Phương pháp quản lý công việc nhân viên hiệu quả

Phương pháp quản lý công việc nhân viên hiệu quả

Là một người lãnh đạo, bạn luôn muốn nhân viên của mình chăm chỉ làm việc và đem lại nhiều kết quả tốt. Có những phương pháp quản lý công việc nhân viên hiệu quả nào mà bạn có thể áp dụng? Trong bài viết này, Bytuong.com sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp có thể ứng dụng trong thực tế để mang lại nhiều hiệu quả nhất.

1, Đặt mục tiêu rõ ràng cho nhân viên

Khi giao việc cho một nhân viên, là lãnh đạo bạn cần vạch rõ ra những nội dung công việc mà nhân viên phải hoàn thành. Sau đó cho đặt ra những mục tiêu mà nhân viên có thể lựa chọn để hoàn thành công việc như:

+ Làm việc theo mục tiêu, thời hạn mà công ty yêu cầu: có nghĩa là công ty sẽ giao một khối lượng công việc trong thời hạn i ngày, nhân viên phải hoàn thành và đạt kết quả tốt nhất. Nếu trong thời gian quy định, nhân viên không thể hoàn thành công việc được giao sẽ bị phạt theo quy định của công ty.

+ Làm việc theo mục tiêu, thời hạn mà nhân viên đề xuất: Người lãnh đạo có thể cho phép nhân viên tự đặt ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành công việc được giao. Nhân viên sẽ dựa vào năng lực và khả năng xử lý vấn đề của mình để tự đặt mục tiêu trong bao lâu thì sẽ hoàn thành công việc, và sẽ tự giao kèo vời Sếp mình rằng không hoàn thành sẽ bị phạt như thế nào. Đây là hình thức đặt mục tiêu chủ động cho nhân viên để nhân viên có thể thử thách năng lực của mình, và cũng là cơ hội để người lãnh đạo có để đánh giá được khả năng cũng như năng lực của nhân viên đó như thế nào. Hình thức này còn giúp tạo động lực cạnh tranh giữa các nhân viên, để xem ai làm việc tốt hơn. Từ đó giúp nâng cao tinh thần làm việc và hiệu quả, năng suất công việc hơn.

Trong thực tế, có rất ít công ty sử dụng hình thức thứ 2 vì họ lo lắng nhân viên sẽ vì lười biếng mà đặt ra thời gian hoàn thành công việc rất lâu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn công ty.

2, Tìm đúng người, giao đúng việc, đúng thời điểm

Sau khi đã xác định khối lượng công việc cần giải quyết, người lãnh đạo cần quan sát, đánh giá năng lực, khả năng xử lý vấn đề và tác phong của nhân viên nào là phù hợp với công việc này nhất. Công việc được giao đúng người sẽ giúp hoàn thành nhanh hơn với năng xuất công việc tiến đến max. Người lãnh đạo sẽ dựa vào điểm mạnh của nhân viên đó để giao đúng công việc cần sử dụng điểm mạnh đó, và cũng là cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực, lợi thế của bản thân.

Nếu giao sai việc cho sai người, thì khả năng công việc hoàn thành đảm bảo hiệu quả sẽ thấp. Như vậy, vừa khiến cho người lãnh đạo không hài lòng, sẽ đánh giá sai năng lực của nhân viên, vừa khiến nhân viên cảm thấy thất vọng và không còn tự tin vào công việc mình đang làm, dẫn đến chán nãn, áp lực, không còn muốn cố gắng. Đồng thời, hiệu quả công việc của toàn công ty sẽ không đạt kết quả tốt.

>> Khi nào cần làm việc độc lập, Cách làm việc độc lập hiệu quả

3, Thường xuyên quan sát, kiểm tra công việc đột xuất, đánh giá quá trình làm việc của nhân viên

Sau khi đã bàn giao công việc, người lãnh đạo vẫn phải thường xuyên quan sát quá trình hoàn thành công việc của nhân viên để có những nhận xét, đánh giá năng lực nhân viên, đồng thời kịp thời xử lý những sự cố bất ngờ xảy ra.

Kiểm tra công việc đột xuất của nhân viên giúp người lãnh đạo biết được tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên đó như thế nào, cũng biết được quá trình công việc đang tiến triển đến đâu. Đối với nhân viên, khi biết lãnh đạo đang quan sát mình, sẽ cố gắng nỗ lực thể hiện bản thân hơn nữa để được đánh giá cao, và tinh thần làm việc của lên cao hơn.

Nếu sau khi bàn giao công việc, người lãnh đạo lại bỏ bê không quan tâm thì sẽ không biết được nhân viên có đang làm tốt công việc họ được giao hay không, không đánh giá được năng lực làm việc của nhân viên đó. Và nếu có sự cố bất ngời xảy ra trong công việc sẽ không kịp thời nắm bắt thông tin để giải quyết. Vì vậy, người lãnh đạo cần thường xuyên quan sát, kiểm tra công việc đột xuất, đánh giá quá trình làm việc của nhân viên.

4, Lắng nghe, làm bạn với nhân viên. Cùng nhân viên tìm ra những ý tưởng mới và tạo điều kiện để nhân viên thực hiện những ý tưởng sáng tạo đó

Lắng nghe là một trong những thói quen mà một người lãnh đạo giỏi luôn luôn cần có. Việc lắng nghe, chia sẻ giúp người lãnh đạo và nhân viên có thể gần gũi, hiểu nhau hơn, chia sẻ và giúp đỡ nhau tốt hơn trong công việc.

Qua những buổi trò chuyện, chia sẻ với nhau, họ có thể cùng tìm ra những ý tưởng mới để giúp công việc tốt hơn. Đây là kết quả của việc làm việc tập thể. Và sau đó, người lãnh đạo nên tạo điều kiện để nhân viên của mình thử sức với những ý tưởng đó bằng việc hỗ trợ kinh phí, máy móc, cơ sở vật chất,… để nhân viên thực hiện hóa ý tưởng đó.

Hành động này vừa giúp người lãnh đạo đánh giá được năng lực của nhân viên, vừa tạo cơ hội cho nhân viên được thể hiện, đồng thời khiến họ cảm thấy năng lực công việc của mình có ích cho hoạt động của công ty và mọi người coi trọng mình. Giúp họ tự tin hơn trong việc nghĩ ra những ý tưởng mới và có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc.

5, Khen thưởng, trách phạt rõ ràng

Nếu nhân viên hoàn thành công việc tốt, mang lại nhiều lợi ích cho công ty thì người lãnh đạo cần xem xét khen thưởng, động viên đúng thời điểm để nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và những gì mình cống hiến là có ích.

Nếu nhân viên làm sai, vi phạm hoặc không hoàn thành công việc, cần có những hình thức trách phạt để nhân viên ý thức được trách nhiệm của mình đối với công việc, với đồng nghiệp và toàn công ty.

Trên  đây là một số phương pháp giúp quản lý công việc nhân viên hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm ra cho mình cách quản lý công việc nhân viên tốt nhất.

Trả lời