7 Yếu tố chính trong khởi nghiệp và là nền tảng của sự phát triển

Ảnh: Dreamstime

Trong giờ học, cô giáo hỏi các bạn học sinh “lý tưởng của các em là gì?”, có bạn nói muốn làm cảnh sát, có bạn muốn làm giáo viên, cũng có những bạn muốn làm bác sỹ hoặc nhà khoa học.

Còn câu trả lời của tôi đó là “làm tổng giám đốc”. “Bởi giám đốc là người rất tài ba có thể lãnh đạo cả một nhóm người để làm việc lớn”. Khi ấy tôi mới học sinh tiểu học.

Rất nhiều người rất hay hỏi tôi rằng, người trẻ tuổi thì phải khởi nghiệp như thế nào? Phát triển như thế nào?

Thực ra theo quan điểm của cá nhân tôi, cho dù bạn tự khởi nghiệp hay đi làm thuê cũng không có nhiều sự khác biệt lớn lắm. Điều quan trọng là bạn làm như thế nào? Làm sao để đỡ phải đi đường vòng?

Sau đây tôi xin chia sẻ cùng các bạn 7 yếu tố để khởi nghiệp và phát triển trong thực tiễn và học cách kinh doanh làm giàu đó là: Phương hướng, mục tiêu, ý nguyện, phương pháp, nghị lực, thành quả và tự quan sát.

1, Phương hướng trong học cách kinh doanh làm giàu

Phương hướng là chỉ tiêu quan trọng số 1 trong khởi nghiệp và phát triển, tức là tại sao bạn phải phấn đấu?

Phương hướng không phải là mục tiêu bởi mục tiêu có điểm đích còn phương hướng mãi mãi không bao giờ có điểm kết thúc. Đối với những người trẻ tuổi và những người khởi nghiệp mà nói phương hướng vô cùng quan trọng.

Nói thô thiển một chút là cho dù chúng ta rất ngu ngốc nhưng chỉ cần kiên trì với một phương hướng chính xác, luôn luôn kiên trì với nó thì nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành quả không tồi.

Có được phương hướng rồi, mục tiêu ắt sẽ rõ ràng để từ đó có thể quản lý mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

2, Mục Tiêu

Sau khi đã có phương hướng thì điều quan trọng nhất không phải là nắm bắt phương pháp mà lại xác định mục tiêu rõ ràng.

Tôi phát hiện ra rằng, sinh viên tốt nghiệp đại học có thể phân thành hai loại: một là những người có mục tiêu rõ ràng từ thời đi học, những người này trong 4 năm đại học ngoài việc học tập bình thường thì họ còn không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức nghiệp vụ xoay quanh mục tiêu của mình.

>> Khởi nghiệp có nên chừa lại cho mình 1 đường lui hay không

Kiểu sinh viên này vô cùng hữu dụng, chỉ cần có ý nguyện làm việc đủ lớn ắt sẽ nhanh chóng trở thành nhân viên ưu tú;

Còn loại thứ 2 đó là những người học hết đại học rồi mà vẫn không có mục tiêu gì, chỉ đơn thuần là vì học mà đi học.

Khi phỏng vấn xin việc họ không biết mình muốn làm gì, có việc gì thì làm việc nấy hoặc chỉ ngồi một chỗ rồi hỏi nhân sự có thể sắp xếp được công việc gì cho họ không. 100% các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không lựa chọn loại người thứ 2  bởi chi phí bồi dưỡng quá lớn.

Bởi vậy, tôi khuyên các bạn sinh viên hãy sớm tìm được mục tiêu cho riêng mình để sau khi bước vào xã hội các bạn sẽ dễ dàng hoà nhập vào quỹ đạo chính sớm hơn người khác ít nhất là 2 năm.

3, Ý nguyện trong học cách kinh doanh làm giàu

Sau khi đã có được phương hướng và mục tiêu, các bạn đừng nên vội đi tìm phương pháp mà hãy giải quyết vấn đề ý nguyện của chính mình trước. Ý nguyện tức là quyết tâm hành động để thực hiện mục tiêu.

Chúng ta thường nói rằng con người sống phải có áp lực, nhưng nếu có áp lực mà không làm gì thì xung quanh chúng ta có vô số những người như vậy.

Chỉ có việc thông qua ý nguyện biến thành sức mạnh hành động để gây dựng kết quả và thực hiện mục tiêu thì mới là có giá trị đích thực.

Bởi vậy cần phải vứt bỏ áp lực, biến nó thành sức mạnh hành động, mà cội nguồn của sức mạnh hành động này đến từ ý nguyện, chỉ có hành động mới có thể thực hiện được mục tiêu của bạn.

