Ngành nội thất nhiều đối thủ, lối đi nào để vượt lên và đột phá?

Song hành cùng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nội thất theo nhiều phong cách khác nhau, ngành này trong 3 năm gần đây đã đạt đỉnh cao, thu hút sự đầu tư rất lớn từ các nhà kinh doanh.

Chính vì vậy, ngành kinh doanh nội thất không ngừng đổi mới với những cơ hội và thách thức mới, các doanh nghiệp cũng từ đây mọc lên như “nấm”, cạnh tranh nảy lửa trong một thị trường vô cùng khắc nghiệt, giành lấy khách hàng về thương hiệu mình. Bài toán đặt ra ở đây cho các “đầu não” kinh doanh chính là: Lối đi nào để trở nên vượt trội, có điểm nhấn và thực sự đột phá trong ngành “hot” nội thất?

1, Kinh doanh nội thất – Thành công là không chờ đợi!

a, Ngành nội thất và “chiếc nam châm” cực mạnh:

Xuất phát từ đam mê và tham vọng đối với việc cải thiện chất lượng, mẫu mã các sản phẩm nội thất thời đại mới, nhiều nhà kinh doanh đã thực sự đổi đời và giàu lên “chóng mặt” nhờ dám dấn thân vào ngành tiềm năng này.

Nhắc đến khởi nghiệp thành công từ ngành nội thất ở Hà Nội, chúng ta có thể nhanh chóng kết nối trí nhớ của mình với một trong doanh nghiệp tại Hà Nội có sức chuyển mình lớn nhất trong ngành này. Bắt đầu với “con số âm” từ mô hình kinh doanh nội thất online khi vẫn còn phải gói ghém, vay mượn, tích vốn chật vật, công ty này đã cán mốc doanh số “khủng” hơn 20 tỷ đồng chỉ trong năm 2016, cũng là năm thịnh vượng nhất từ khi doanh nghiệp được thành lập.

Quá trình để công ty này đạt được thành tựu đáng nể phục như vậy xuất phát từ những quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế từ khi người sáng lập còn kinh doanh online trong ngành điện máy, rồi mới dồn hết bản lĩnh lấn sân sang một ngành mới. Doanh nghiệp lao vào nghiên cứu online, lập web, viết bài tư vấn trên web, chạy diễn đàn quảng cáo, quảng cáo từ khóa trên google… Chỉ trong 2 năm 2013, 2014, công ty đã đạt đỉnh điểm là 2015 đạt doanh số hơn 10 tỷ đồng. Từ đây, việc mở rộng kinh doanh offline, khẳng định thương hiệu và phát triển thương hiệu đã trở thành những từng mục tiêu của doanh nghiệp. Kết quả là đến đầu năm 2018, mục tiêu doanh số 100 tỷ không còn là một điều xa vời với công ty nội thất này nữa.

Ta có thể thấy rằng, nhu cầu mua sắm nội thất trang trí nhà cửa của người tiêu dùng tăng lên đáng kể, đồng thời sự kỳ vọng về chất lượng và đổi mới sản phẩm cũng tăng lên chóng mặt. Ngành nội thất như một chiếc nam châm vô cùng, thu hút sự quan tâm và đầu tư từ những nhà kinh doanh nhạy bén. Việc “làm giàu” từ ngành tiềm năng này dường như cũng trở thành xu hướng mới trong những năm gần đây.

b, Thị trường nội thất 2018 – Sôi động nhưng không kém phần nảy lửa

Nếu như nhà kinh doanh chịu bỏ công sức và sự quan tâm nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của Quốc gia trong 2 năm gần đây sẽ thấy rằng kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Chính vì thế, mức sống của đa số người dân được cải thiện và nâng lên đáng kể, khiến hành vi tiêu dùng của các khách hàng cũng khác. Họ sắm sửa nhiều hơn, đặc biệt là đòi hỏi nhiều hơn về trang thiết bị và các đồ dùng trong gia đình, nhằm nâng cao trải nghiệm sống.

