Xác lập chiến lược kinh doanh doanh nghiệp là những mưu kế, sách lược nhằm vào vấn đề tổng thể, lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp. Quy hoạch chiến lược kinh doanh doanh nghiệp theo về thể thức có thể phân thành ba loại hình thái đó là: mở rộng, phát triển bền vững và thu hẹp. Nội dung cụ thể của ba loại hình thái chiến lược này như sau:
Quy hoạch chiến lược mở rộng
Chiến lược mở rộng là chỉ hình thái chiến lược áp dụng thái độ tiến công tích cực, chủ yếu thích hợp với các doanh nghiệp đi đầu trong ngành nghề, doanh nghiệp có sức mạnh phát triển về sau và các doanh nghiệp lựa chọn trong các ngành nghề mới nổi. Hình thức chiến lược cụ thể bao gồm: chiến lược thẩm thấu thị trường, chiến lược kinh doanh đa dạng hoá và chiến lược liên doanh.
(1), Quy hoạch chiến lược thẩm thấu thị trường
Chiến lược thẩm thấu thị trường là chỉ những chiến lược mở rộng thực hiện việc từng bước mở rộng thị trường, chiến lược này có thể được triển khai thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng chức năng sản phẩm, cải tiến công dụng sản phẩm, mở rộng kênh bán hàng, khai thác thị trường mới giảm thiểu chi phí sản phẩm, tập trung ưu thế nguồn tài nguyên…của các sách lược đơn nhất hoặc tổ hợp sách lược.
Trọng tâm của chiến lược này được thể hiện ở hai phương diện đó là: tận dụng sản phẩm hiện có khai thác thị trường mới để tiến hành thẩm thấu và cung cấp sản phẩm mới cho thị trường hiện có để thực hiện thẩm thấu.
Chiến lược thẩm thấu thị trường là chiến lược cạnh tranh tương đối điển hình, chủ yếu bao gồm: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung, đây là ba loại hình chiến lược có sức cạnh tranh mạnh mẽ nhất.
Chiến lược chi phí thấp là chiến lược thông qua việc tăng cường kiểm soát chi phí khiến chi phí kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức thấp nhất trong ngành nghề;
>> Chắc hẳn bạn chưa từng thấy chiêu Pr “tuyệt cú mèo” như thế này
Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng các đặc trưng khác với đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt như sản phẩm, thương hiệu, phương thức phục vụ và chiến lược phát triển…;
Chiến lược tập trung là những chiến lược mà doanh nghiệp thông qua việc tập trung nguồn tài nguyên để hình thành nên ưu thế chuyên nghiệp hoá (phục vụ thị trường chuyên nghiệp hoặc đứng vững trên một khu vực thị trường nào đó).
Theo như trong sách giáo khoa thì chiến lược chi phi thấp, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung sẽ được gọi chung là “chiến lược kinh doanh”, “chiến lược nghiệp vụ” hoặc “chiến lược cạnh tranh trực tiếp”.
(2), Quy hoạch chiến lược kinh doanh đa dạng hoá
Chiến lược kinh doanh đa dạng hoá là chỉ những chiến lược mở rộng mà một doanh nghiệp cùng lúc kinh doanh hai hoặc từ hai ngành nghề trở nên, hay còn được gọi là “kinh doanh đa ngành”, chủ yếu bao gồm ba loại hình thức đó là chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, chiến lược đa dạng hoá trình độ và chiến lược đa dạng hoá tổng hợp.
Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm là chiến lược kinh doanh đa dạng hoá thông qua việc tận dụng công nghệ kỹ thuật và ưu thế tài nguyên hiện có đối mặt với thị trường mới, khách hàng mới để thực hiện công tác gia tăng nghiệp vụ mới;
Chiến lược đa dạng hoá trình độ là những chiến lược kinh doanh đa dạng hoá áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để thực hiện công tác gia tăng nghiệp vụ mới trên cơ sở thị trường và khách hàng hiện có;
Chiến lược đa dạng hoá tổng hợp là chiến lược kinh doanh đa dạng hoá trực tiếp tận dụng các công nghệ kỹ thuật mới để thực hiện công tác tiến thẳng vào thị trường mới.
