Phương thức quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển xã hội. Dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Sức ảnh hưởng quyền lực của người quản lý. Hay hiệu quả mà phương thức khuấy động với vật chất làm chủ ngày càng thu hẹp.
Vậy làm thế nào để nâng cao sức ảnh hưởng với cấp dưới trong tình thế này? Điều này rất quan trọng.
Những người lãnh đạo EQ cao đối với chức vị quyền thế và nền tảng vật chất sẵn có thường thích bắt tay từ sức ảnh hưởng. Bởi sức ảnh hưởng của lãnh đạo với cấp dưới. Sẽ quyết định sức chiến đấu và sự gắn kết của cả một tập thể hoặc đội ngũ làm việc.
Vậy làm thế nào để nâng cao sức ảnh hưởng của cấp trên với cấp dưới? Khiến cấp dưới cam tâm tình nguyện đi theo cấp trên?
Tiêu hủy vấn đề → thay thế bằng người khác.
Giải quyết vấn đề → khiến cấp dưới nghe lời.
Phương pháp tiêu hủy vấn đề rất đơn giản. Chỉ cần làm tốt công tác dự trữ nhân lực hoặc tuyển người khác thay thế là được. Mặc dù sẽ có một số kỹ năng thao tác nhưng xét về tổng thể không hề khó.
Khó ở chỗ làm thế nào để giải quyết vấn đề trong trường hợp không trai trừ nhân viên. Do vậy, chúng ta sẽ chú trọng thảo luận về phương pháp của vấn đề này.
Có rất nhiều phương pháp để cấp dưới nghe lời. Có người điều trị tạm thời, có người điều trị tận gốc. Nhưng dù sử dụng phương pháp nào? Nhiều ít ra sao? Cũng đều không thoát khỏi ma trận tin tưởng nghe theo/lợi ích.
Ảnh 1: Ma trận tin tưởng nghe theo/lợi ích
1, Góc phần tư số 1: Cấp dưới rất tin tưởng và nghe theo. Dù lợi ích không được đáp ứng.
Đây là trạng thái rất lý tưởng. Bởi cấp dưới tin tưởng và nghe theo bạn đã đạt đến mức độ bảo sao nghe vậy. Để làm được điều này, cũng sẽ có những yêu cầu nhất định đối với bạn.
Ít nhất bạn phải có ưu thế nổi bật về một mặt nào đó. Ví dụ như nhân phẩm, năng lực cá nhân, nguồn tài nguyên tổng hợp. Để khiến cấp dưới phải tâm phục khẩu phục.
Ví dụ: Gia Cát Lượng thề chết đi theo Lưu Bị. Là do tin tưởng và nghe theo chính sách chiêu hiền đãi sĩ của Lưu Bị. 800 dũng sĩ Giang Đông đi theo Hạng Vũ. Là do tin tưởng và nghe theo sức mạnh quân sự và nghĩa khí của ông. Do vậy, nâng cao ưu thế hạt nhân là hình thức lý tưởng nhất để khiến cấp dưới nghe lời.
2, Góc phần tư số 2: Cấp dưới tin tưởng và nghe theo. Đồng thời lợi ích phải được đáp ứng đầy đủ
Cách làm ở góc phần tư số một rất lý tưởng nhưng lại không dễ làm được. Nhất là để đạt được tới đẳng cấp khiến người khác phải tin tưởng nghe theo. Như Lưu Bị, Hạng Vũ, Tôn Trung Sơn…
Do vậy, khi năng lực cá nhân chưa đạt tới mức khiến cấp dưới phải tin tưởng và nghe theo. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu lợi ích của cấp dưới. Đồng thời tìm cách đáp ứng nhu cầu lợi ích đó của họ.
Như vậy mới khiến những người cấp dưới không nghe lời trở nên tin tưởng và nghe lời hơn. Giống như sự lãnh đạo của Lưu Bang đối với Hàn Tín chính là điển hình của cách làm này.
