề xã hội về cuộc sống và tình cảm? Để sản sinh tiếng nói chung và trao đổi với người tiêu dùng với một mức độ lớn nhất. Đồng thời xây dựng lực tương tác cá tính tốt đẹp cho thương hiệu.

Sự thật chứng minh rằng, trong bối cảnh Internet, big data đã trở thành thiết bị cơ sở hạ tầng thông dụng của xã hội. Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần phải sử dụng tư duy Internet để xem xét lại thị trường, người tiêu dùng, công nghệ kỹ thuật, chuỗi giá trị doanh nghiệp và toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh thương mại…

Bởi nhiều doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm chưa có sức cạnh tranh trọng tâm mang ý nghĩa thực thụ. Chủ yếu được thể hiện ở 5 phương diện sau:

1, Khả năng trực quan về giá trị trọng tâm;

2, Sự thay đổi Marketing;

3, Sự quan sát chiến lược;

4, Sự kiểm soát kế hoạch;

5, Sự thích ứng của đơn vị tổ chức

Herborist định nghĩa khách hàng trọng tâm là: nữ nhân viên văn phòng ở thành phố tuổi từ 20-35. Có trình độ học vấn cao, tư tưởng độc lập, coi trọng tình cảm. Họ tán đồng và ủng hộ ý tưởng của Herborist. Có sự ỷ lại và thói quen tiêu dùng nhất định vào thương hiệu. Họ thích các dịch vụ giao lưu cá tính 1 đối 1.

Trong thời đại thay đổi chóng mặt như hiện nay. Càng theo đuổi sản phẩm chất lượng cao thì càng phải xây dựng mối quan hệ lẫn nhau. Càng phải quan tâm tới thuộc tính văn hóa và giá trị của người tiêu dùng.

Tập trung vào sự tương tác giữa giá trị gia tăng sản phẩm và quan niệm sống của người tiêu dùng. Tìm hiểu xu hướng và nhấn mạnh trải nghiệm hương vị thời trang sản phẩm. Dù là Marketing trải nghiệm nhưng vẫn phải có những sản phẩm đặt và giới hạn.

Bước vào cửa hàng chuyên kinh doanh của Herborist. Với màu xanh lá cây chủ đạo khiến không gian cửa hàng mới mẻ và trang nhã. Hương thơm tinh dầu dịu nhẹ phảng phất khắp không gian. Cùng với âm nhạc tự nhiên linh động. Tạo nên một bầu không khí thư giãn và hài hòa. Tập trung thể hiện sự kiên trì với mô hình Marketing trải nghiệm 5 giác quan của Herborist.

“Marketing dựa trên cảm nhận đa giác quan” ở đây đó là khả năng tận dụng thông tin cảm tính một cách đầy đủ. Khiến người tiêu dùng trải nghiệm đầy đủ hương vị tự nhiên của Herborist. Thông qua 5 loại giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác.

Có một câu nói rằng, thương hiệu là lời hứa của trải nghiệm. Bản chất của Marketing là nhân tính.

Lý do là bởi sản phẩm chỉ có thể đáp ứng nhu cầu. Sự trải nghiệm thương hiệu mới có thể đáp ứng ham muốn và dục vọng. Trải nghiệm sản phẩm hoặc trải nghiệm mua sắm có thể tăng thêm giá trị sản phẩm. Đồng thời sẽ được lưu trữ trong trí nhớ tình cảm của người tiêu dùng. Trở thành sợi dây gắn kết liên hệ giữ sản phẩm và người tiêu dùng. Nó luôn vượt xa so với cấp độ nhu cầu.

Xây dựng thương hiệu cao cấp nằm ở chỗ quảng bá tổng hợp. Sáng tạo trải nghiệm thông qua từng lần, từng điểm tiếp xúc giữa người tiêu dùng mục tiêu và thương hiệu. Đồng thời xây dựng mối liên hệ tình cảm trong quá trình tương tác với khách hàng mục tiêu.

Đầu tiên về thính giác. Herborist có âm nhạc riêng của mình. Doanh nghiệp thu thập và ghi lại một số âm thanh rung động lòng người từ thế giới tự nhiên.

Thứ hai, về thị giác đó chính là đóng gói sản phẩm. Cách bài trí, sắp xếp trong các cửa hàng kinh doanh chuyên dụng đều thể hiện được phong cách hình tượng của Herborist.

Về khứu giác, Herborist có dòng sản phẩm tinh dầu độc đáo. Họ thường sử dụng chính sản phẩm tinh dầu của mình để tạo hương thơm trong các quầy hàng. Nhằm tạo không khí tươi mới và tốt đẹp.

Về xúc giác, nhân viên bán hàng sẽ chủ động giúp đỡ khách hàng dùng thử sản phẩm. Khiến khách hàng cảm nhận được tính chất vị giác của nói. Hoặc là mượt mà tinh tế hoặc là mềm mại sảng khoái.

