Trong những năm gần đây, với sự điều chỉnh liên tục của mô hình thương mại toàn cầu, sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam vẫn đang tiếp tục diễn ra. Cộng thêm các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, khối, điện toán đám mây và dữ liệu lớn đã dần dần tiến vào các lĩnh vực khác nhau.
Trong giai đoạn môi trường bên trong và bên ngoài đều có những biến chuyển đáng kể, liệu các doanh nghiệp truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển như thế nào? Rốt cuộc họ sẽ tiếp tục ủng hộ công việc vất vả và làm việc chăm chỉ hay thêm những yếu tố đổi mới, dần dần mở ra các hình thức kinh doanh, cách quản lý và thực hiện mới?
Câu trả lời chắc chắn là vế sau, hôm nay chúng tôi sẽ nói quan điểm và ý kiến của chúng tôi sau khi kết hợp các hiện tượng khác nhau mà trong quá trình quan sát và đào tạo gặp phải những năm gần đây.
1, Một hiện tượng lạ trong văn hóa làm việc chăm chỉ
Trong thực tế, hầu hết các công ty ở Hà Nội đều đặc biệt chú ý đến sự nỗ lực của nhân viên. Ấn tượng đối với sếp hay công việc khó khăn của người giám sát đều là những yếu tố có thể xác định được tương lai của họ trong công ty. Ở nhiều công ty, thường có những hiện tượng kỳ lạ trong văn hóa làm việc chăm chỉ:
- Nhiều người quản lý cấp trung có khuynh hướng ước lượng và dự đoán quá mức ý định làm việc của họ. Họ thường làm phức tạp hóa các đơn đặt hàng đơn giản, biểu hiện quá mức ở nơi làm việc để được cấp trên đánh giá cao hoặc ít nhất là giảm đi khả năng xấu hổ.
- Các nhà quản lý cấp cơ sở đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải gần gũi,thân thiện. Ngay cả khi họ được ủy quyền cũng có khả năng họ không muốn bàn giao lại vì cảm thấy không thoải mái. Họ thể hiện sự bận rộn để các công ty phụ thuộc vào họ, cho các công ty thấy được tầm quan trọng của họ.
- Ngay cả khi không có quá nhiều việc để làm, họ sẽ tiếp tục tìm một số vấn đề mới để thực hiện, không có việc thì tìm việc để làm mới là người có nhận thức tốt về hiệu suất công việc và biểu hiện tốt nơi làm việc. Chỉ suy nghĩ mà không có hành động nhiều khả năng lại được khẳng định va ca ngợi. Một khi công việc nhẹ nhàng, trừ khi đó là một nhân viên của một đơn vị nhà nước, nếu không đó là một cảnh báo nguy hiểm cho bạn.
- Một số việc vốn dĩ có thể điều chỉnh và cải thiện một cách đơn giản, có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn, làm cho ít bận rộn hơn hoặc có thể cắt giảm việc sử dụng nhân sự. Thế nhưng bởi vì những người quản lý vẫn luôn hi vọng giữ trạng thái bận rộn, không muốn để các nhà lãnh đạo nhìn thấy bộ phận của mình đang khan hiếm nhân lực vì thế thiếu động cơ để cải thiện.
- Do việc thực hiện Luật hợp đồng lao động mười năm trước, một số doanh nghiệp không dám thực hiện nhiều lần, và cố tình thiết kế các mô hình làm thêm giờ khác nhau, nhiều nhân viên chỉ có thể trả lương làm thêm giờ trong doanh nghiệp để hỗ trợ gia đình.
Dưới sự giúp đỡ của văn hóa làm việc chăm chỉ (thường gặp trên những khẩu hiệu văn hóa của các công ty, các loại khẩu hiệu khác nhau về làm việc chăm chỉ) phần lớn công việc trong công ty chỉ được thực hiện bởi một số nhà quản lý cấp trung và cấp cao. Còn nhân viên hì phải làm việc chăm chỉ bởi những nhiệm vụ ngẫu hứng của những người quản lý giao.
Trong việc hợp tác làm việc cùng nhau kiểu như trên đã khiến số giờ tăng ca ngày một tăng lên, và số giờ làm việc cũng tăng lên hơn nữa. Trong thực tế, giá trị của những điều mà những người này làm là cực kỳ thấp.
2, Chỉ có nỗ lực mới có thể thăng tiến?
Nếu bạn so sánh sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp giữa phương Đông và phương Tây, trong con mắt của người phương Đông, ngay cả những điều khiêm tốn vẫn sẽ làm việc chăm chỉ để thể hiện cá tính có thể chịu đựng gian khổ và sức chịu đựng. Các ông chủ phương Đông đánh giá cao những người như vậy nhiều hơn vì họ có vẻ trung thành và đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp phương Tây lại có những cách giải thích khác nhau, bọn họ sẽ nghĩ rằng những công việc thấp hèn nhất sẽ không có ai thích làm, và nỗ lực chăm chỉ để làm việc là phương sách tồn tại cuối cùng hoặc là những người này thích hợp với công việc như vậy.
