Mục lục
ẩn
Quản lý và khích lệ tinh thần nhân viên là một vấn đề rất phức tạp, đôi khi làm cho người quản lý khó xử thậm chí là cảm thấy đau đầu.Quản lý kinh doanh không chỉ là quản lý tại chỗ mà còn là quản lý từ xa, nhưng quản lý từ xa đã vô hình làm tăng lên độ khó cho sự quản lý. Vì thế, xin mời các bạn hãy tham khảo 8 câu chuyện kinh điển dưới đây về phương pháp quản lý và khích lệ tinh thần nhân viên.Mong rằng các bạn tìm ra một vài ý tưởng khác trong quản lý.
1. Phân công công việc
(Câu chuyện )
Sau khi một chiến sỹ pháo binh trẻ nhậm chức, ông đã đi đến các đơn vị cấp dưới để kiểm tra tình hình tập luyện thì phát hiện một tình hình chung mà một vài đơn vị khi tiến hành tập trận đều có đó là: Trong khi tập trận, có một chiến sỹ đứng dưới nòng pháo từ đầu đến cuối, không mảy may động đậy. Thông qua cuộc kiểm tra, kết quả thu được là: Quy định tập trận chính là một trong những quy định này. Ban đầu, điều này chỉ ra rằng các quy định tuân theo các quy tắc của thời đại pháo rút ngựa (Ra ma) , nhiệm vụ của người lính đứng dưới nòng pháo lúc đó là kéo dây cương của con ngựa để ngăn chặn khoảng cách chênh lệch gây ra bởi lực giật lùi sau khi pháo được bắn ra, và giảm thời gian ngắm lại mục tiêu.
(Phân tích)
Công việc cần làm trước tiên trong quản lý chính là phân công công việc một cách khoa học. Nhân viên phải nắm rõ trách nhiệm công việc của mình, không để xảy ra các trường hợp xấu như đùn đẩy trách nhiệm và tranh cãi công việc.Nếu ví công ty giống như một cỗ máy lớn thì mỗi một nhân viên là một linh kiện (bộ phận) trong cỗ máy đó, họ yêu thích công việc thì bộ máy của công ty mới có thể hoạt động tốt được.Công ty luôn phát triển, đòi hỏi người quản lý phải căn cứ theo tình hình xu hướng thực tế, kịp thời điều chỉnh số lượng nhân viên tương đương với khối lượng công việc. Nếu không, trong đội ngũ nhân viên sẽ xuất hiện thành phần không hoàn thành công việc được giao (“ người lính không rút dây cương ngựa”). Nếu trong đội ngũ có người xấu trà trộn vào sẽ gây cho doanh nghiệp không chỉ tổn thất về tiền lương, mà còn dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý đối với nhân viên khác, cuối cùng sẽ dẫn đến sự suy giảm hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của công ty.
2.Tiêu chuẩn công việc
(Câu chuyện )
Có một chú tiểu làm nhiệm vụ đánh chuông, nhưng nửa năm trôi qua chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông vô cùng đơn điệu nhàm chán, thế là cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện mà thôi.Một ngày nọ, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống sân sau để đốn củi và gánh nước vì cậu không đủ khả năng để làm nhiệm vụ đánh chuông.Chú tiểu hỏi một câu đầy sức thuyết phục :“ Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao ?” Vị sư trụ trì nhẫn nại nói với cậu rằng : “ Con đánh chuông rất đúng giờ, rất vang nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột ( không mạnh mẽ), không có sức hấp dẫn.Tiếng chuông không chỉ là thước đo thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà còn phải thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh, vì thế âm thanh của chuông khi rung lên không chỉ cần vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa.
(Phân tích)
Vị trụ trì ngôi chùa trong câu chuyện này đã phạm phải một sai lầm trong cách quản lý , chú tiểu “làm chỉ cốt cho xong chuyện” là do vị trụ trì không đưa ra tiêu chuẩn công việc.Nếu chú tiểu khi mới bước vào tu viện mà đã hiểu và nắm rõ tiêu chuẩn cũng như tầm quan trọng của công việc đánh chuông, thì chúng ta không nghĩ chú bị điều chuyển công việc vì lãn công ( làm việc không hiệu quả ).Tiêu chuẩn công việc là kim chỉ nam cho thái độ làm việc của nhân viên và là căn cứ để đánh giá nhân viên . Thiếu tiêu chuẩn công việc thường dẫn đến sự không thống nhất giữa nỗ lực của nhân viên và định hướng phát triển chung của công ty, dẫn đến lãng phí rất nhiều nguồn lực và nguồn tài nguyên .Do thiếu các tài liệu tham khảo cho nên nhân viên dễ bị tự mãn theo thời gian, dẫn đến giải quyết công việc chậm chễ. Vì vậy, phải thiết lập tiêu chuẩn công việc, cố gắng làm tốt đến từng con số, phải tạo mối quan hệ đánh giá và chú ý đến khả năng làm việc của nhân viên.