Căn cứ vào đặc điểm uống bôi kết hợp của Đông Y. Doanh nghiệp còn khai thác thêm dòng sản phẩm trà thảo mộc. Nhằm đáp ứng đầy đủ hiệu quả tác dụng nuôi dưỡng từ bên trong để làm đẹp bên ngoài. Người tiêu dùng vừa có thể thưởng thức trà thảo mộc, vừa có thể mua sắm trong các cửa hàng của Herborist.

Nhiều năm gần đây, mô hình Marketing thị trường không ngừng biến đổi. Marketing trải nghiệm luôn là mô hình được nhiều người trong ngành quan tâm nhất.

Nhưng, Marketing trải nghiệm rốt cuộc là gì? Cái gọi là Marketing trải nghiệm ở đây là chỉ việc doanh nghiệp lấy phục vụ làm trọng tâm. Lấy sản phẩm làm nguyên liệu. Để sáng tạo ra những cảm nhận đáng được người tiêu dùng ghi nhận và nhớ tới.

Philip Kotler cho rằng, tư tưởng, cảm giác thành tựu và biểu đạt tự chủ là ba kiểu động cơ dễ để cổ vũ người tiêu dùng nhất. Mà bản chất của Marketing trải nghiệm đó là phải mang lại cảm giác thỏa mãn cho khách hàng về 3 mặt tư tưởng, cảm giác thành tựu và biểu đạt tự chủ.

Một thương hiệu có thể trao đổi đối thoại và giao lưu hai chiều với người tiêu dùng. Sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thương hiệu chỉ tương tác 1 chiều với khách hàng.

Lý do là bởi, tương tác hai chiều không chỉ hội tụ đầy đủ sự cố gắng nỗ lực của doanh nghiệp. Mà còn đi sâu vào trong nguyên tố cá nhân người tiêu dùng. Những thương hiệu này không đơn thuần chỉ thuộc về doanh nghiệp. Mà còn là tài sản sở hữu và chia sẻ chung của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Marketing trải nghiệm có sự khác biệt với Marketing truyền thống. Marketing truyền thống chủ yếu chú trọng tới tính năng sản phẩm đủ mạnh, bề ngoài mỹ quan và có ưu thế về giá.

Marketing trải nghiệm lại xuất phát từ cuộc sống và hoàn cảnh. Để mô tả trải nghiệm cảm quan và đồng tình về tư duy. Từ đó để nắm bắt sự chú ý tập trung của người tiêu dùng. Thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Tìm ra giá trị và không gian sinh tồn mới cho sản phẩm.

Trên thực tế, Marketing trải nghiệm là một loại hành vi. Nó bao gồm việc doanh nghiệp ngay từ thời kỳ đầu nghiên cứu, phát minh, thiết kế sản xuất. Phải nên xem xét tới việc cung cấp giá trị lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng thông qua từng chi tiết Marketing.

Ví dụ như chất lượng sản phẩm ưu việt hóa, đóng gói cá tính hóa…Phải khiến trải nghiệm khách hàng được nâng cấp tới tầm cao giá trị. Sản phẩm, trải nghiệm phải hoàn chỉnh mới có thể cung cấp cho khách hàng những giá trị hoàn chỉnh.

Ngày nay, doanh nghiệp không những phải cung cấp giá cả ưu đãi, sản phẩm cho khách hàng. Mà còn phải cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng.

Hơn nữa sự trải nghiệm này không phải do bạn cung cấp đơn độc. Mà là bạn sẽ cung cấp vũ đài, rồi cùng với người tiêu dùng xây dựng trải nghiệm. Cùng nhau tạo ra những ký ức tốt đẹp khó phai và nhiều thứ có giá trị hơn nữa.

Đồng thời Marketing trải nghiệm cũng là một loại tư tưởng. Và càng là một loại thực tiễn đáp ứng và sáng tạo nhu cầu người tiêu dùng.

>> Để bán sản phẩm với Giá cao thành công-Kỳ 3

Điều kiện tâm lý để Marketing trải nghiệm có thể thành công chủ yếu đến từ 3 phương diện sau:

Một là, sự nhận thức về giá trị quan và niềm tin của người tiêu dùng. Giá trị quan và sự tin tưởng của khách hàng sẽ phản ánh quan niệm cuộc sống của chính họ.

Hai là, sở thích và tình cảm của người tiêu dùng. Bởi nó sẽ mang lại những lợi ích, giá trị tình cảm nằm ngoài định mức cho người tiêu dùng.

Ba là, kỳ vọng của người tiêu dùng. Hành vi biểu hiện để có được một thứ gì đó.

