Tại sao đến giờ Apple mới bán Iphone 2 sim?

“Những thứ đồ mang tính sáng tạo không hề rẻ”, đó là câu trả lời mà CEO- giám đốc điều hàng Apple Tim Cook đã nói khi được hỏi vì sao định giá Iphone mới nhất năm nay lại đắt đỏ như vậy?

Câu trả lời tiêu chuẩn, đầy kiêu ngạo. Nắm giữ trong tay công ty hơn nghìn tỷ đô la giá trị thị trường, doanh thu và giá cổ phiểu luôn ở mức cao nhất đó là điều khiến Tim Cook không cần phải dụt dè hay bẽn lẽn trước công chúng.

Chiếc điện thoại Iphone mới của năm nay thực sự nâng cấp thêm rất nhiều chức năng mới. Màn hình lớn hơn, bộ vi xử lý nhanh hơn, camera chụp ảnh tốt hơn…

Thế nhưng đối với nhiều người dùng mà nói, chức năng mới thực tế nhất đó là Iphone cuối cùng đã ra mắt sản phẩm 2 sim 2 sóng.

Cuối cùng thì! Mặc dù 2 sim 2 sóng sớm đã là tiêu chuẩn của điện thoại Android, mặc dù sớm đã phổ cập nhiều năm, nhưng Iphone lại có khí chất kiêu ngạo, là tổ chức cuối cùng gia nhập phe cánh 2 sim 2 sóng.

Điều đó không ảnh hưởng gì cả, chỉ nguyên lợi điểm 2 sim 2 sóng này đủ để khiến không ít fans Apple vui vẻ bỏ tiền túi ra để đầu tư.

Nhiều người dùng đều có từ 2 sim điện thoại trở nên, điều này có nghĩa là đại đa số Fans của Apple thường ngày phải sử dụng 2 chiếc điện thoại trở nên. Cùng với việc Iphone ủng hộ về phe điện thoại 2 sim, người dùng ít nhất có thể bớt mang theo một chiếc điện thoại bên mình.

Vậy vấn đề ở đây là, tại sao mãi tới năm 2018 Iphone mới ra mắt điện thoại 2 sim?

Về mặt kỹ thuật mà nói, 2 sim 2 sóng không phải là một kỹ thuật quá khó, ngoài Apple thì rất nhiều các nhà cung cấp khác sớm đã phổ cập tính năng này nhiều năm.

Nặn kem đánh răng sao? Dĩ nhiên là có mỗi quan hệ nhất định. Nếu như mỗi năm không tung ra một lợi điểm bán hàng mới thì sao có thể kích thích người tiêu dùng không ngừng nâng cấp điện thoại chứ?

Màn hình lớn hơn, sạc pin nhanh hơn, sạc pin không dây, màn hình chống nước chống bám bụi, 2 sim 2 sóng; Từ những năm trước đó, mỗi năm Apple cho ra mắt một tính năng mới, nâng cấp chúng từng chút một, tiết tấu không nhanh mà cũng không chậm, lợi điểm bán hàng phóng thích một cách đúng chừng đúng mực.

Thế nhưng, tính năng 2 sim 2 sóng lại có chút khác biệt. Tim Cook trong lúc trả lời phỏng vấn trước truyền thông đại chúng đã bày tỏ rằng: Apple hiểu được tầm quan trọng của tính năng 2 sim 2 sóng này từ thị trường Trung Quốc.

Đây là sự thật, Apple tung ra thị trường sản phẩm Iphone 2 sim 2 sóng thực sự là do nhu cầu lớn mạnh của thị trường Trung Quốc. Apple thậm chí còn đưa ra bản 2 sim thực thể đặc biệt để cung cấp cho thị trường Trung Quốc, sử dụng khe sim 2 mặt (Iphone trên các thị trường khác lại là 1 thẻ sim thực thể và một thẻ e-sim).

Các phương tiện truyền thông đánh giá rằng, đây là lần đầu tiên Apple đưa ra phiên bản cứng đặc biệt cho một thị trường quốc gia cụ thể.

>> Apple có thành công với Iphone X, Iphone 8 không?

Từ mặt ý nghĩa nào đó mà nói, cách nói này cũng không có vấn đề gì. Nhưng trước đó, sản phẩm của Apple đều hướng tới tất cả các quốc gia mà không nghiên cứu mang tính nhắm vào một thị trường nhất định nào đó (ngoại trừ phiên bản cắt Wifi trên Iphone 3G/3GS gây chân động trước đó, bởi dù gì thì đó cũng là một phép trừ).