3.Quy tắc làm việc
( Câu chuyện )
Có bẩy người sống cùng nhau, mỗi ngày họ ăn tổng cộng hết một thùng cháo thì hiển nhiên cháo cung cấp mỗi ngày cho họ đều không đủ. Khi mới bắt đầu, họ bốc thăm để đưa ra quyết định đến lượt ai chia cháo, cứ mỗi một ngày lại luận phiên một người.Do đó, mỗi tuần họ chỉ có một ngày được ăn no, đó chính là ngày đến lượt họ chia cháo.Sau này, họ mới bắt đầu đề cử, lựa chọn ra một người có đạo đức cao quý phụ trách chia cháo. Chức cao trọng vọng thì sẽ tạo ra tham nhũng, mọi người bắt đầu đào sâu vào tư tưởng để trao đổi làm hài lòng anh ta, hối lộ anh ta, và làm cho cả một tập thể nhỏ bị đảo lộn.Sau đó mọi người bắt đầu thành lập tổ phân chia cháo gồm có 3 người và tổ bình chọn gồm có 4 người. Hai tổ cạnh tranh lẫn nhau, chỉ cần cháo nhuốt trôi vào miệng là họ cảm thấy mát bụng rồi. Cuối cùng họ phải đưa ra một quy tắc : Luân phiên nhau chia cháo, nhưng người chia cháo cần phải đợi người khác ăn cháo xong mới đươc ăn phần cháo sau cùng còn thừa lại. Để bản thân không phải ăn phần cháo ít đó, nên mọi người đều cố gắng chia đều cháo, nếu chia không đều thì chỉ còn cách nhận phần ít sau cùng mà thôi.Cách chia cháo này, mọi người đều cảm thấy rất vui vẻ, hòa thuận, cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn.
( Phân tích )
Ý nghĩa thực sự của quản lý là nằm ở từ “ lý” chứ không nằm ở từ “ quản”.Trách nhiệm chủ yếu của người quản lý chính là lập ra một quy tắc trò chơi hợp lý giống như “ luân phiên chia cháo, người chia cháo sau khi chia xong mới được lấy phần của mình”, như vậy mới làm cho mỗi một nhân viên tự biết cách quản lý phù hợp theo quy tắc trò chơi.Quy tắc trò chơi cần tính đến cả lợi ích của công ty và lợi ích cá nhân, đồng thời làm cho lợi ích cá nhân và lợi ích của công ty thống nhất với nhau.Trách nhiệm, quyền lực và quyền lợi là ba trụ cột của nền tảng quản lý, thiếu đi một trụ là điều không thể.Thiếu trách nhiệm trong công việc, công ty sẽ không phát triển đi lên; thiếu đi quyền lực thì việc thực hiện của người quản lý sẽ trở thành tờ giấy không có giá trị; thiếu đi quyền lợi thì đội ngũ nhân viên sẽ giảm đi rất nhiều, họ sẽ vì sự không hài lòng với quyền lợi đó mà làm việc một cách không chuyên tâm.Chỉ có người quản lý biết xây dựng tốt nền tảng “trách, quyền, lợi” thì nhân viên mới tích cực phát huy hết khả năng của mình ( “Tám Vị Thần tiên băng qua biển, mỗi người đều thể hiện khả năng của mình” ).
4. Tấm gương tốt (sáng)
(Câu chuyện)
Vào mùa xuân và mùa thu ở một lãnh thổ thuộc tỉnh sơn tây (Tấn Quốc ) có một nhân viên trại giam tên là Lý Ly, khi anh ta đang thụ lý một vụ án, nhưng do nghe lời xúi giục của một quan viên cấp dưới mà đã giết chết một người .Sau khi chân tướng sự thật đã rõ ràng thì Lý Ly định lấy cái chết của mình để chuộc tội, thì vị vua thứ 24 của nước Tấn ( Tấn Văn Công) nói rằng :quan chức có sang hèn, hình phạt cũng có mức nặng nhẹ, huống chi vụ án này lỗi chủ yếu là ở cách giải quyết vấn đề của quan viên cấp dưới, chứ không phải là lỗi của ngươi.
Nhân viên trạm giam bèn nói : “ Tôi không thường xuyên nói chuyện với quan viên cấp dưới rằng chúng tôi cùng nhau làm việc trong trại giam này, ngay cả tiền thù lao tôi cũng không chia sẻ cho quan viên cấp dưới .Bây giờ đã phạm lỗi rồi, nếu đổ hết trách nhiệm cho người quan viên cấp dưới thì tôi e là tôi không làm được”. Cậu ấy từ chối lời khuyên nhủ của vị vua, rồi tự rút kiếm đâm chết mình.
>> 7 Sai lầm lớn nhất hầu hết ông chủ nào cũng phạm trong quản lý