Muốn thực sự nắm bắt được 3 phương diện trên, cần phải tìm hiểu người tiêu dùng hiện nay. Họ suy nghĩ như thế nào khi đối mặt với sản phẩm? Họ muốn trở thành như thế nào? Họ muốn làm gì?…

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là họ cảm nhận được điều gì? Bởi nó chất chứa các vấn đề lý luận như: động cơ, cá tính, giá trị, khuynh hướng và quan niệm sống…của người tiêu dùng.

Đồng thời cũng thể hiện việc làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả? Nhằm để đáp ứng những vấn đề thực tiễn về tình cảm và giá trị của người tiêu dùng.

Trong Marketing trải nghiệm, thứ mà doanh nghiệp cung cấp ở đây không chỉ có sản phẩm hoặc dịch vụ. Mà quan trọng hơn cả đó là việc cung cấp cơ hội để khách hàng đích thân trải nghiệm. Khiến công tác Marketing tràn đầy sức mạnh nội lực. Để lại những ký ức vui vẻ và khó phải trong lòng người tiêu dùng.

Trải nghiệm sở dĩ đáng giá hơn dịch vụ. Là do nội dung trải nghiệm tự chủ thực hiện và tự chủ biểu hiện. Nâng cao trải nghiệm thương hiệu thông qua công tác Marketing.

Cố gắng tiếp cận khách hàng, cảm nhận yêu cầu và cảm xúc của khách hàng. Từ đó đáp ứng nhu cầu tâm lý của họ. Về hình thức Marketing phải làm nổi bật sự tham dự của khách hàng. Tăng cường mức độ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Để cung cấp được kho dữ liệu Marketing chuẩn xác. Bất cứ cửa hàng nào của Herborist cũng đều trang bị hệ thống máy POS. Từ khâu đầu ra cuối có thể trực tiếp tra cứu hàng hóa. Theo sát hội viên, Marketing khách hàng một cách chuẩn xác.

Herborist còn xây dựng “cơ chế hội viên”. Khiến khách hàng có thể hiểu sâu hơn về nội hàm thương hiệu. Nâng cao mức độ trung thành đối với thương hiệu.

Đồng thời, còn đưa vào tư tưởng quản lý tiên tiến (quản lý quan hệ khách hàng – CRM). Do bộ phận chuyên quản lý quan hệ khách hàng phụ trách các hoạt động như: tích điểm hội viên, thu thập dữ liệu, tương tác Website, diễn đàn tư vấn, tổ chức hoạt động, party…

Năm 1999, câu lạc bộ hội viên của Herborist ra đời. Doanh thu bán hàng hội viên chiếm khoảng 50% trong tổng số doanh thu bán lẻ.

Nhất là trong thời kỳ nâng cấp nhu cầu như hiện nay. Nhu cầu của người tiêu dùng tay đổi từ cảm giác thỏa mãn dịch vụ sang cảm giác thỏa mãn về tinh thần. Muốn thu hút được ánh mắt của người khác. Bản thân doanh nghiệp phải có văn hóa, sáng tạo, trải nghiệm và cảm xúc…

Một số chủ doanh nghiệp thường tự khoe khoang sản phẩm của mình tốt như thế này, tốt như thế kia. Nói trắng ra, dù sản phẩm có tốt thật nhưng đó chỉ là tiêu chuẩn cơ bản của thời đại.

Trong điều kiện cạnh tranh đồng hóa như hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về đẳng cấp và sự khác biệt. Canh tranh về nội dung sản xuất và khả năng vận hành phía sau sản phẩm.

Việc doanh nghiệp cung cấp nội dung cá tính hóa và dịch vụ trải nghiệm bối cảnh hóa. Thực ra chính là công tác vận hành truyền thông và chuyển hóa giá trị. Biến ham muốn của khách hàng trở thành khả năng mua sắm thực sự.

Những người Marketing phải quên đi sự phân chia về kênh thương hiệu và thương hiệu sản phẩm. Phải nên nhớ rằng bản chất của thương hiệu là cung cấp tín hiệu và lời hứa cho khách hàng.

Đồng thời phải biến nó thành hiện thực. Bởi doanh nghiệp trong tương lai sẽ xuất hiện 6 xu hướng Marketing lớn sau:

1, Phải coi trọng việc xây dựng cá tính và cơ sở tình cảm của nhóm người tiêu dùng mới đối với sản phẩm.

2, Phải coi trọng Marketing xã hội hóa, xây dựng hệ thống sinh thái cuộc sống nhất thể hóa.

3, Phải xem xét tới các thị trường nhỏ vụn và xu thế diễn đàn hóa.

4, Doanh nghiệp trở thành người sản xuất nội dung. Nhận thức thặng dư là lợi nhuận lớn nhất trong thời đại mới.

5, Phải quan tâm tới bối cảnh tiêu dùng trong khâu đầu ra cuối.

6, Phải quan tâm tới nền kinh tế cấp xã và cấp huyện.

Trả lời