Đương nhiên, trong con mắt sử dụng người của chủ doanh nghiệp phương Tay sẽ nghĩ rằng những nhân viên như vậy sẽ phát triển tốt hơn những người khác. Vì vậy, cũng sẽ không sắp xếp công việc mới cho họ, cơ hội thăng chức tự nhiên lại trở nên khó khăn.
Chúng ta đã thấy nhiều nhân viên của công ty luôn duy trì một hình ảnh rất chăm chỉ, không những họ có cơ hội tốt hơn để quảng bá mà còn được các đồng nghiệp tôn trọng và tạo dựng danh tiếng tốt, có thể nói đây là cách dễ nhất để làm hài lòng ông chủ.
Thế nhưng trong khi họ đang bận rộn, những gì họ mang lại cho công ty lại là điều mà không ai có thể đánh giá hay bình luận được.
3, Thứ ba, mâu thuẫn giữa nỗ lực và đổi mới
Nỗ lực có nghĩa là sức chịu đựng trước những khó khăn liên tục ở phía trước, dù gặp phải khó khăn nào cũng vượt qua để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, nếu công việc hiện tại là lãng phí thời gian và công sức mà nhân viên không quan tâm đến công việc của họ thì rất có khả năng họ không thể chịu đựng được sự thay đổi hay những công việc tẻ nhạt. Vậy là ý tưởng thay đổi được mở ra và cánh cửa thực sự đã bắt đầu để đổi mới.
Người ta nói rằng trước đây trong máy đánh chữ, nếu có một từ trong bài báo đánh sai chữ thì nhất định phải đánh lại từ đầu. Đây là sự khốc liệt và nghiêm khắc đến nhường nào.
Nhưng một thư ký tên Betty Naismith đã miễn cưỡng chịu đựng những vấn đề rườm rà và khó chịu như vậy. Ông đã sử dụng sơn quảng cáo để che đậy lên chữ đánh sai đó, chờ cho sơn khô sau đó nhập từ chính xác lên trên. Nhờ sự cố gắng trong lười biếng của ông ta mà đã mở ra một thời kỳ dùng bút tẩy xóa trên toàn thế giới.
Cho đến ngày nay, trong nhiều nền văn hóa doanh nghiệp xung quanh chúng ta, công việc vất vả, giá trị của những công việc khó khăn ngày càng được khẳng định tích cực. Tuy nhiên, lại không mấy quan tâm đến những nhân viên thường có những ý tưởng lạ trong công việc của họ.
Họ nghĩ rằng họ có nhiều ý kiến, nhiều chuyện mờ ám, họ không nghe lời, làm việc không thực tế. Trong tư tưởng của họ, họ luôn nghĩ ra lý do để làm việc không chăm chỉ, vì vậy họ hoàn toàn bỏ qua chúng và ngăn chặn các yếu tố đổi mới để có thể được đánh giá “không thực dụng”.
Đối với những nhân viên đã làm việc chăm chỉ, họ hầu như không có ý kiến gì. Họ chỉ muốn làm việc đạt yêu cầu của người giám sát, của sếp. Thế nhưng dù mọi việc thực hiện không đến mức tệ nhưng gần như họ không có khả năng đổi mới.
4, Tình yêu và làm việc chăm chỉ thực sự rất khác nhau
Trong khái niệm trước đây, chỉ cần bạn nỗ lực, sẵn sàng chịu đựng khó khăn thì một ngày nào đó bạn sẽ là người dẫn đầu. Tuy nhiên, đến ngày nay khái niệm đó được thay đổi hoàn toàn, bất kể là hoạt động kinh doanh hay quá trình thực hiện đều có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng những nỗ lực của bạn có thể không có giá trị như vậy.
Mỗi thời đại mỗi sự thay đổi, thời đại sẽ rời bỏ bạn và không bao giờ chờ đợi hay gửi lời chào đến bạn, trên thực tế không phải là thời đại bỏ rơi bạn mà là những thứ đổi mới mà bạn chưa từng thấy và đó mới là những điều không có giá trị để từ bỏ bạn.
Trong doanh nghiệp, nhiều phát minh sáng tạo không phải là thứ có thể đạt được bằng những nỗ lực, nhưng từ quan sát, tai nạn, sai lầm hoặc nhu cầu.
Một số người vẫn sẽ chỉ ra rằng sự thành công của những nhà phát minh vĩ đại như Edison đến từ sự nỗ lực làm việc chăm chỉ và kiên trì, trên thực tế nó chỉ là bề nổi của vấn đề. Đối với họ động lực để phát minh thực sự không phải là làm việc chăm chỉ mà xuất phát từ tình yêu công việc. Họ tuyệt đối không bao giờ trở thành một nhân viên chăm chỉ trong một công ty bình thường.