Hàn Tín không hoàn toàn tin tưởng và nghe theo Lưu Bang. Nhưng Lưu Bang có thể chịu thiệt để cầu toàn. Khoan dung việc Hàn Tín muốn nắm giữ binh quyền và hành vi bất kính đòi Vương vị. Cuối cùng dưới sự cầm quân chỉ huy của Hàn Tín. Đã giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, giành được thiên hạ.
>> Quản lý giỏi biết dùng 5 kiểu người tuyệt vời này
3, Góc phần tư số 3: Cấp dưới không tin tưởng và nghe theo bạn. Nhưng được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu lợi ích.
Cách làm ở góc phần tư số 1 và số 2 đều là đang xây dựng trên tiền đề cấp dưới tin tưởng và nghe theo bạn ở một mức độ nhất định nào đó. Nhưng nhiều lúc, sở dĩ gặp phải cấp dưới không nghe lời là do họ không tin tưởng và nghe theo bạn.
Trong trường hợp này, nếu bạn có nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu lợi ích của họ. Hãy tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đó để dụ dỗ cấp trên nghe lời bạn bằng lợi ích. Cách làm điển hình thường gặp đó là sử dụng tiền lương, tiền thưởng thành tích để đáp ứng nhu cầu lợi ích kinh tế của cấp dưới. Hoặc biểu dương, ra mặt đáp ứng nhu cầu được tôn trọng của cấp dưới…
4, Góc phần tư số 4: Cấp dưới không tin tưởng và nghe theo bạn. Đồng thời không được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu lợi ích
Cách làm ở góc phần tư cuối cùng này là cách làm mang tính thách thức nhất. Cấp dưới vừa không tin tưởng nghe theo bạn. Bạn cũng không có đủ nguồn tài nguyên để đáp ứng nhu cầu lợi ích của cấp dưới.
Các làm của góc phần tư này có thể phân thành hai loại:
① Vẽ bánh
Cách làm này cũng là cách khai thác đầy đủ nhu cầu lợi ích hạt nhân của cấp dưới. Sau đó đáp ứng đầy đủ hơn bằng hình thức hứa miệng. Nhằm dụ dỗ những người cấp dưới không nghe lời trở nên nghe lời thông qua việc hướng tới lợi ích.
Sự khác biệt lớn nhất giữa nó và việc đáp ứng nhu cầu lợi ích của cấp dưới đó là chỉ hứa miệng vẽ bánh mà không nghĩ tới việc sẽ thực hiện nó.
② Tạo dựng nỗi sợ hãi
Cách làm này hoàn toàn trái ngược với cách làm vẽ bánh. Không phải tìm cách dụ dỗ những người cấp dưới không nghe lời mà là uy hiếp họ. Khiến họ phải khuất phục vì sợ mất quyền lợi.
Phương pháp làm thường gặp đó là phạt tiền, cô lập ra khỏi tập thể, rung cây dọa khỉ, uy hiếp đuổi việc…
Bốn góc phần tư trên về cơ bản đã bao gồm tất các các biện pháp giải quyết đối phó với những người cấp dưới không nghe lời.
Bạn có thể sử dụng đối sách đơn nhất hoặc cũng có thể sử dụng tổng hợp. Ngoại đối sách ở góc phần tư số 1. Các đối sách của ba góc phần tư còn lại đều có những tác dụng phụ nhất định. Do vậy cần phải nhắm đúng đối tượng cấp dưới và phân chia hoàn cảnh phù hợp.
Ví dụ, chịu thiệt cầu toàn để đáp ứng nhu cầu lợi ích nhất định phải là những người mà bạn có thể tin tưởng và nương tựa được. Có thể áp dụng trong những lĩnh vực mà bạn không thể làm được.
Phương pháp tạo áp lực chỉ nhằm vào những hành vi mà đại đa số thành viên trong đội nhóm không tán đồng. Nếu không sẽ rất gây ra phản kháng tập thể.