Nói một cách khác, trước đó Apple không sản xuất điện thoại 2 sim 2 sóng là do thị trường Mỹ không không có nhu cầu cần thiết đối với điện thoại 2 sim 2 sóng. Trên thực tế, điện thoại smart-phone kinh doanh chủ lực trên thị trường mỹ hầu hết đều chỉ có 1 sim.

Không chỉ có Iphone, mà các phiên bản tiêu chuẩn 2 sim 2 sóng của Samsung, Motorola trên thị trường quốc tế đến với thị trường Mỹ cũng sẽ trở thành phiên bản 1 sim.

Vậy tại sao thị trường Mỹ lại không phổ biến nhu cầu điện thoại 2 sim 2 sóng như thị trường Mỹ? Thị trường điện thoại smart-phone tại Mỹ mỗi năm xuất ra 200 triệu chiếc điện thoại, không bằng 1 nửa quy mô thị trường Trung Quốc (theo số liệu thống kê của Statista năm 2017).

Tuy nhiên, có tới 90% điện thoại thông minh của thị trường Mỹ xuất hàng thông qua kênh nhà cung cấp, lượng bán máy trần trên các thị trường công khai chỉ chiếm tỷ lệ 12% ( theo số liệu thống kê của NPD năm 2016).

Điều này có nghĩa là, tuyệt đại đa số người dùng ở Mỹ mua điện thoại qua kênh nhà cũng cấp; Không chỉ bao gồm các cửa hàng cung cấp phân bố khắp nơi trên cả nước mà còn mua điện thoại ngay tại những nơi như: Costco, Best Buy và Walmart, đại đa số các sản phẩm điện thoại bán ra đều là phiên bản của nhà cung cấp.

Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà cung cấp đưa ra nhiều chính sách khuyến mại như trả góp, trợ giá và nhiều gói ưu đãi khác, nếu chỉ mua máy trần rồi đăng ký hòa mạng cũng sẽ không tiết kiệm được bao nhiều tiền.

Xin thổ lộ một chút, các gói nâng cấp hàng năm của Apple chỉ hướng tới 4 nhà cung cấp lớn của Mỹ, nếu không phải là một trong 4 nhà cung cấp này tuyệt đối không thể tham gia (Bốn nhà cung cấp lớn của Mỹ sếp theo quy mô người dùng lần lượt là Verizon, AT&T, T-Mobile và Sprint).

Giống như những gì mà Tim Cook đã nói trong buổi trả lời phỏng vấn, đại đa số người tiêu dùng Mỹ sẽ mua Iphone từ các nhà cung cấp.

Trả góp hàng năm, nên dù là chiếc điện thoại trị giá 1000 đô la Mỹ thì mỗi tháng cũng chỉ phải trả từ 30 đến 50 đô la Mỹ, tương đương với hơn 1 đô la Mỹ một ngày, do vậy không bị coi là đắt.

Lấy ví dụ là Iphone Xs MAX, bản 64 GB có giá bán lẻ là 1100 đô la Mỹ, chia thành 24 kỳ thanh toán, mỗi tháng phải trả 45.83 đô la Mỹ.

Ý nghĩa của điện thoại 2 sim 2 sóng là ở đâu? Người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều nhà mạng cung cấp khác nhau, lựa chọn nhiều số điện thoại khác nhau một cách linh hoạt căn cứ trên các gói cước khác nhau. Đây chính là những xung đột mâu thuẫn tồn tại cùng với lợi ích của nhà cung cấp.

Trước đó các nhà cung cấp cung cấp chính sách trợ giá thân vỏ trong thời gian dài nhằm khoanh vùng khách hàng trong nhà mạng của mình, nhận doanh thu từ việc thu phí hàng tháng.

Hiện nay, các nhà cung cấp lớn đã hủy bỏ chính sách trợ giá thân vỏ và thay vào đó là chính sách hỗ trợ biến tướng như miễn lãi suất trong vòng 24 tháng của kỳ thanh toán, mua 2 tặng 1, giảm cước hòa mạng cho máy mới…

Nếu cho phép người dùng tự do thay đổi số và nhà cung cấp thì nhà cung cấp sẽ không thể có được thu nhập ổn định? Cho tới tận bây giờ, các nhà cung cấp lớn của Mỹ buôn bán các loại điện thoại trung cao cấp vẫn đều có khóa mạng, muốn thay đổi sim điện thoại khác phải viết đơn xin mở khóa gửi nhà cung cấp hoặc trả hết số tiền mua máy còn lại.

Về phần Tim Cook trong buổi ra mắt có nói rằng, một số người dùng khi đi du lịch nước ngoài cần tới 2 sim, điều này đối với nhà cung cấp mà nói càng là một phi vụ kinh doanh lỗ vốn. Họ dĩ nhiên sẽ càng hy vọng người dùng tiếp tục sử dụng gói cước chuyển vùng quốc tế của mình, để mang lại nhiều doanh thu hơn nữa.