Nếu bạn tạo sự khác biệt giữa nỗ lực làm việc chăm chỉ và tình yêu đối với công việc, bạn sẽ thấy rằng những người nỗ lực làm việc không thực sự muốn làm như vậy mà là dưới sự tác động của một ý chí mạnh mẽ mà buộc phải hoàn thành.
Hầu hết trong số họ là nhằm vào mục tiêu của môi trường bên ngoài, vì vậy họ sẽ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, phấn đấu để thực hiện, và tìm kiếm cái gọi là sự nghiệp và tài sản trở nên giàu có như mọi người vẫn thường nghĩ.
Tình yêu là để tìm kiếm sự thật bên trong và đáp ứng được các kết quả vẫn chưa được biết, cái ẩn sâu bên trong là việc theo đuổi tính chuyên nghiệp, sức mạnh của sự sáng tạo và hiệu suất của sự kiên trì. Đối với những người yêu thích công việc thì ý kiến càng nhiều họ lại càng muốn thay đổi cách làm, thử xem được hay không.
Để phân biệt liệu nhân viên có đam mê công việc của họ thực sự hay chỉ là nỗ lực làm việc chăm chỉ chúng ta có thể kiểm tra nội dung của công việc mà họ đang làm để tìm ra sự khác biệt.
Những người lao động thành thạo thường tập trung vào việc khám phá một chủ đề cụ thể, trong khi những người dựa vào ý chí để làm việc một cách chăm chỉ chủ yếu dựa mà một quá trình làm việc liên tục chỉ một dạng công việc, hoặc là nội dung công việc tẻ nhạt không có sự đổi mới.
Hiện tại, chìa khóa thực sự quan trọng là làm thế nào để cố gắng truyền cảm hứng hình thành trong một môi trường để thử nghiệm, điều đó tương đương với việc đốt cháy ngọn lửa dành cho sự đổi mới. Trên thực tế để có ý tưởng đổi mới không hề khó, cái khó là làm thế nào để thực hành chúng.
Bởi vì hầu hết các nhà quản trị kinh doanh đều thiếu kiên nhẫn với những đổi mới trước mắt, dường như nói rằng “ cả thế giới làm như thế này, tại sao bạn lại không làm giống họ?”. Do vậy, nếu doanh nghiệp muốn thử hình thành đổi mới văn hóa làm việc thì họ phải làm thế nào để sự thay đổi đó đi sâu vào tâm trí, vào tận xương tủy của từng người.
5, Có sự đổi mới, nỗ lực làm việc chăm chỉ mới có thể thành công
Khi mọi người không làm việc chăm chỉ, nỗ lực làm việc chăm chỉ của bạn mới có thể thành công, mới thể hiện giá trị tuyệt vời của bạn. Ngày nay, khi mọi người đều nỗ lực chăm chỉ làm việc thì sự nỗ lực của bạn sẽ thay đổi và trở thành vô giá trị.
Khi doanh nghiệp của chúng ta muốn trở thành một công ty sáng tạo đổi mới, bước đầu tiên là sử dụng tài năng từ góc độ hoàn toàn khác và có một chế độ đãi ngộ về lương tốt. Khi nhân viên không còn thể hiện sự nỗ lực làm việc, công ty cần hoạt động bộ não nhiều hơn chứ không chỉ dựa vào sức lực từ cơ thể.
Công ty sẽ phải có thời gian suy nghĩ, khám phá và tìm hiểu những vấn đề thực sự, vấn đề đổi mới sẽ dần được đưa vào các bộ phận trong công ty. Đối với những nhân viên thật thà, trung thực và sẵn sàng làm việc chăm chỉ nên đặt lên vị trí đầu tiên vì bọn họ sẽ là những người hết mình vì công việc.
Sau tất cả nỗ lực thực hiện những điều đó cộng thêm hiệu suất làm việc, sự đổi mới dần dần được phơi bày ra trước toàn thể mọi người và không thể ngụy trang được nữa.
Các doanh nghiệp coi trọng tài năng với các yếu tố sáng tạo, thực hiện chúng trong văn hóa việc làm của doanh nghiệp, và làm cho doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thành các hình thức khác nhau.
Nhân viên cũng sẽ tự động điều chỉnh bản thân để trở thành nhân viên sáng tạo, để sự đổi mới có thể thực sự hòa nhập vào văn hóa của công ty, để họ có khả năng cạnh tranh mạnh và đủ điều kiện để đứng trên đấu trường quốc tế.
Người ta thường nói: Phương hướng quan trọng hơn sự nỗ lực! Làm đúng mọi việc, làm mọi thứ theo một cách tốt nhất, tìm kiếm ở doanh nghiệp sự tiên tiến nhất trong kinh doanh thông qua phân tích kinh doanh tinh tế là những hướng mà chúng ta phải có. Khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn và tìm ra hướng phù hợp nhất với chúng ta.