Trong một số trương hợp rủi ro khiến công việc kinh doanh của bạn gặp rắc rối, thậm chí là thất bại. Khi đó bạn nên làm gì để giải quyết hiệu quả và đúng phương pháp.
Những cách thất bại thường xảy ra và cách khắc phục
Trong kinh doanh, những người thất bại thường rơi vào một số trường hợp nhất định chứ không phải có quá nhiều lý do như mọi người vẫn nghĩ. Những trường hợp thất bại đó kể đến như:
– Thất bại vì không thể tìm ra nguồn hàng chất lượng phù hợp nhu cầu thị trường
Bản chất của hoạt động kinh doanh là cung cấp hàng hóa tới người dùng và thu lãi. Nhưng muốn cung cấp được hàng hóa đến người mua phải có nguồn hàng đúng với mong muốn của khách hàng.
> 4 Việc không bao giờ được làm trong kinh doanh
Nếu bạn xác định thị trường A chỉ nên bán hàng hóa có giá cả, mẫu mã ở cấp độ 4 nhưng bạn chỉ có thể tìm được sản phẩm ở cấp độ 2 hoặc 7, vậy thì chúng ta cũng không thể kinh doanh trên thị trường đó.
Nếu bạn muốn chinh phục thị trường đó bạn phải thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi nhà cung ứng sản phẩm.
– Thất bại vì đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh nhất định phải có đối thủ cạnh tranh , cho dù bạn là người đầu tiên khai thác thị trường đó. Cạnh tranh là bản chất của kinh doanh, phải có nhiều người cùng “đấu đá” lẫn nhau để giành phần thắng trên thị trường thì kinh tế mới phát triển hơn, số tiền bạn nhận được từ việc kinh doanh mới nhiều hơn về lâu dài.
Đối thủ có thể dùng các chiêu thức cạnh tranh như giá cả, tính năng độc đáo của sản phẩm, giá trị cộng thêm cho khách hàng nhiều hơn. Nếu đối thủ làm tốt các công việc này hơn bạn thì chúng ta phải xem xét lại từng bước trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Có thể bạn sẽ phải thay đổi tư duy và chấp nhận bị lỗ để loại bỏ đối thủ trong 1 năm, 2 năm. Trong những trường hợp cần thiết bạn còn phải đổi mới công nghệ sản xuất, thay đổi nguồn hàng nhập khẩu,…Mục đích cuối cùng là để có 1 sản phẩm tối ưu hơn đối thủ.
– Sản phẩm thay thế
Trên thị trường có 1 loại sản phẩm là cạnh tranh trực tiếp với bạn, 1 loại sản phẩm cạnh tranh gián tiếp. Và nếu mặt hàng gián tiếp phát triển và chiếm được lòng tin nhiều hơn của khách hàng thì có thể họ sẽ từ bỏ sản phẩm trực tiếp của bạn để chuyển qua sản phẩm thay thế.
Ví dụ sản phẩm đài Radio rất thịnh hành ở những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng bây giờ bạn biết rằng sản phẩm điện thoại thông minh, máy nghe nhạc đã cạnh tranh và giành thế áp đảo so với đài Radio.
Hay như dịch vụ gửi thư qua bưu điện rất được ưu chuộng vào những năm 2000, 1990 thì bây giờ người ta gửi thư qua email, fax, gọi điện thoại trực tiếp để truyền đạt thông tin.
Để có thể bị phá sản, sau khi phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm trực tiếp mạnh mẽ , bạn cần dấn thân để bán thêm một số mặt hàng thay thế. Phòng trường hợp nếu sản phẩm gốc gặp rủi ro thì chúng ta vẫn có doanh thu để duy trì doanh nghiệp hoạt động.
Ok, gặp lại mọi người trong các bài chia sẻ kiến thức kinh doanh kỳ sau. Câu hỏi để lại trong phần bình luận.