Chiến lược kinh doanh đa dạng hoá là sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp lớn và vừa. Chiến lược này giúp tận dụng nguồn tài nguyên kinh doanh của doanh nghiệp một cách triệt để, nâng cao tần suất sử dụng đối với các loại tài sản nhàn rỗi, thông qua việc mở rộng phạm vi kinh doanh để xoa dịu áp lực cạnh tranh, giảm chi phí kinh doanh, phân tán rủi ro kinh doanh, tăng cường ưu thế cạnh tranh tổng hợp và gia tăng tiến trình tập đoàn hoá của doanh nghiệp.
Thế nhưng khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá cần phải xem xét kỹ các vấn đề như lựa chọn ngành nghề có liên quan, sức kiểm soát doanh nghiệp và rủi ro trong việc đầu tư đa ngành nghề.
(3), Quy hoạch chiến lược liên doanh
Chiến lược liên doanh là chiến lược mở rộng mà hai hoặc nhiều hơn hai thực thể kinh doanh độc lập trở lên kết hợp với nhau theo chiều ngang để hình thành nên một thực thể kinh doanh hoặc một tập đoàn doanh nghiệp. Đây là hình thức chiến lược tất yếu khi kinh tế xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định nào đó.
Việc thực hiện chiến lược này có lợi trong việc tổ hợp và phân bổ hợp lý một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, gia tăng quy mô vốn kinh doanh, thực hiện việc hỗ trợ lẫn nhau về ưu thế, tăng cường sức cạnh tranh tập trung, tăng nhanh tốc độ mở rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách quy mô hoá.
Với các nước phương Tây có nền công nghiệp phát triển thì chiến lược liên doanh này chủ yếu áp dụng hình thức nắm giữ cổ phần để thành lập tập đoàn doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của các tập đoàn đó là: do công ty Holding (công ty mẹ) trên cơ sở sợi dây nguồn vốn xây dựng mối quan hệ kiểm soát đối với các công ty con, giữa các thành viên tập đoàn sẽ áp dụng hai hình thức nắm giữ cổ phần đó là nắm giữ cổ phần của nhau và nắm giữ cổ phần đơn phương, hơn nữa còn chia thành hai phương thức nắm giữ đó là các tập đoàn nắm giữ cổ phần của nhau thông qua ngân hàng lớn và nắm giữ trực tiếp cổ phần của công ty con thông qua các doanh nghiệp sản xuất lớn.
Ngoài ra chiến lược liên doanh còn áp dụng các hình thức như thôn tính, sát nhập, nắm giữ cổ phần, tham gia cổ phần thông qua tổ liên doanh chiều ngang để xây dựng thể liên minh doanh nghiệp, chiến lược liên doanh này chủ yếu được chia thành bốn loại hình lớn đó là chiến lược nhất thể hoá, chiến lược tập đoàn doanh nghiệp, chiến lược sát nhập doanh nghiệp và chiến lược thôn tính doanh nghiệp.
Chiến lược sát nhập doanh nghiệp là chỉ việc tham gia vào doanh nghiệp thông qua quyền sở hữu, quyền kinh doanh và điều kiện chuyển nhượng có bồi thường để thực hiện việc thống nhất tài sản, mối quan hệ chung và hoạt động kinh doanh, cùng nhau xây dựng một hình thức liên doanh trên tư cách người đại diện pháp nhân mới.
Chiến lược thôn tính doanh nghiệp là hình thức liên doanh thông qua các hình thức như mua bán bằng tiền mặt hoặc điều chuyển cổ phiếu để có được tài sản hoặc quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác.
