Làm thuê khó không? Khó! Làm ông chủ khó không? Càng khó hơn. Khi trò chuyện với các chủ doanh nghiệp, hầu hết mọi người trong số họ đều có chung một cảm nhận đó là: rủi ro kinh doanh trong doanh nghiệp quá nhiều và quá lớn. Chỉ cần một phút lơ là không cẩn trọng là sẽ mất cả chì lẫn chài.
Công ty máy tính Wang Lab Laboratory đã từng vẻ vang một thời. Chỉ vì một phút lơ là rủi ro kinh doanh, cuối cùng phải nhận cái kết đen tối. Sữa bột SanLu vì vi phạm quy định cho thêm thành phần melamin. Gia tăng rủi ro sản phẩm, khiến công ty đóng cửa phá sản chỉ sau một đêm.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh vận hành bình thường mà nói, thực ra rủi ro luôn tồn tại mọi lúc mọi nơi. Nhưng chỉ vì thiếu ý thức về rủi ro kinh doanh khiến số lượng doanh nghiệp phá sản đóng cửa nhiều không kể xiết.
Thế nào là rủi ro kinh doanh?
Rủi ro kinh doanh là gì ? Theo định nghĩa của ISO9000: rủi ro là những ảnh hưởng không mang tính xác định.
Rủi ro kinh doanh doanh nghiệp có thể được hiểu là sự ảnh hưởng không xác định đối với việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra trong tương lai.
Tiêu chuẩn cân đo rủi ro là hậu quả và khả năng. Bởi rủi ro mang tính không xác định và bất ngờ. Do vậy, việc giám sát kiểm soát rủi ro vô cùng quan trọng. Vậy doanh nghiệp tồn tại những rủi ro kinh doanh gì ?
1, Rủi ro chiến lược
Doanh nghiệp nếu xuất hiện sai xót trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược. Hoặc chưa thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp do sự thay đổi của điều kiện môi trường. Gây ra những tổn thất về kinh tế.
Ví dụ: ① Chính sách không phù hợp với kinh tế, ngành nghề vĩ mô. ② Rủi ro đa chiều. ③ Rủi ro sáp nhập. ④ Sai xót trong phương hướng và quy hoạch chiến lược. ⑤ Mục tiêu kinh doanh không rõ ràng. ⑥ Không có đối tác hợp tác chiến lược.
2, Rủi ro tuân thủ quy định
Nhân viên, sản phẩm và dịch vụ không phù hợp với chất lượng, an toàn môi trường, các quy định pháp luật có liên quan khác và yêu cầu của các bên liên quan trong và ngoài nước. Gây ra ảnh hưởng hưởng hoặc tổn thất do vi phạm.
Ví dụ: ① Không tuân thủ các quy định và chính sách pháp luật trong và ngoài nước. ② Tuân thủ các thỏa thuận quan trọng và hợp đồng. ③ Tranh chấp pháp luật. ④ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. ⑤ Lạm phát. ⑥ Bán phá giá. ⑦ Tiết lộ thông tin.
3, Rủi ro tài chính
Sai xót trong vấn đề tiền vốn, kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.
Ví dụ: ① Kết cấu tiền vốn không hợp lý. ② Hồi vốn chậm, dòng tiền mặt gián đoạn. ③ Tỷ lệ nợ vượt quá đường giới hạn. ④ Các khoản phải thu cao, nợ chết, nợ xấu nhiều. ⑤ Tồn kho sản phẩm nhiều, trung chuyển chậm. ⑥ Quy trình tính toán kế toán không hợp lý. ⑦ Rủi ro báo cáo tài chính. ⑧ Thiếu cơ chế kiểm soát nội bộ. ⑨ Lợi nhuận thấp.
4, Rủi ro thị trường
Do thị trường bên ngoài thay đổi như cạnh tranh khốc liệt, sức mua giảm, thu mua và cung ứng nguyên vật liệu…Mà doanh nghiệp chưa thể dự đoán trước được rủi ro khiến thị phần thị trường giảm sút. Hoặc xuất hiện tình cáo buộc chống bán phá giá, chống lạm phát.
Ví dụ: ① Cung ứng nguyên vật liệu không đủ. ② Rủi ro tín dụng khách hàng, nhà cung cấp. ③ Cạnh tranh khốc liệt. ④ Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái. ⑤ Đối thủ cạnh tranh mới. ⑥ Xuất hiện thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng. ⑦ Thắt chặt tiền tệ khiến sức mua giảm sút. ⑧ Xuất hiện thị trường sản phẩm thay thế.
5, Rủi ro vận hành kinh doanh
Nội bộ doanh nghiệp do quản lý không chặt tồn tại nhiều vấn đề và rủi ro trong quá trình vận hành kinh doanh.
Ví dụ: ① Hàng hóa tiêu thụ chậm, chi phí leo thang. ② Cổ đông rút vốn. ③ Cung cấp nguồn tài nguyên thiếu hụt. ④ Rò rỉ thông tin bí mật. ⑤ An toàn thông tin. ⑥ Khách hàng phàn nàn và khiếu nại. ⑦ Không thể phân phát kịp thời.
6, Rủi ro sản phẩm
Sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Khiến doanh nghiệp không thể dự đoán trước được rủi ro.
Ví dụ: ① Sản phẩm có những vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. ② Sản phẩm tồn tại thiếu xót về thiết kế, sản xuất chế tạo. ③ Kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm cũ kỹ. ④ Khai thác sản phẩm không đúng đường. ⑤ Cập nhật không kịp thời. ⑥ Xuất hiện tình trạng tổn hại danh dự cá nhân.