>> Làm thế nào giảm tỷ lệ thất bại trong khởi nghiệp

Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở cùng với sự chuyển dịch công nghệ gia công hiện đại từ các doanh nghiệp sản xuất, thiết kế đồ nội thất sang Việt Nam cùng lúc tăng lên, khiến cho thị trường này trở nên “nóng bỏng” và sôi động hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, một hệ quả không tránh khỏi khi “miếng bánh ngon” bị xâu xé, đó là bài toán hóc búa về khác biệt hoá và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Nhà kinh doanh ngành nội thất giờ đây càng thêm trăn trở về định hướng đưa doanh nghiệp của mình trở thành lá cờ đầu, vượt trội và đột phá so với ngàn vạn đối thủ xung quanh.

2, Trở thành người dẫn đầu trong ngành nội thất thực ra không khó như bạn nghĩ

a, Quan sát và nghiên cứu thị trường thật kỹ trước khi “hành động”:

Đây có thể nói là bước đi quan trọng và chiến lược để bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về ngành, về “thị trường ngách” cũng như xu hướng lựa chọn hàng nội thất của người tiêu dùng.

Bạn chỉ có thể khởi nghiệp thành công khi bạn thực sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực cũng như sản phẩm mà bạn kinh doanh, từ đó tìm ra con đường hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng và khiến họ quyết định mua hàng. Ngành nội thất cũng không phải một ngoại lệ, người kinh doanh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các đơn vị sản xuất đồ gỗ, nội thất gia đình, văn phòng,… và liên tục cập nhật những xu hướng thiết kế hiện đại cả trong nước và nước ngoài, xu hướng bán hàng nội thất online, offline sao cho hiệu quả và nhanh chóng, tiện lợi cho người mua hàng,…

b, Phá cách hoàn toàn khỏi “cái bóng” của mô hình truyền thống kinh doanh đồ nội thất

Điều này không hề đơn giản với mọi doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi mô hình kinh doanh đồ nội thất truyền thống đã trở thành thói quen tiêu dùng quen thuộc đối với đông đảo khách hàng. Chính vì vậy, khi thay đổi nhận thức cũng như hành vi này của khách hàng, doanh nghiệp cần tối ưu hoá hệ thống logistics, kỹ thuật, chăm sóc khách hàng đến bàn hàng để đem đến trải nghiệm trọn vẹn nhất cho người tiêu dùng.

Một gợi ý tuyệt vời giúp bạn có thể dễ dàng trở thành người dẫn đầu trong ngành nội thất chính là kinh doanh online, hoặc kết hợp giữa kinh doanh online và offline. Thay vì phải đến tận showroom chiêm ngưỡng, dùng thử các sản phẩm nội thất, khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, xem các hình ảnh cận cảnh mặt hàng và đặt hàng nhanh chóng, sau khi nhận được sự tư vấn từ nhân viên bán hàng online.

Bên cạnh đó, các tiện ích như giao hàng free, kiểm tra hàng tại chỗ free, bảo hành 12 tháng tại nhà free và free đổi trả trong 7 ngày nếu khách không thích sản phẩm cũng là những “bản đính kèm” hết sức hiệu quả trong việc mở rộng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp ngành nội thất.

c, Tránh ôm đồm nhiều hạng mục trong ngành nội thất mà tập trung vào lợi thế doanh nghiệp

Một lời khuyên từ các chuyên gia Kinh tế – Phát triển khởi nghiệp là bạn không nên phân tán doanh nghiệp của mình thành nhiều mảng khác nhau (bao gồm cả thiết kế, sản xuất, phân phối, bán hàng,…) mà chỉ nên tập trung vào 1-2 thế mạnh của công ty. Hạng mục mà bạn chọn đồng thời sẽ trở thành mũi nhọn mà doanh nghiệp định hướng phát triển xuyên suốt, đem lại hiệu quả lớn.

3, Hoà nhịp cùng xu hướng, đâu là chiến lược thông minh cho ngành kinh doanh nội thất?

