Người trẻ ngày càng nhiều, và vì thế mà ý trí lập nghiệp kinh doanh cũng tăng lên, đặc biệt là người mới tốt nghiệp đại học 1-2 năm lại càng muốn tự chủ kinh doanh doanh.
Một khi đã tự “thăng chức” cho mình lên làm ông chủ, bạn sẽ không phải là 1 người đi làm thuê nữa, để có thể kinh doanh thành công thứ bạn cần là tư duy và định hướng chứ không phải tiền vốn, con người, ý tưởng kinh doanh hay một cộng sự tài ba.
Một người kinh doanh phải có tư duy thế nào, trong phần nội dung này Lương sẽ nói về cách nghĩ của một người có tố chất thành công khi tự chủ kinh doanh.
1, Suy nghĩ về giá thành
Điểm khác nhau lớn nhất giữa người nông dân hay người làm thuê với một ông chủ là người tự chủ kinh doanh phải tính toán được giá thành của sản phẩm trước khi đưa chúng đến tay người tiêu dùng.
Người nông dân và người làm thuê có chung 1 điểm: Lặp đi lặp lại mọi việc để để kiếm tiền . Người làm thuê chỉ biết sáng dậy sớm 7h chuẩn bị tới công ty làm việc vào lúc 8h00, chiều 17h00 tan sở, cuối tháng nhận lương. Người nông dân làm lụng quanh năm suốt tháng mà gần như không có tính toán đổi mới, họ cũng chỉ dùng thời gian của những vụ mùa màng trong 1 năm để kiếm tiền.
> Thương hiệu hãy là “Đặc sản”
Một ông chủ kinh doanh phải luôn luôn thay đổi, dự trù số liệu trong kinh doanh để đưa ra quyết định hợp lý. Trong đó những tính toán thuộc về giá thành quyết định ông chủ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong dự án kinh doanh.
Giá thành càng tối ưu thì giá bán lẻ càng làm người tiêu dùng thích thú, họ có thể sẽ mua hàng hóa của bạn chỉ vì giá bán thị trường tốt, hoặc vì một yếu tố nào đó nhưng tất cả đều nằm trong kế hoạch của bạn.
Khi tính toán giá thành, bạn cần phải liệt kê nhiều yếu tố như : Năng lực sản xuất, công nghệ, tiền vốn ban đầu, thời cơ kinh doanh…Có nghĩa rằng một ông chủ không chấp việc phó mặc công việc làm ăn của mình vào tay người khác giống người làm thuê và nông dân. 2 người họ luôn chấp nhận rủi ro giá bán lên cao hoặc xuống thấp mà không tự mình tạo ra biện pháp can thiệp.
2, Nhận thức về rủi ro ( mạo hiểm)
Đề phòng rủi ro phải là bản quan trọng thứ 2 của người kinh doanh, rủi ro có thể đến từ bất cứ suy nghĩ hoặc quyết định thực tế gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh.
Những người có thái độ làm ăn nghiêm túc luôn luôn phải tính toán đến trường hợp rủi ro, thậm chí thời gian dành để dự những trường hợp xấu xảy đến còn nhiều hơn những công việc khác.
Kinh doanh càng lớn thì rủi ro càng nhiều, nhưng rủi ro có khi mang đến những cơ hội kinh doanh lớn giúp chúng ta đổi đời. Đôi lúc bạn chỉ cần mạo hiểm 1 lần thì cũng kiếm được số tiền bằng người khác làm cả năm.
Chẳng hạn khi bạn kinh doanh dịch vụ in ấn, bạn nhận ra rằng tại khu vực mình sinh sống sắp có 3-4 trường đại học lớn trên thành phố mở về đó, lúc này những dịch vụ như hàng ăn uống, đồ ăn vặt, quần áo, giày dép, dịch vụ phô-tô-copy, … càng đắt khách, và bạn có thể chọn cho mình dịch vụ in hoặc đầu tư kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau. Nhưng khi phán đoán của bạn không chắc chắn và bạn cảm thấy lo sợ rằng dự án 4 trường đai học lớn không di rời về nơi sinh sống của chúng ta, đó chính là rủi ro. Nếu chấp nhận thì khi 4 trường đại học đi vào hoạt động, bạn sẽ trở nên giàu có nhờ chuỗi cửa hàng các loại hình dịch vụ.
3, Tư duy chia sẻ
Đặc điểm quản lý của 1 ông chủ là phải có nhân viên cấp dưới, họ là những người giúp chúng ta hoàn công việc mà chúng ta không có thời gian hoặc không có đủ chuyên môn để làm. Và khi này bạn phải chia sẻ công việc cho nhân viên, vấn đề này không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ : “ Tôi thuê anh chị(chị) về thì tôi phải giao việc cho anh chị”.
Vấn đề nằm ở chỗ, khi bạn giao việc thì phải giao quyền, nếu bạn không biết quản lý tròng trường hợp này, nhân viên có thể làm dụng quyền để gian lận trong công ty.
Ngoài việc chia sẻ công việc, bạn còn phải chia sẻ cho nhân viên, cho khách hàng lợi ích. Nếu không có lợi, đối tác hay khách hàng và cả nhân viên chẳng bao giờ muốn chơi với bạn.