7, Rủi ro nhân viên
Do các vấn đề về tố chất, thao tác, chức trách và quản lý nhân viên gây ra rủi ro cho doanh nghiệp.
Ví dụ: ① Nhân viên lưu động lớn, tỷ lệ thất thoát nhân tài cao. ② Bán đứng công ty, tiết lệ công nghệ và bí mật của công ty. ③ Trình độ nhân viên không phù hợp với yêu cầu. ④ Nhân viên đạo đức kém, thiếu thành tín. ⑤ Sai xót nghiêm trọng trong thao tác. ⑥ Hiệu quả quản lý kém, người quản lý thiếu trách nhiệm. ⑦ Thiếu khả năng thực thi hành động. ⑧ Ủy quyền quản lý hạn hẹp tính tích cực không cao.
>> Rủi ro và cách kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả
8, Rủi ro tổ chức
Công tác vận hành về kết cấu tổ chức doanh nghiệp, phân bổ quyền hạn chức trách và thưởng phạt nhân viên không thỏa đáng. Khiến hao tổn tài nguyên, nhân lực, vật lực.
Ví dụ: ① Kết cấu tổ chức không hợp lý, chi phí điều phối cao. ② Quy trình tắc nghẽn, kém hiệu quả. ③ Phân bổ chức trách không rõ ràng. ④ Phản ứng thị trường chậm. ⑤ Quyết sách chậm. ⑥ Quyết sách không khoa học.
9, Rủi ro tai nạn
Do các tai nạn sự cố bất ngờ như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, mưa bão, sự cố giao thông, rò rỉ chất độc hại, ô nhiễm môi trường… gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.
Ví dụ: ① Không có đơn vị chỉ huy. ② Thiếu phương án đối phó với các sự cố bất ngờ. ③ Bảo hiểm. ④ Nhân viên làm công tác đặc biệt không có chứng chỉ bằng cấp. ⑤ Xả thải chất ô nhiễm bừa bãi. ⑥ Trang thiết bị cứu hộ cứu bạn không kiện toàn. ⑦ Thiếu biển cảnh báo an toàn. ⑧ Trang thiết bị cơ sở hạ tầng chưa được bảo hộ. Công tác đào tạo an toàn còn thiếu xót.
10, Rủi ro quan hệ công chúng
Doanh nghiệp do sản phẩm không đúng quy cách hoặc vi phạm pháp luật, bị cơ quan báo chí vạch trần. Khiến hình tượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoặc người tiêu dùng trả hàng, yêu cầu bồi thường gây ra nhiều tổn thất lớn.
Ví dụ: ① Sản phẩm không đúng tiêu chuẩn. ② Tranh chấp lao động. ③ Sự cố thương vong nghiêm trọng. ④ Hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng. ⑤ Người tiêu dùng khiếu nại hoặc tố giác. ⑥ Người dân xung quanh tố giác. ⑦ Bị vạch trần phát tán trên mạng internet.
Làm thế nào để kiểm soát rủi ro kinh doanh doanh nghiệp
1, Xây dựng chế độ quy chế kiện toàn. Quan trọng nhất là phải xây dựng chế độ quản lý hợp đồng, chế độ quản lý tài chính và chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2, Tăng cường quản lý tín dụng khách hàng. Chủ yếu xây dựng hồ sơ khách hàng. Tìm hiểu tình hình thông tin khách hàng.
3, Xác nhận giám định các loại hợp đồng ký kết với bên ngoài. Tăng cường kiểm soát và đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng.
Các phương pháp cơ bản giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro
Khởi nghiệp kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro. Nhưng rủi ro và cơ hội luôn đồng hành với nhau. Rủi ro càng lớn có thể cơ hội sẽ càng nhiều. Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người khởi nghiệp rõ biết trên núi có hổ những vẫn lên núi kiếm tìm cơ hội.
Một người khởi nghiệp giỏi không nên trốn tránh rủi ro. Nhưng cần phải biết cách giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể và tích cực phòng tránh rủi ro trong các hoạt động kinh doanh.
1, Học cách phân tích rủi ro
Trong các hoạt động kinh tế thị trường luôn tồn tại rủi ro mọi lúc mọi nơi. Do vậy với tư cách là người khởi nghiệp cần phải học cách phân tích rủi ro. Có nhận thức rõ ràng đối với những rủi ro có khả năng xuất hiện. Đồng thời có phương án khắc phục đối với những rủi ro có khả năng xuất hiện.
2, Biết cách đánh giá rủi ro
Thông qua việc phân tích rủi ro để tính toán những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng mang lại.
3, Tích cực phòng chống rủi ro
Phòng chống rủi ro phải áp dụng đối sách tích cực. Đánh giá khách quan đối với các phương án đầu tư, điều tra thị trường một cách cụ thể và thấu đáo. Xây dựng chế độ quản lý hợp lý, đảm bảo vốn lưu động được tuần hoàn thông suốt. Nắm bắt rõ các trình tự và phương pháp quyết sách khoa học.
Nếu khâu nào đó xuất hiện vấn đề. Cần phải xem xét lại toàn bộ hệ thống. Áp dụng các biện pháp sửa đổi phù hợp. Hạn chế sự khuếch tán của các ảnh hưởng tiêu cực.