Ví dụ như dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Verizon, mỗi ngày sẽ thu 10 đô la tiền cước chuyển vùng quốc tế (Canada và Mê-xi-cô là 5 đô la Mỹ).

Mặc dù T-Mobile miễn phí lưu lượng khi chuyển vùng quốc tế nhưng lại là mạng LTE, nên nếu muốn sử dụng mạng tốc độ cao người dùng vẫn cần phải bỏ tiền để mua.

Do vậy, đối với nhà cung cấp mà nói, kinh doanh điện thoại 2 sim 2 sóng không có ý nghĩa gì mà càng là trở ngại của bản thân. Đây cũng là lý do vì sao mà những nhà sản xuất chuyên bán điện thoại 2 sim 2 sóng ở nước ngoài như Samsung, Motorola và LG đến Mỹ chỉ có thể bán điện thoại 1 sim.

Dù gì đây cũng là thị trường điện thoại của Mỹ, ý kiến của nhà cung cấp là trên hết, nhà sản xuất muốn có được lượng bán ổn định bắt buộc phải nghe theo nhà cung cấp.

Ngoài điện thoại Apple có thể chịu được áp lực thì các hãng điện thoại khác còn phải cài đặt trước gần 10 ứng dụng của nhà cung cấp để mang lại thêm doanh thu cho nhà cung cấp.

Những chuyện giống như vậy cũng xảy ra tương tự trên các thị trường khác mà nhà cung cấp chiếm giữ vị trí chủ đạo, ví dụ như nước Anh.

Còn trên các thị trường châu Âu khác mà thị trường công khai chiếm vị trí chủ đạo thì điện thoại 2 sim sẽ càng được chú trọng hơn. Bởi các quốc gia châu Âu đều có những nhà cung cấp bản địa khác nhau, cước chuyển vùng quốc tế thấp, do vậy những người thường xuyên xuất ngoại cần phải thay đổi số điện thoại của vùng bản địa.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Mỹ rất ít khi sử dụng nhiều sim điện thoại. Ngoại trừ các bộ phận do nhu cầu công việc được công ty cấp phát điện thoại mới như văn phòng luật sư, tài chính, chính phủ…

Nhưng điện thoại công việc và điện thoại cá nhân cần phải tách biệt với nhau nên cũng không cần tới điện thoại 2 sim 2 sóng.

Tại sao người tiêu dùng Mỹ lại không sử dụng nhiều số điện thoại cùng lúc? Chủ yếu là do cước phí mà nhà cung cấp bán điện thoại đưa ra không hề rẻ. Hơn nữa, ở Mỹ không tính phí chuyển vùng từ xa, làm thẻ sim ở bờ biển Đông NewYork đến bờ biển Tây Los Angeles thì cước phí điện thoại và lưu lượng vẫn giống nhau.

Điều quan trọng nhất là, chuyển mạng nhưng không đổi số điện thoại rất thuận tiện. Nếu người dùng phát hiện độ phủ sóng mạng internet của nhà cung cấp hiện tại không tốt hoặc phát hiện những gói cước rẻ hơn chỉ cần thanh toán hết chi phí với nhà cung cấp ban đầu là có thể thay đổi sang nhà cung cấp mới, thì cần gì phải thêm số điện thoại mới để thêm chi phí hàng tháng chứ?

Trái lại, sở dĩ người dùng Trung Quốc có nhiều số điện thoại nguyên nhân chủ yếu là do họ không thể chuyển mạng khác trên cùng một số điện thoại được.

Công việc cuộc sống di chuyển nhiều, độ phủ sóng internet không tốt hoặc giá gói cước quá đắt, đại bộ phận người dùng lại không thể từ bỏ nhiều dịch vụ của số thuê bao cũ nên phương pháp giải quyết duy nhất đó là thêm một số điện thoại mới.

Tuy nhiên, dù lần này Apple ra mắt thêm phiên bản 2 sim 2 sóng ngoài chỉ tiêu trên thị trường Trung Quốc thì cũng chỉ có thể thực hiện được những tính năng đơn nhất: 1 sim 4G và một sim còn lại chi có thể gọi điện hoặc gửi tin nhắn.

Khoảng cách đến với 2 sim 2 sóng đa nhiệm và đa VoLTE vẫn còn chênh lệch rất rõ rệt.

Tuýp kem đánh răng này, có lẽ Apple sẽ giữ lại đến sang năm để nặn tiếp!

Trả lời