Đặc điểm của nó là: Doanh nghiệp bị thôn tính sẽ từ bỏ tư cách đại diện pháp nhân và chuyển nhượng quyền tài sản nhưng vẫn giữ lại tên gọi cũ của doanh nghiệp và trở thành doanh nghiệp thừa kế. Doanh nghiệp thôn tính nhận được quyền tài sản và sẽ gánh vác đầy đủ mọi trách nhiệm và nghĩa vụ về chủ nợ, công nợ của doanh nghiệp bị thôn tính.
Thông qua việc thôn tính sẽ giúp chỉnh hợp lại nguồn tài nguyên xã hội, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhưng lại rất dễ bị phân tán nguồn tài nguyên doanh nghiệp gây mất kiểm soát trong việc quản lý.
Quy hoạch chiến lược phát triển bền vững
Chiến lược phát triển bền vững là hình thái chiến lược áp dụng thái độ phát triển ổn định, thường thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa trở xuống hoặc những doanh nghiệp lớn mà việc kinh doanh không khởi sắc. Có thể chia thành hai loại hình thức chiến lược đó là:
Chiến lược không tăng trưởng (trình độ không đổi trong việc duy trì sản lượng, thương hiệu, hình tượng và địa vị…) và chiến lược tăng trưởng nhẹ (trình độ cạnh tranh có chút tăng trưởng nhẹ trên cơ sở nền tảng vốn có). Chiến lược này nhấn mạnh việc lưu trữ thế mạnh, kiểm sát rủi ro kinh doanh một cách có hiệu quả nhưng lại có tốc độ phát triển chậm chạp, sức cạnh tranh yếu kém.
Quy hoạch chiến lược thu hẹp
Chiến lược thu hẹp là hình thái chiến lược áp dụng thái độ kinh doanh bảo thủ, chủ yếu thích hợp với các doanh nghiệp đang phải đối mặt với các nguy cơ như thị trường yếu kém, lạm phát, sản phẩm bước vào thời kỳ suy thoái, quản lý mất kiểm soát, kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn, thiếu tài nguyên, định hướng phát triển mơ hồ không rõ ràng… Có thể chia nhỏ thành ba loại hình thức chiến lược đó là chiến lược di dời, chiến lược rút lui và chiến lược thanh lý.
Chiến lược di dời là chiến lược thông qua việc thay đổi kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh sắp xếp kinh doanh, thay đổi khu vực thị trường (chủ yếu từ thị trường lớn di dời sang thị trường nhỏ) hoặc lĩnh vực ngành nghề (di dời từ lĩnh vực ngành nghề có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao sang các lĩnh vực ngành nghề có hàm lượng công nghệ kỹ thuật thấp);
Chiến lược rút lui là chiến lược thông qua việc cắt giảm thu chi, cắt giảm sản lượng, rút lui hoặc từ bỏ một số khu vực hoặc kênh thị trường;
Chiến lược thanh lý là chiến lược thông qua việc giao bán hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản doanh nghiệp để trả nợ hoặc dừng các hoạt động kinh doanh. Ưu điểm của chiến lược thu hẹp đó là thông qua việc điều chỉnh nguồn tài nguyên có hiệu quả, tối ưu hoá kết cấu sản nghiệp để bảo tồn sức sống, giảm thiểu nguy cơ lỗ vốn và kéo dài tuổi thọ doanh nghiệp.
Đồng thời còn có thể thông qua ưu thế tập trung nguồn tài nguyên tăng cường cải cách nội bộ hòng giành lấy sự phát triển mới. Nhược điểm của chiến lược này đó là dễ hoang phí một phần nguồn tài nguyên có hiệu quả của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới danh tiếng của doanh nghiệp khiến nhân viên tinh thần sa sút gây ra hiện tượng thất thoát nhân tài, uy hiếp tới sự sinh tồn của doanh nghiệp.
Điều chỉnh đường lối kinh doanh, thúc đẩy quản lý hệ thống, tinh giảm cơ cấu tổ chức, tối ưu hoá kết cấu sản nghiệp, phục hồi nguồn vốn ứ đọng, giảm thiểu việc thu chi không cần thiết là những trọng điểm mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt được trong chiến lược này.