Khi ai đó đã có được phương hướng, mục tiêu và ý nguyện tức là người đó đã có đủ điều kiện cơ bản để khởi nghiệp và hướng tới cương vị công việc.

4, Phương pháp trong thực tiễn và học cách kinh doanh

Nếu chỉ đơn thuần là phương pháp thôi thì nó chẳng có gì quan trọng, chỉ có những phương pháp tồn tại vì thực hiện mục tiêu mới là quan trọng nhất.

Với nhiều người, chỉ khi có ý nguyện mãnh liệt muốn thực hiện mục tiêu nào đó mới thực sự tiếp nhận phương pháp từ phía người khác đưa ra hoặc thậm chí là tự mình tìm kiếm phương pháp.

Bởi vậy tiền đề trước khi có được phương pháp đúng đắn đó là sự tồn tại của mục tiêu và ý nguyện.

Với những ngời bình thường những người có khả năng hỏi học và lắng nghe tốt, họ sẽ thường biến tất cả các phương pháp thành của mình để khi tới khâu thực hiện mục tiêu họ sẽ lựa chọn sử dụng những phương pháp phù hợp nhất .

Với người quản lý, trong quá trình quản lý, phương pháp trở thành chất xúc tác, chất xúc tác này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Họ thường chỉ đưa ra phương pháp khi người khác cần tức là lúc mà đối phương có ý nguyện hay nhu cầu hoàn thành mục tiêu.

5, Nghị lực trong học cách kinh doanh

Nghị lực = kiên trì + đột phá. Mục tiêu lớn mà chúng ta học cách kinh doanh và bắt tay làm phải đặt ra là do rất nhiều mục tiêu nhỏ tổ hợp thành, thực hiện được mục tiêu nhỏ thì mục tiêu lớn cũng sẽ được hoàn thành.

Thế nhưng có nhiều người bị mục tiêu giày vò, nguyên nhân là do khi mục tiêu vấp phải khó khăn hoặc cản trở thì họ bỏ lại mà không tiếp tục thực hiện, vòng qua nó rồi gửi gắm hy vọng vào việc có thể tìm thấy nhiều mục tiêu mới hơn để thực hiện mục tiêu lớn.

Bởi vậy, chỉ cần làm tốt mục tiêu hiện tại là đủ rồi, dùng nghị lực của chính mình để khắc phục mọi khó khăn và thử thách, kiên trì và đột phá, dần dần bạn sẽ có được năng lực thực hiện mục tiêu và công lao lớn nhất của điều này xét cho cùng thì đó chính là nghị lực của bạn.

6, Thành quả

Điều khiến người ta phấn khởi nhất đó chính là thành quả chứ không phải là quá trình. Thành quả là mốc đánh dấu bạn đã có đủ năng lực để thực hiện mục tiêu và cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể thử thách với các mục tiêu lớn hơn.

7, Tự quan sát

Nhiều lúc chúng ta quá lún sâu vào quá trình mà không thể tự thoát ra được, không phát hiện được vấn đề tồn tại. Một khi không phát hiện ra vấn đề thì sẽ bị mất phương hướng và chắc chắn sẽ không có được thành quả. Bởi vậy chúng ta cần phải tự quan sát.

Tôi đã tự chế tạo cho mình một công cụ vô cùng đơn giản đó là bất cứ việc gì cũng đều đơn giản hoá nó thành: mục tiêu-quá trình-kết quả.

Đối với học cách kinh doanh làm giàu, Với người thực hiện mục tiêu, vấn đề chắc chắn xuất hiện trong quá trình, bởi vậy chỉ cần cảm thấy có gì không đúng phải lập tức sử dụng công cụ này để phán đoán và tự hỏi mình rằng quá trình mà mình đang tiến hành có đồng nhất với mục tiêu mà mình đang thực hiện hay không?

Vấn đề xuất hiện ở đâu? Lấy mục tiêu để phán đoán quá trình mà bạn đang tiến hành có phù hợp hay không? Có phải là quá trình tốt nhất hay không? Có thể gặt hái được thành quả không? Như vậy mới có thể tìm ra được vấn đề.

Đây là 7 yếu tố đã được tôi tích luỹ từ trong quá trình khởi nghiệp, học cách kinh doanh làm giàu, có thể nếu thực hiện được tất cả những yếu tố này chưa chắc bạn đã thành công nhưng bạn ắt sẽ có khả năng thành công, còn nếu không thực hiện được những yếu tố này thì đến khả năng thành công bạn cũng không có được

Trả lời