Để vượt lên và đột phá trong ngành nội thất đang ngày càng thu hút tại Việt Nam, nhà kinh doanh đang phải “cân não” đưa ra quyết định về chiến lược cạnh tranh, giúp thương hiệu “nở rộ” trong tương lai. Vậy đứng trước thị trường sôi động này, bản kế hoạch và chiến lược nào là đáng giá?

 a, Tạo lợi thế bằng thiết kế sản phẩm dẫn đầu xu hướng:

Nhu cầu và kỳ vọng về không gian nhà ở ngày càng được chú trọng ở Việt Nam, đặc biệt là cư dân tại các khu đô thị lớn, khu chung cư, villas tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Nhà kinh doanh cần quan tâm tới xu hướng thẩm mỹ của khách hàng cũng như những xu hướng thiết kế nội thất trên Thế giới để chọn những sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng hiện đại và được yêu thích nhiều nhất. Top 6 “cơn sốt” của xu hướng thiết kế nội thất năm 2018 chính là: Thiết kế tường 3D; Các khối tương phản đen trắng của đồ trang trí; Nội thất đồ gỗ màu tự nhiên, gam sáng; Ghế sofa nhấn nhá phong cách Retro; Xi măng trần và giấy dán tường hoạ tiết Retro. Bên cạnh đó, những sản phẩm nội thất khiến khách hàng có cảm giác đó là thiết dành riêng cho gia đình mình, “đẹp – độc – lạ”, thoải mái, hoà hợp với không gian nhà ở chính là những sản phẩm tiềm năng nhất mà doanh nghiệp cần đầu tư.

Song hành cùng thiết kế, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý về chất liệu của sản phẩm, đánh giá độ bền và trải nghiệm cảm xúc của khách hàng khi sử dụng sảm phẩm, từ đó có những thay đổi, cải thiện hợp lý về chất liệu.

b,  Bứt phá những quy chuẩn thông thường của nội thất gia đình

Dựa vào những tiêu chuẩn nhân trắc học cơ bản, doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn toàn có thể tạo dựng một nét chấm phá rất riêng cho thương hiệu mình với các sản phẩm độc đáo về thiết kế, kích thước, kiểu dáng.

Đây là chiếc chìa khoá chính để bạn thu hút khách hàng mục tiêu, trở thành thương hiệu độc quyền phân phối, cung cấp những sản phẩm “độc” , thu hút người tiêu dùng. Ví dụ như loại ghế sofa cỡ siêu nhỏ cho những không gian nhà ở vừa phải, phòng ngủ, phòng thư giãn, doanh nghiệp của bạn sẽ là thương hiệu duy nhất và dẫn đầu trong chính thị trường ngách “hẹp” này.

c, Marketing đa kênh, quảng cáo đúng người – đúng thời điểm

Để khẳng định vị thế thương hiệu, tăng doanh số cũng như cạnh tranh với hàng loạt đối thủ “nặng ký” trên thị trường, nhà kinh doanh ngành nội thất cần hết sức sáng suốt và thông minh trong việc đẩy mạnh Marketing, đặc biệt làm sử dụng công cụ Content Marketing để “lay động” khách hàng.

Trước hết, lựa chọn những kênh truyền thông chuẩn xác để “target”, tiếp cận khách hàng là điều không thể thiếu. Hiện nay, kênh Google, Facebook, Instagram và Zalo đều hết sức phù hợp với việc quảng cáo các sản phẩm nội thất. Đối tượng khách hàng cũng được chia thành nhiều phân khúc khác nhau trên các kênh này, tuy nhiên, thông thường sẽ có hai luồng người tiêu dùng chính là khách hàng gia đình (độ tuổi trải rộng từ 26 – 45), và khách hàng thuộc ngành khách sạn/ homestay, các khách hàng trẻ (tuổi từ 20 – 25).

Các sản phẩm nội thất thường có mức giá tương đối cao, nên việc Marketing qua kênh hình ảnh và tạo nội dung (Content) ấn tượng cần đặc biệt lưu ý đối với các doanh nghiệp kinh doanh, nhằm tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.

Kinh doanh nội thất đã, đang và sẽ trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong thị trường bán lẻ Việt Nam, nhanh chóng thâm nhập sâu vào các “thiên đường” dịch vụ trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để vươn lên, đột phá và dẫn đầu trong ngành nội thất, tăng sức cạnh tranh với đối thủ và phát triển doanh nghiệp là thử thách không nhỏ đối với các nhà kinh doanh có mong muốn đầu tư vào ngành này. Cơ hội phát triển doanh nghiệp từ kinh doanh nội thất đồng thời cũng là một xu hướng nóng, đem theo giá trị rất lớn cho người khởi nghiệp. Nếu may mắn đang có đam mê với ngành nội thất, hãy mạnh dạn bắt tay nghiên cứu và đặt những viên gạch đầu tiên nhé!

Trả lời