Cách xây dựng thương hiệu bám sát vào suy nghĩ khách hàng

Xây dựng thương hiệu là việc của doanh nghiệp, nhưng đánh giá thương hiệu phụ thuộc vào trực giác của người tiêu dùng, nó ảnh hưởng tới sự thành bại của thương hiệu.

Chúng ta thường bắt gặp nhiều cách nói về thương hiệu trong cuộc sống thường ngày như: mua hàng hiệu, thương hiệu lớn đáng tin cậy, hàng hiệu được bảo đảm…

Hàng hiệu thường chỉ những thương hiệu có tiếng và nhận được sự khẳng định từ nhiều người.

Thế nhưng không phải tất cả những sản phẩm có tiếng đều có thương hiệu. Có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo rất rầm rộ nhưng người tiêu dùng lại không thèm đếm xỉa tới, trong lòng họ không cho rằng đó là hàng hiệu, thậm chí có lúc còn cảm thấy nó chỉ là “chém gió” mà thôi.

Những sản phẩm được đánh giá là không phải “chém gió” và có tiếng mới có khả năng trở thành thương hiệu. Vậy những cách làm thương hiệu như thế nào mới không bị người tiêu dùng đánh giá là đang “chém gió” đây? Ví dụ, cùng là rượu nhưng lại có số mệnh thành bại hoàn toàn trái ngược nhau. Hãy làm theo cách quảng bá rượu dưới đây người ta sẽ không đánh giá là bạn đang chém gió.

Một câu “rượu Ba Kích tuy tốt những không nên tham chén!” khiến nhiều người nghe cảm thấy trong lòng ấm áp, đồng thời cũng nảy sinh sự hiếu kỳ cho dù đó có phải là người uống được rượu hay không.

Câu nói khuyên răn khiến sức mạnh tình cảm đột nhiên trỗi dậy và đồng thời đả động tới vấn đề cốt lõi trực giác bản năng của con người đối với rượu đó là “nguồn gốc chất lượng”.

Uống ít rượu tốt cho tuần hoàn máu còn uống nhiều lại không hề có tác dụng gì cả.

>> Chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường, làm thị trường

Đây có lẽ là một kiến thức và thường thức mà một người bình thường đều được biết đến trong quá trình trưởng thành, chứ chưa nói gì đến những người hàng ngày quá đỗi quen thuộc với bàn tiệc rượu.

Rượu Ba Kích luôn truyền bá câu nói này trong vòng nhiều năm, dùng phương thức ẩn để duy trì và nhấn mạnh giá trị, rượu Ba Kích “tốt” trong “tuy tốt”, đồng thời màu sắc của rượu trực tiếp thể hiện trong thị giác, khiến những người lần đầu tiên tiếp xúc với nói theo bản năng hiếu kỳ và trực giác chợt thốt lên một câu hỏi rằng: “Đây là rượu gì?”

Và từ đó họ biết được rằng: đây là một loại rượu thuốc tốt cho sức khoẻ, màu tim tím tượng trưng cho nguồn gốc chất lượng đó là loại rượu được bào chế từ thảo dược, chả trách nào mà người ta nói nó là “tuy tốt”.

Hay như một loại rượu mang tên rượu Vàng nổi tiếng của Trung Quốc nhưng lại không có được may mắn như rượu Ba Kích.

Rượu Vàng” không phải là rượu của Vàng, càng không phải là trong rượu có vàng mà dùng để khoe mẽ về mặt con chữ nhằm đánh bóng hình tượng đẳng cấp và giá trị cao của loại rượu này.

Nhưng với câu nói: “rượu Vàng biếu người già, là liều thuốc bổ quý” và “5 loại ngũ cốc, 6 vị thuốc Bắc” đã truyền đạt cho bạn những thông tin gì?

>> Thương hiệu là gì?

“Biếu người già” là căn cứ để nói lên hình tượng rượu Vàng, “là liều thuốc bổ quý” để biểu thị công dụng. Ngoài ra “thuốc Bắc” và “ngũ cốc” sau đó chẳng phải là để bổ sung cho vế “liều thuốc bổ quý” (mặc dù trên thực tế nó không hề bổ sung gì cho nhau) sao?

Nhưng “bổ” cái gì? Tại sao lại “bổ”, “Bổ” như thế nào? Nó không hề cung cấp nguồn gốc chất lượng trực giác cho bạn thấy. Không trả lời được những câu hỏi trực giác của người dùng.

Biếu người già là phải biếu rượu bổ sao? Mà lại là loại rượu có 6 vị thuốc Bắc sao? Biếu vào dịp nào tết Trung Thu hay Tết cổ truyền? Những gia đình hay người già nào cần loại rượu bổ này? Muốn giải quyết được những vấn đề này cần phải khám phá nguồn gốc chất lượng trực giác mà cần phải được thể hiện rõ thông qua trực giác.

Nếu không nó sẽ trở thành kiểu nhồi nhét đơn phương vào trong ý thức của người tiêu dùng. Nếu không có nguồn gốc chất lượng rõ ràng trực giác sẽ bị cản trở.

Rượu Hồng Mao thì sao? Là loại rượu gì? Rượu thuốc ư?

Ngày ngày đều quảng cáo rằng có 67 vị thuốc Bắc, chả nhẽ lại không phải là “rượu thuốc”? Ít nhất về trực giác thì nó là như vậy.

“Rượu thuốc” vậy thì sẽ không phải là loại rượu thông thường mà thuộc về “dược thuốc” mới đúng.

Nếu thuộc “dược thuốc” vậy thì sẽ phải xem xét nó như một loại “thuốc” không thể trực tiếp gọi nó là rượu được.

Thuốc chẳng phải là để chữa bệnh sao? Chữa bệnh gì? Chữa như thế nào? Cần phải có hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ dẫn cửa bác sỹ, dĩ nhiên là không thể tự mình mua rồi uống một cách tuỳ tiện được.

Trừ khi bạn nắm chắc công dụng của nó và nó không phải là thuốc kê đơn.

Rượu Hồng Mao có những giá trị công dụng nổi bật nào? Có nói không?

Rất nhiều, có thể chữa được cả tá bệnh.

Vậy thì nó là thuốc gì?

Là thuốc gì chứ? Tận 67 vị thuốc Bắc, bạn thử nói xem nó là thuốc gì?

Trả lời